Cơ cấu tín dụng theo loại hình DN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 43)

c. Các hoạt động khá

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT

2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng theo loại hình DN

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo loại hình DN tại BIDV Phú Tài 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền % Số tiền % DNNN 305.767 277.759 209.930 (28.008) (9,16) (67.829) (24,42) DN cổ phần và tư nhân 676.216 889.377 1.097.001 213.161 31,52 207.624 23,34 DN nước ngoài 27.049 43.785 12.627 16.736 61,87 (31.158) (71,16) Cá nhân 154.060 213.450 254.125 59.390 38,55 40.675 19,06 Khác 12.935 56.099 4.735 43.164 333,7 (51.364) (91,56) TỔNG 1.578.418 1.368.272 1.578.418 192.245 16,35 210.146 15,36

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo loại hình DN tại BIDV Phú Tài 2011-2013

Qua bảng 2.3 nhận thấy rằng DN cổ phần và tư nhân chiếm phần lớn trong cơ cấu tín dụng theo loại hình DN. Cụ thể, năm 2011 cho vay DN cổ phần và tư nhân đạt 676.216 triệu đồng, đến năm 2012 tăng thêm 213.161 triệu đồng (hay tăng 31,52%), đạt 889.377 triệu đồng; năm 2013 đạt 1.097.001 triệu đồng, tăng 207.624 triệu đồng. DNNN chiếm tỷ trọng thứ 2 trên tổng số cho vay, nhưng lại giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 đạt 277.759 triệu đồng, giảm 28.008 triệu đồng hay giảm 2,19% so với năm 2011 là 305.767 triệu đồng; năm 2013 đạt 209.930 triệu đồng, giảm 67.829 triệu đồng hay giảm 24,42% so với năm 2012. Cho vay cá nhân đạt tỷ trọng thấp hơn cho vay DNNN vào năm 2011 nhưng lại tăng dần qua các năm. Năm 2012 đạt 213.450 triệu đồng, tăng 59.390 triệu đồng, hay tăng 38,55% so với năm 2011 là 154.060 triệu đồng; năm 2013 đạt 254.125 triệu đồng, tăng 40.675 triệu đồng hay tăng 19,06%. Cho vay DN nước ngoài tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2012 đạt 43.785 triệu đồng, tăng 16.736 triệu đồng hay tăng 61,87% so với năm 2011; năm 2013 đạt 12.627 triệu đồng, giảm 31.158 triệu đồng hay giảm 71,16% so với năm 2012. Cho vay khác cũng tăng giảm không đều, năm 2012 đạt 56.099 triệu đồng, tăng 43.164 triệu đồng so với năm 2011 đạt 12.935 triệu đồng; năm 2013 đạt 4.735 triệu đồng, giảm 51.364 triệu đồng so với năm 2012.

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 1600000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 305767 277759 209930 676216 889377 1097001 27049 43785 12627 154060 213450 254125 12935 56099 4735 Khác Cá nhân DN nƣớc ngoài DN cổ phần và tƣ nhân Triệu đồng

2.2.2. Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng.

Bảng 2.4: Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng tại BIDV Phú Tài 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng, Vòng/năm ĐVT: Triệu đồng, Vòng/năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nguồn vốn 573.045 791.455 1.072.658

Doanh số cho vay 1.176.027 1.368.272 1.578.418

Vịng quay vốn tín dụng 2,05 1,72 1,43

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013)

Theo số liệu bảng trên cho thấy tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, tỉnh Bình Định trong ba năm gần đây đều tăng với mức tăng trưởng cao. Cụ thể, năm 2012 tổng nguồn vốn của chi nhánh là 791.455 triệu đồng, tăng 218.410 triệu đồng so với năm 2011 là 573.045 triệu đồng; năm 2013 là 1.072.658 triệu đồng, tăng 281.203 triệu đồng so với năm 2012. Doanh số cho vay của chi nhánh năm 2012 đạt 1.368.272 triệu đồng, tăng 192.245 triệu đồng so với năm 2011 đạt 1.176.027 triệu đồng; năm 2013 đạt 1.578.418 triệu đồng, tăng 210.146 triệu đồng so với năm 2012.

