Tình hình nhân sự, đánh giá sự đáp ứng với tình hình hiện nay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạo bệnh viện đa khoa thị xã buôn hồ (Trang 40)

2.1 Giới thiệu tổng quan về bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ

2.1.3 Tình hình nhân sự, đánh giá sự đáp ứng với tình hình hiện nay

2.1.3.1 Tình hình nhân sự

Bệnh viện đa khoa thị xã Bn Hồ: Với quy mơ bệnh viên hạng III có 180 giường bệnh, gồm có 13 khoa, phịng.

Tại Bệnh viện có các loại lao động như sau:

-Lao động biên chế: là những người đã thi công chức (viên chức) hoặc xét tuyển không cần thi, vào cơ quan nhà nước (thời gian thử thách sau khi thi đỗ thường là 1 năm) và trở thành CBCNV thuộc biên chế của cơ quan đó, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và các chế độ đãi ngộ như:

+Được tăng lương theo thâm niên công tác tùy theo bằng cấp và trình độ. +Được thi chuyển ngạch bậc lương.

+Được hưởng đầy đủ thu nhập tăng thêm.

+Được cử đi học, đi đào tạo bằng các nguồn kinh phí. +…..

- Lao động hợp đồng 68: là hợp đồng được ký kết theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2000. Loại hợp đồng này chỉ thực hiện với một số loại công việc nhất định trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp như: lại xe, bảo vệ, vệ sinh,…Những nhân viên theo hợp đồng này không được hưởng hệ số lương theo trình độ bằng cấp mà họ đào tạo. Hệ số lương ban đầu mà họ được hưởng là 1.50.

- Lao động hợp đồng Sở Y tế chờ xét tuyển: Là hợp đồng dài hạn được cơ quan ký theo sự đồng ý ký duyệt của Sở Y tế tỉnh Đak Lak. Hợp đồng này có hiệu lực đến khi Sở Y tế xét tuyển công chức, viên chức, và nếu đậu sẽ không phải mất 1 năm thử thách mà trở thành CBNV biên chế của đơn vị luôn. Họ được hưởng một số quyền lợi của CBNV biên chế trong Bệnh viện như: đóng BHXH, hưởng phúc lợi của đơn vị,.. nhưng không được nâng lương, cử đi học…

- Lao động theo hợp đồng bệnh viện: là loại hợp đồng ngắn hạn à hợp đồng dài hạn tùy theo công việc mà hợp đồng được giám đốc bệnh viện ký duyệt mà không cần sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh. Hiện nay, tại đơn vị có các loại hợp đồng 2 tháng, 6 tháng và 1 năm. Nhân viên hợp đồng chỉ hưởng hoàn toàn chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đó, các chế độ đãi ngộ khác cơ quan có thể cho nhưng khơng bắt buộc.

Hiện tại có 188 nhân viên trong đó: -Lao động biên chế: 128 nhân viên.

-Lao động theo hợp đồng 68: 10 nhân viên.

-Lao động theo hợp đồng Sở Y tế chờ xét tuyển: 27 nhân viên. -Lao động theo hợp đồng bệnh viện hợp đồng: 23 nhân viên. Trình độ chun mơn như sau:

Bảng 2.1. Trình độ chun mơn của nhân viên tại bệnh viện đa khoa thị xã Bn Hồ

Trình độ Số nhân viên Chi tiết Tỷ trọng

Sau đại học 15 CKII: 01, CKI: 14 8%

Đại học 32 BSĐK: 23, BSYHCT:03, CNĐD: 05, CNCĐHA: 01 17% Cao đẳng 23 CNĐD: 19, XQ: 03, Hộ sinh: 01 12.2% Trung cấp 85 ĐD: 45, YS YHCT: 07, KTV: 11, NHS: 09, DS: 10, YSĐK:03 45.2% Sơ cấp 06 ĐD: 05, dược tá: 01 3.2% Cán bộ khác 27 14.4% Tổng cộng 188 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 2.1.3.2 Thuận lợi

Với đội ngũ cán bộ y tế ngày càng nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân trên địa bàn.

