Chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 35 - 38)

c. Các hoạt động khá

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CH

2.1.2.3. Chức năng các phòng ban

Giám đốc:

 Là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

 Tiếp nhận và hướng dẫn cán bộ, nhân viên của Ngân hàng về những nhiệm vụ của cấp trên bàn giao.

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình.

 Có quyền quyết định sắp xếp, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật CBNV của Ngân hàng.

Phó Giám đốc: có 2 phó Giám đốc, 1 phụ trách Khối Tín dụng, 1 phụ trách

Khối dịch vụ KH+Khối Đơn vị trực thuộc. Hai phó Giám đốc cùng hỗ trợ Giám đốc điều hành hoạt động Ngân hàng.

A. Khối Tín dụng: (gồm 1 Phịng Tín dụng).

 Tiếp cận và tư vấn cho các đối tượng KH gồm: DN, các tổ chức kinh tế, tư nhân cá thể, hộ kinh tế gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã… có nhu cầu vay vốn, bảo lãnh và sử dụng các dịch vụ khác tại chi nhánh.

 Trực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tín dụng và xét duyệt dự án vay vốn, phương án SXKD, xác định giá trị tài sản, bảo đảm nợ vay thuộc phạm vi quản lý của Phịng để trích duyệt cấp tín dụng.

 Cho vay, bảo lãnh và cung cấp các dịch vụ theo các hợp đồng được ký kết.

 Thu nợ vay đúng cam kết trên các hợp đồng tín dụng, lập kế hoạch và tiến hành xử lý nợ xấu theo đúng quy định.

 Quản lý, kiểm tra, giám sát các khoản cấp tín dụng bảo lãnh, các sản phẩm dịch vụ và tài sản của KH có quan hệ tín dụng, bảo lãnh với chi nhánh.

 Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho các phịng, tổ liên quan theo yêu cầu cần thiết và hợp lý, tham gia xây dựng chính sách tín dụng tại chi nhánh.

 Thực hiện việc kiểm tra sử dụng vốn vay. Kiểm tra tài sản bảo đảm nợ vay.

 Tiến hành kiểm tra, nghiên cứu, đề xuất hạn mức tín dụng cho từng KH một cách khoa học kịp thời.

 Quan tâm đúng mức đến cơng tác phân tích nợ xấu, nợ tồn đọng, từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm thu nợ đạt kết quả cao nhất.

 Kết hợp cùng phòng Kế hoạch – Nguồn vốn, Dịch vụ KH đề xuất Ban Giám Đốc về lãi suất tiền vay, tiền gửi, mức phí bảo lãnh áp dụng tại chi nhánh đối với KH.

B. Khối Dịch vụ KH: (gồm Phòng Dịch vụ KH và Tổ Tiền tệ - Kho quỹ).

Phòng Dịch vụ KH.

 Thực hiện giao dịch một cửa đối với KH gồm KH DN, các tổ chức khác và KH cá nhân về giải ngân vốn vay, mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi và rút nội tệ, ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, thu phí thanh tốn, phí dịch vụ và trả lữi tiền gửi, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với KH.

 Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch liên quan đến cas nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán từ tài khoản tiền gửi, tiền vay, nghiệp vụ huy động vốn.

 Báo cáo tình hình, kết quả và phân tích đúng đắn những dịch vụ thanh toán của chi nhánh, rút kinh nghiệm và có những đề xuát kịp thời trình Ban Giám Đốc để chỉ đạo.

 Đảm bảo tuyệt đối bí mật về số dư tiền gửi và các thơng tin của KH.  Tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thanh toán, dịch vụ đồng thời tiếp nhận các thông tin phản hồi từ KH để từng bước thực hiện tốt hơn nhu cầu đa dạng của KH.

Phòng Tiền tệ - Kho quỹ.

 Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ - kho quỹ: thu - chi tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ; thu - chi tiền VNĐ, ngoại tệ đối với các DN; thu đổi ngoại tệ đối với KH.

 Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ phục vụ KH: bảo quản GTCG, TSTC và tài sản quý của KH gửi.

 Hướng dẫn KH về thủ tục giấy tờ và sắp xếp tiền khi giao dịch với ngân hàng. Lắng nghe và tiếp thu nghiên cứu ý kiến của KH để từng bước phục vụ KH tốt hơn.

 Kiểm tra, bàn giao, xử lý thừa thiếu tiền mặt, tài sản quý, GTCG trong kho đúng quy định.

C. Khối Hỗ trợ kinh doanh.

Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn: (gồm Tổ Thẩm định - Quản lý Tín dụng).

 Thu thập thơng tin, phân tích dữ liệu, xậy dựng chiến lược, kế hoạch và các chính sách có liên quan đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của chi nhánh.

 Quản lý, điều hành nguồn vốn: tổ chức khảo sát, thu thập thông tin về lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ… từ đó xây dựng chính sách lãi suất; xác định lãi suất đầu vào, đầu ra bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và khả năng thanh tốn an tồn.

 Quản lý kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ với KH bằng các phương thức như giao ngay, quyền chọn, kỳ hạn, hoán đổi theo đúng quy định đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

 Nghiên cứu phát triển mạng lưới và sản phẩm mới phù hợp yêu cầu của KH, tính hiệu quả cao, đưa sản phẩm BIDV đến với KH vùng sâu, vùng xa.

 Quản lý các hệ số an toàn, rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

D. Khối Quản lý Nội bộ: (gồm Phịng Tổ chức hành chính, Phịng Tài chính -

Kế tốn và Tổ Kiểm tra - Kiểm toán Nội bộ).  Phịng Tổ chức hành chính.

 Nghiên cứu, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng mơ hình tổ chức bộ máy cán bộ của chi nhánh: tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí cán bộ, điều động cán bộ.

 Nghiên cứu, áp dụng, thực hiện các chế độ tiền lương đối với CBNV, quản lý kiểm sốt cơng tác chi tiêu quỹ lương đúng quy định. Đồng thời thực hiện các chủ trương chế độ công tác tổ chức cán bộ lãnh đạo và công tác thi đua khen thưởng trong cơ quan.

 Quản lý toàn bộ tài sản, bất động sản, trang thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ làm việc và các tài sản khác thuộc sở hữu cơ quan.

 Tổng hợp và đề xuất với Ban Giám Đốc về nhu cầu mua sắm TSCĐ, công cụ lao động, sửa chữa tài sản hiện có bị hư hỏng…

 Giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và đặc biệt là việc tuân thủ chế độ kế toán của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra cơng tác kế tốn, chế độ báo cáo kế tốn của các phịng ban.

 Lập và phân tích các BCTC, kế tốn, lập kế hoạch về tài chính, mua sắm TSCĐ, cơng cụ lao động của chi nhánh. Đồng thời chịu trách nhiệm về tính kịp thời, chính xác đầy đủ của các báo cáo kế tốn.

 Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Chi nhánh. Thực hiện quyết tốn năm tài chính chính xác theo quy định.

 Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ theo đúng quy định.

 Cơng tác điện tốn như: quản lý, điều hành hệ thống máy tính, kiểm tra giám sát quy trình cơng nghệ thơng tin, đào tạo, hướng dẫn chương trình máy tính, cập nhật kiến thức mới.

Tổ Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ.

 Xây dựng kế hoạch cơng tác Kiểm tra-Kiểm tốn tại chi nhánh theo hàng quý, năm. Phối hợp thực hiện các cuộc thanh tra, Kiểm tra-Kiểm tốn, đánh giá của đồn thanh tra NHNN, Thanh tra Nhà nước… đối với Ngân hàng theo quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)