Qua bảng số liệu này cho chúng ta biết được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngày càng cao. Đây cũng là kết quả hoạt động tích cực của CBNV cộng với những chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài đã được kết quả đáng khích lệ, góp phần vào phát triển kinh tế đang còn non trẻ của tỉnh nhà.

Mặt khác vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh Phú Tài ngày càng giảm, điều này thể hiện công tác tổ chức điều hành vốn của Chi nhánh là rất tốt. Cho vay đúng đối tượng, KH sử dụng vốn vay đúng mục đích…Năm 2011 là 2,05 vịng/năm, năm 2012 là 1,72 vòng/năm và năm 2013 là 1,43 vòng/năm.

2.2.3. Dƣ nợ cho vay tại BIDV Phú Tài, tỉnh Bình Định.

Bên cạnh cơng tác huy động vốn thì việc cho vay làm sao cho có hiệu quả là vấn đề mang tính sống cịn của Ngân hàng. Chi nhánh Phú Tài đã mở rộng đầu tư tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế, áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú nhằm khai thác triệt để nhu cầu của KH thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân hàng luôn chú trọng tới việc sử dụng vốn sao cho có lợi cho cả Ngân hàng lẫn KH. Ngân hàng ln đặt vị trí sử dụng vốn làm vị trí hàng đầu trong hoạt động

kinh doanh của mình. Sử dụng vốn là khâu mấu chốt cuối cùng và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của Ngân hàng.

Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay của BIDV Phú Tài 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 378.839 46% 597.655 62.6% 900.056 79.8% Trung, dài hạn 444.725 54% 357.066 37.4% 227.834 20.2% Tổng dư nợ 823.564 100% 954.721 100% 1.127.890 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013)

Qua bảng tình hình dư nợ cho vay NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài có thể nhận thấy rằng tổng dư nợ qua các năm 2011-2013 ngày càng tăng. Tổng dư nợ cho vay năm 2012 đạt 954.721 triệu đồng, tăng 131.157 triệu đồng so với năm 2011 là 823.564 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 597.655 triệu đồng (chiếm 62,6% trong tổng dư nợ), tăng 218.816 triệu đồng so với năm 2011 là 378.839 triệu đồng (chiếm 46% trong tổng dư nợ); bên cạnh cho vay ngắn hạn là trung và dài hạn, tuy tỷ trọng giảm dần qua 3 năm nhưng cũng góp phần nào đóng góp vào sự gia tang của tổng dư nợ. Năm 2012 dư nợ trung và dài hạn đạt 357.066 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 37,4% trong tổng dư nợ), giảm 87.659 triệu đồng so với năm 2011 đạt 444.725 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 54% trong tổng dư nợ). Tổng dư nợ cho vay năm 2013 đạt 1.127.890 triệu đồng, tăng 173.169 triệu đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn năm đạt 900.056 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 79,8% trong tổng dư nợ), tăng 302.401 triệu đồng so với năm 2012 là 5979.655 triệu đồng; dư nợ trung và dài hạn đạt 227.834 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 20,2% trong tổng dư nợ), giảm 129.232 triệu đồng so với năm 2012 là 357.066 triệu đồng.

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng tăng trong 3 năm chứng tỏ với sự phát triển của thành phố Quy Nhơn thì nhu cầu vay vốn của KH cũng tăng lên. Ta có thể nhận thấy rằng, trong các năm qua, chi nhánh đã từng bước đi lên và khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế của tỉnh. Hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng, đi sâu vào chất lượng, gắn công tác thi đua với nhiệm vụ kinh doanh. Ngân hàng đã từng bước khai thác và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn cho

vay tín chấp, cầm cố, bảo lãnh, thế chấp…phù hợp với từng đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế.

2.2.4. Quan hệ dƣ nợ cho vay và nguồn vốn huy động.

Ngân hàng là một loại hình DN kinh doanh hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. Cũng giống như các DN khác, Ngân hàng cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó Ngân hàng phải tính tốn sao cho tổng nguồn vốn huy động phải sử dụng hết. Trên thực tế có những ngân hàng khơng sử dụng hết nguồn vốn huy động để gây ra tình trạng ứ đọng vốn, có những ngân hàng lại khơng đủ nguồn huy động để cho vay tức dư nợ cho vay lớn hơn nguồn vốn huy động khiến ngân hàng phải vay NHNN.