2.1.3.3 Khó khăn

Tình hình nhân lực tại bệnh viện hiện có 138/180 giường đạt tỷ lệ 0.77 cán bộ/ 1 giường bệnh còn quá thấp so với Thông tư liên bộ số: 0/2007/TTLB-BYT-BNV ngày 05/06/2007 của liên bộ Về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ quan y tế nhà nước; với quy mô 250-300 giường cần bổ sung thêm 40-50 bác sỹ và trên 100 cán bộ y tế khác ( điều dưỡng, Nữ hộ sinh, dược sỹ, kỹ thuật viên (gây mê, xét nghiệm), v.v… đảm bảo tỷ lệ 1.25-1.4/1 giường bệnh và tỷ lệ cơ cấu bộ phận chuyên môn.

Tỷ lệ bác sỹ/ vạn dân: 3.5 BS/ vạn dân ( so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh là 4.3, cả nước trên 6 BS/ vạn dân).

2.1.4 Giới thiệu phịng kế tốn tài chính tại bệnh viện

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ phịng kế tốn tài chính

2.1.4.1 Nhân sự phịng kế tốn và chức năng

Phịng tài chính kế tốn trực thuộc Ban giám đốc. Hiện tại phịng có 9 người:

- Kế tốn trưởng: kiêm trưởng phịng tài chính; phụ trách chung có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi, lập dự toán và điều hành thu, chi các nguồn kinh phí.

- Kế tốn tổng hợp: có 1 người; chủ yếu tổng hợp chứng từ, lập báo cáo các tài khoản đưa cho kế toán trưởng xét dyệt và ký.

- Kế toán tiền lương: có 1 người; lập và thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN theo dõi tình hình biến động và quỹ tiền lương, theo dõi thanh toán qua ngân hàng.

- Kế tốn viện phí: có 5 người chịu trách nhiệm thu phí khám chữa bệnh của bệnh nhân.

- Thủ quỹ: có 1 người; quản lý tiền mặt và tiền ngân hàng của đơn vị.

Căn cứ vào công việc đã được phân cơng, mỗi cán bộ trong phịng kế tốn tái chính phải nắm vững chế độ, chính sách của Nhà nước để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Phịng kế tốn được trang bị cho mỗi người 1 máy tính và 1 máy in nhằm đảm bảo công việc được thực hiện nhanh và đúng tiến độ kỳ kế toán.

2.1.4.2 Nhiệm vụ chủ yếu của phịng

- Phịng kế tốn tài chính có nhiệm vụ tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí do NSNN cấp, các khoản thu sự nghiệp, quản lý tài sản,…, theo chế độ nhà nước quy

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán tiền lương Kế tốn viện phí

32

định để đảm bảo cho hoạt động của bệnh viện và phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, hoàn thành nhiệm vụ mà Sở Y tế giao cho.

- Nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là NSNN cấp ( dự toán được Sở Y tế duyệt) và thu viện phí, lệ phí nhà ở của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

- Chi chủ yếu của bệnh viện là phục vụ cho sự nghiệp Y Tế được Sở Y tế phê duyệt hằng năm.

- Bệnh viện thực hiện chế độ kế toán đơn vị HCSN theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của bộ tài chính và Thơng tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010, hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế tốn Hành chính sự nghiệp.

2.1.4.3 Hệ thống thơng tin kế tốn tại đơn vị

Do tính chất công việc cũng như đặc điểm hoạt động của bệnh viện mà hiện nay bệnh viện áp dụng hình thức kế tốn “Kế tốn trên máy vi tính”.

Hình thức kế tốn “kế tốn trên máy vi tính” cơng việc kế tốn được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế tốn trên máy tính. Phần mềm kế tốn không hiện thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế tốn, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế tốn và báo cáo tài chính theo quy định.