Bảng 2.6: Quan hệ dƣ nợ cho vay và nguồn vốn huy động tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2011-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Huy động vốn 573.045 791.455 1.072.658

Dư nợ cho vay 823.564 954.721 1.127.890

Thiếu vốn 250.519 163.266 55.232

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013)

Theo số liệu bảng trên cho ta thấy chỉ tiêu huy động vốn và chỉ tiêu dư nợ của các năm tăng so với năm trước và tốc độ tương đối nhanh. Cụ thể, năm 2011 Chi nhánh huy động được 573.045 triệu đồng nhưng dư nợ lại lên tới 823.564 triệu đồng dẫn đến ngân hàng phải đi vay 250.519 triệu đồng; số tiền vốn huy động được năm 2012 là 791.455 triệu đồng, dư nợ cho vay đạt 954.721 triệu đồng, ngân hàng phải đi vay thêm 163.266 triệu đồng; năm 2013 huy động được 1.072.658 triệu đồng, dư nợ cho vay đạt 1.127.890 triệu đồng, ngân hàng đi vay thêm 55.232 triệu đồng. Vốn huy động và dư nợ cho vay ngày càng tăng, điều này cũng dễ hiểu vì thành phố Quy Nhơn đang trên đà phát triển, nhu cầu sử dụng tiền rất lớn. Các tổ chức kinh tế, người dân đang rất cần có vốn để đầu tư hoạt động mà số tiền dư thừa để gửi tiết kiệm thì khơng có nhiều. Do vậy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài thường xuyên phải vay vốn của Ngân hàng cấp trên.

2.2.5. Quy định phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro.

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): gồm các khoản nợ trong hạn được Ngân hàng đánh giá có khả năng thu đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn đến 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn cơ cấu lại.

- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 2 do có khoản nợ khác có mức độ rủi ro cao hơn hoặc khoản nợ này bị suy giảm khả năng trả nợ.  Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày.

- Các khoản nợ gia hạn thời gian trả nợ lần đầu.

- Các khoản nợ cho vay bắt buộc quá hạn dưới 30 ngày.

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2, hoặc cơ cấu lại khoản nợ lần thứ nhất bị quá hạn.

- Các khoản nợ cho vay bắt buộc quá hạn từ 31 - 90 ngày. Các khoản nợ phân loại vào nhóm 4 do có khoản nợ khác có mức độ rủi ro cao hơn hoặc khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ 3 lần hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 bị quá hạn, hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày.

- Các khoản nợ cho vay bắt buộc quá hạn trên 90 ngày, các khoản nợ chờ xử lý.

- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 5 do có khoản nợ khác có mức độ rủi ro cao hơn hoặc khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ.

Trường hợp KH có 2 khoản nợ trở lên trong hệ thống BIDV có bất kì khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro thì Ngân hàng phải phân loại các khoản nợ còn lại của KH đó vào nhóm nợ rủi ro cao nhất của KH đó.

Các khoản nợ (gồm nợ trong hạn, nợ cơ cấu lại thơi hạn trả nợ theo thời hạn đã được cơ cấu lại, nợ quá hạn, các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh tốn) nếu có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của KH bị suy giảm thì Ngân

hàng phải phân tích một cách chính xác, trung thực, minh bạch để phân loại nợ vào các nhóm phù hợp với mức độ rủi ro cụ thể như sau:

- Nhóm 2 các khoản tổn thất tối đa 5% giá trị nợ gốc.

- Nhóm 3 các khoản tổn thất tối đa 5% - 20% giá trị nợ gốc.

- Nhóm 4 các khoản tổn thất tối đa trên 20% - 50% giá trị nợ gốc.

- Nhóm 5 các khoản tổn thất tối đa trên 50% giá trị nợ gốc.