Phần mềm kế toán tại đơn vị được thiết kế theo hình thức kế tốn nào sẽ có loại sổ của hình thức đó nhưng khơng hồn tồn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức “Kế tốn trên máy vi tính”

PHẦN MỀ KẾ TỐN Máy vi tính Chứng từ kế tốn Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế tốn

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối

Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn máy vi tính:

- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

- Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối tháng (hoặc bất cứ vào thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực theo thơng tin được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối mỗi quý, mỗi năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

2.2 Thực trạng kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ khoa thị xã Bn Hồ

2.2.1 Tình hình quản lý tiền lương tại đơn vị

Nhiệm vụ chủ yếu của bệnh viện là khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân nên mặt bằng chung của nhân viên bệnh viện là lao động trí óc. Có trình độ chun mơn phù hợp với cơng việc của mình.

Nhân viên sẽ được các trưởng phòng, ban, khoa giám sát lịch làm việc, hiệu quả công việc và thái độ làm việc.

Nhân viên làm việc 8 giờ một ngày, một tuần làm việc 5 ngày. Như vậy số ngày làm việc trong một tháng của nhân viên là 22 ngày.

Đầu tháng khoảng từ mùng 5 đến mùng 8 phịng kế tốn sẽ chuyển bảng lương và các khoản phụ cấp trích theo lương cho kho bạc để kho bạc chuyển lương cho nhân viên

Cơ sở pháp lý của việc tính tiền lương: - Trình độ chun mơn nghiệp vụ. - Mặt bằng lương chung hiện tại.

- Q trình cơng tác của mỗi CBNV. - Cơng việc, trách nhiệm được phân cơng.

Trình độ lao động của bệnh viện ngày càng được nâng cao. Đơn vị sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất cho những cá nhân có nhu cầu muốn học lên. Trình độ lao động hiện nay tại đơn vị là:

- Sau đại học có 15 nhân viên. - Đại học có 42 nhân viên. - Cao đẳng có 33 nhân viên. - Trung cấp có 90 nhân viên. - Sơ cấp có 8 nhân viên. 2.2.2 Cách tính lương

2.2.2.1 Tổng lương và phụ cấp

Các khoản phụ cấp và chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được Nhà nước quy định rõ trong Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2014.

Tổng lương là tổng của 7 bộ phận cấu thành sau: -Lương chính.

-Phụ cấp lực lượng dân quân tự vệ (nếu có). -Phụ cấp chức vụ (nếu có).

-Phụ cấp cấp ủy (nếu có). -Phụ cấp khu vực.

-Phụ cấp vượt khung (nếu có). -Phụ cấp đặc thù ngành. Trong đó:

 Lương chính

Lương chính = lương cơ sở x hệ số lương

- Theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của chính phủ ngày 27 tháng 6 năm 2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ tranglà 1.150.000 đồng/ tháng, tăng 100.000 đồng/ tháng so với trước đó và được áp dụng từ này 01/07/2013.

- Hệ số lương: theo quy định của nhà nước và theo trình độ bằng cấp của nhân viên. Theo quy định của nhà nước ta có hệ số lương như sau:

Bảng 2.3 Hệ số lương của nhân viên

Trình độ Hệ số lương Hệ số tăng mỗi bậc Số năm tăng bậc

Đại học 2.34 0.33 3

Cao đẳng 2.1 0.31 2

Trung cấp 1.86 0.2 2

Nguồn: Phịng kế tốn

Việc nâng bậc lương thương xuyên đối với cán bộ công nhân viên chức được hướng dẫn rõ trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP và Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 07 năm 2013.

Ví dụ: Giám đốc Y Nhân Mlơ: trình độ đại học có hệ số lương hiện nay là 3.99. Vậy lương chính của ơng này là:

1.150.000 x 3.99 = 4.588.500 (đồng/tháng)

 Phụ cấp lực lượng dân quân tự vệ: tính theo quyết định số 949/QĐ-UBND tỉnh

Đak Lak có danh sách kèm theo.