Trường hợp sau khi đánh giá mức độ suy giảm để phân loại nợ vay vào các nhóm theo quy định và khoản nợ đó đã phân loại theo định lượng thời gian vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì phải phân khoản nợ đó vào nhóm nợ có rủi ro cao nhất Quyết định quy định tỷ lệ trích lập dự phịng và tính tốn trích lập dự phịng như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 0%. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 5%. - Nhóm 3 (Nợ dưới chuẩn) 20%. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 50%. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 100%.

Bảng 2.7: Tình hình phân loại nợ tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Nhóm 1 283.572 94,52% 309.950 98,39% 340.721 98,75% Nhóm 2 0 - 460 0,15% 79 0,05% Nhóm 3 420 0,14% 1.000 0,32% 3.000 0,86% Nhóm 4 8 0,01% 90 0,03% 0 - Nhóm 5 16.000 5,33% 3.500 1,11% 1.200 0,34% TỔNG 300.000 100% 315.000 100% 345.000 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013)

Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy tình hình phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài rất tốt. Các nhóm nợ được đánh giá cụ thể qua các năm. Phần lớn dư nợ cho vay của chi nhánh đều nằm ở nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn). Cụ thể năm 2011 là 283.572 triệu đồng, chiếm tỷ

trọng 94,52%. Năm 2012 đạt 309.950 triệu đồng tăng tỷ trọng lên 98,39%. Nợ đủ tiêu chuẩn vẫn tiếp tục tăng đến năm 2013 với tỷ trọng 98,75% đạt 340.721 triệu đồng.

2.2.6. Tình hình nợ xấu tại BIDV Phú Tài.

Nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng, một ngân hàng hoạt động tốt thường chỉ tiêu nợ xấu trên tổng nợ cực thấp và ngược lại ngân hàng nào có nợ xấu lớn thì cũng khơng được coi là ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt.

Trong hệ thống ngân hàng, nợ xấu được coi là chỉ tiêu thi đua, nếu chi nhánh nào để nợ xấu lớn thì sẽ bị cắt chỉ tiêu thi đua, các khoản thưởng cho CBNV cũng bị cắt theo, đồng thời cũng bị khiển trách, phê bình nặng.

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu tại BIDV Phú Tài giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Số tiền Nợ dưới chuẩn 420 2,55% 1.000 21,79% 3.000 71,43% 580 2.000 Nợ nghi ngờ 8 0,05% 90 1,96% 0 0 82 (90) Nợ có khả năng mất vốn 16.000 97,4% 3.500 76,25% 1.200 28,57% (12.500) (2.300) TỔNG 16.428 100% 4.590 100% 4.200 100% (11.838) (390)

Qua bảng trên nhận thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài ngày càng giảm. Năm 2011, tỷ trọng nợ xấu là 5,48% tổng dư nợ cho vay, năm 2012 giảm xuống còn 1,46% và đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống cịn 1,22%. Trong đó, nhóm nợ có khả năng mất vốn giảm đáng kể từ 16.000 triệu đồng năm 2011 xuống còn 3.500 triệu đồng năm 2012, giảm được 12.500 triệu đồng và đến cuối năm 2013 chỉ còn 1.200 triệu đồng, giảm 2.300 triệu đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 28,57% trong tổng dư nợ cho vay. Tình hình nợ xấu gần đây có xu hướng giảm thể hiện chất lượng tín dụng Chi nhánh Phú Tài khá tốt. Để đạt được thành tích này là nhờ một phần vào người dân địa phương chăm chỉ làm ăn, kinh doanh, nhiều ngành như đánh cá, du lịch, cảng biển…ở nơi đây đang trên đà phát triển mạnh nên có thể trả được nợ, một phần nữa là nhờ vào tinh thần làm việc cẩn thận, tỉ mỉ của CBNV.

2.2.7. Những thành công và tồn tại hạn chế trong hoạt động tín dụng của BIDV Phú Tài, tỉnh Bình Định. BIDV Phú Tài, tỉnh Bình Định.

2.2.7.1. Thành cơng.

 Ngân hàng đã thực hiện đúng và đầy đủ các định hướng chung và quy định đối với hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng nhằm phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài, tỉnh bình định (Trang 43)