Ví dụ: Theo như quyết định ông Y Nhân Mlô được hưởng một khoản phụ cấp lực lượng dân quân tự vệ là 276.000 (đồng/tháng).

 Phụ cấp chức vụ

Chức vụ = 1.150.000* hệ số chức vụ

Phụ cấp chức vụ là mức phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được hưởng theo chức danh của người lãnh đạo đó. Và hệ số chức vụ cho mỗi chức vụ của lãnh đạo bệnh viện như sau:

Bảng 2.4 Hệ số chức vụ Chức vụ Hệ số chức vụ Giám đốc 0.7 Phó giám đốc 0.5 Trưởng phịng, khoa 0.4 Phó phịng, khoa 0.3

Ví dụ: Giám đốc Y Nhân Mlơ, chức vụ là giám đốc nên có hệ số chức vụ là 0.7. Nên số tiền phụ cấp chức vụ mà ông nhận được là:

1.150.000 x 0.7 = 805.000 (đồng/tháng)

 Phụ cấp cấp ủy

Phụ cấp cấp ủy = 1.150.000* hệ số phụ cấp cấp ủy

Hệ số phụ cấp ủy được thực hiện theo quyết định số 169/ QĐ – TW ngày 24 tháng 06 năm 2008. Những người được hưởng phụ cấp cấp ủy là những đảng viên được bầu hoặc chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ, cấp ủy của các chi bộ từ Trung ương đến cấp cơ sở.

Ví dụ: Giám đốc Y Nhân Mlơ theo quy định được hưởng hệ số phụ cấp cấp ủy là 0.3. Nên số tiền phụ cấp cấp ủy mà ông nhận được là:

1.150.000 x 0.3 = 345.000 (đồng/tháng)

 Phụ cấp khu vực

Phụ cấp khu vực = 1.150.000* 0.2

Chế dộ phụ cấp khu vực được hướng dẫn rõ ràng tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005.

Theo quy định của nhà nước thị xã Buôn Hồ được hưởng hệ số phụ cấp khu vực là 0.2 đối với mọi công nhân viên chức làm việc cho nhà nước tại đây.

Ví dụ: Giám đốc Y Nhân Mlơ, được hưởng số tiền phụ cấp khu vực là: 1.150.000 x 0.2 = 230.000 (đồng/tháng)

 Phụ cấp vượt khung

Phụ cấp vượt khung = lương chính* % vượt khung

Phụ cấp vượt khung được áp dụng với những công nhân viên chức nhà nước đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh. Và được hướng dẫn cụ thể tại thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005.

Ví dụ: Bà Nơng Thị Thanh Mỹ có lương chính là 4.669.000, là một kỹ thuật viên tính đến nay đã công tác được 30 năm và có 12 bậc lương. Theo quy định bà có hệ số vượt khung được tính là 6%. Nên số tiền phụ cấp vượt khung mà bà nhân được là:

 Phụ cấp đặc thù ngành

Đặc thù = (lương chính + chức vụ + vượt khung nếu có )* tỷ lệ đặc thù

Ngành y tế còn được hưởng thêm 1 khoản phụ cấp đặc thù ngành, tùy thuộc vào công việc của mỗi nhân viên.

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập được quy định trong Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4 tháng 7 năm 2011 và Thông tư liên tịch hướng dẫn nghị định này số 01/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2012.

Ta có bảng phân chia tỷ lệ đặc thù như sau:

Bảng 2.5 Tỷ lệ đặc thù ngành

Tỷ lệ đặc thù Áp dụng với CNVC thường xuyên, trực tiếp làm việc sau 70% -Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân phong, lao.

-Giải phẫu bệnh lý

60% -Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm.

-Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm

50% Khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

40% Xét nghiệm;khám chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tạo bệnh viện đa khoa thị xã buôn hồ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)