Trình độ cán bộ thẩm định:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại nhtmcp công thương việt nam (Trang 94 - 121)

Đội ngũ cán bộ thẩm định của NHCTVN tuy được đào tạo khá bài bản về nghiệp vụ trong trường lớp, các khóa đào tạo thực tế tại chi nhánh và có sự nhiệt tình trong công tác nhưng chủ yếu là kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, không có chuyên môn về kỹ thuật nên còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực chuyên sâu về một ngành cụ thể như ngành điện đòi hỏi mức độ am hiểu kỹ thuật cao. Trong các trường hợp đó đa phần tại chi nhánh phải thuê thêm các chuyên gia, tư vấn tuy nhiên chi phí cho vấn đề này là rất lớn.

Mặt khác, như đã phân tích ở trên với việc làm kết hợp cả nghiệp vụ tín dụng lẫn nghiệp vụ thẩm định đã tạo ra cường độ làm việc căng thẳng, công việc thường xuyên chồng chéo và tình trạng làm thêm giờ là phổ biến nên chất lượng công tác cũng chưa cao.

Khả năng dự báo và nhạy bén của các cán bộ thẩm định với thị trường cũng vẫn còn những hạn chế nhất định bởi còn mang nhiều những yếu tố chủ quan và chủ yếu dựa vào những thông tin mà chủ đầu tư cung cấp. Chưa có sự cọ sát sâu sắc với thực tế để đánh giá về tình hình thị trường và đưa ra những dự báo mang tính chính xác cao.

Nguồn thông tin thu thập được cho hoạt động thẩm định chưa đầy đủ và vẫn còn thiếu chính xác. Các nguồn thông tin đa phần vẫn được lấy từ chính các doanh nghiệp cho vay vốn và không đảm bảo độ chính xác cao. Đặc biệt đối với Tập đoàn điện lực Việt Nam ngân hàng rất khó tiếp cận các thông tin tài chính để đánh giá các nguồn vốn thực tế tham gia vào dự án, khả năng cân đối nguồn trả nợ. Chính điều này đã hạn chế khả năng cung cấp thông tin cho Ngân hàng, hoặc cung cấp không đầy đủ, thiếu cập nhật và chuẩn xác. Hiện nay vẫn chưa có một chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi cung cấp không chính xác thông tin nên vấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho các cán bộ thẩm định. Trong khi đó các kênh thông tin khác như trung tâm thông tin CIC cũng chưa thực sự được quan tâm đúng mức khiến mức độ chính xác của các nguồn thông tin vẫn chỉ mang tính chất tương đối. Kênh thông tin từ sự liên kết các ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất cao nên họ chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp thông tin..

2.3.3. Nguyên nhân.

Từ thực tế có thể thấy những hạn chế đã nêu của công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại NHCTVN xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan.

- Hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác thẩm định còn nhiều bất cập

Nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới cho vay dự án tương đối ít và chưa hoàn chỉnh. Tính đến nay các văn bản đề cập tới vấn đề thẩm định dự án chỉ có:

Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án và báo cáo đầu tư.

Thông tư số 08/2003/ TT-BKH ngày 17/6/2003 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, sửa đổi bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án, báo cáo đầu tư và tổng mức đầu tư.

một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ.

Hệ thống các văn bản này còn thiếu tính đồng bộ và có nhiều sự chồng chéo. Mỗi bộ ban ngành lại có những quy định riêng trong việc lập và thẩm định dự án gây ra sự phức tạp khi tiến hành thẩm định và cập nhật những văn bản mới. Ngoài ra các quy trình thủ tục cũng còn khá nhiều rắc rối gây ra sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án. Một số ban ngành đã đưa ra được các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật, phân tích ngành khá chuẩn xác nhưng ngành điện vẫn chưa có. Do đó rất khó khăn cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác hiệu quả của dự án.

- Do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng

Hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhiều khi các ngân hàng trở nên “dễ dãi” hơn trong việc quyết định cho vay nhất là để có được một khách hàng được coi là đặc biệt, có vị thế và tiềm lực mạnh trong nền kinh tế như Tập đoàn điện lực và các doanh nghiệp thuộc ngành điện thì ngân hàng nào cũng sẵn sàng bỏ qua những rào cản về cơ chế hoặc nới lỏng một số điều kiện trong thẩm định để quyết định cho vay. Chính vì thế dẫn đến kết quả thẩm định dự án đầu tư chưa sâu, chưa chính xác.

- Do áp lực cho vay theo mệnh lệnh của Chính phủ.

Là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, NHCTVN có nghĩa vụ phải xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của Nhà nước giao. Trước khi dự án được thẩm định tại Ngân hàng thì thường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Hoạt động của NHCTVN bị chi phối bởi nhiều cơ quan Chính phủ, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước do đó tính độc lập của Ngân hàng bị hạn chế. Các quyết định cho vay của Ngân hàng bị chi phối nhiều theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Đặc biệt đối với ngành điện một trong những ngành được sự ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nên

Dự án thủy điện Sơn La với tổng mức đầu tư hơn 5000 tỷ đồng được Chính phủ chỉ định cho vay miễn thẩm định. Như vậy, đối với các dự án dược Chính phủ chỉ định cho vay thì hiệu quả về mặt kinh tế xã hội lại mang tính tính quyết định đối với tài trợ dự án.

- Do chính sách phát triển ngành điện của Chính phủ

Chính sách quản lý phát triển ngành điện vẫn còn nhiều bất cập, chưa ổn định và đảm bảo phát triển theo xu hướng hội nhập. Hiện nay, hoạt động của ngành điện Việt Nam vẫn nằm trong sự điều tiết của Nhà nước, Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngành điện. Và trong ngành điện, Tập đoàn điện lực Việt Nam là doanh nghiệp đặc biệt quan trọng của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong việc đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển KTXH của đất nước; theo đó, EVN được cơ cấu tập trung theo chiều dọc, chịu trách nhiệm phát triển, quản lý và vận hành các tài sản Quốc gia của ngành điện từ các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối. Với cơ cấu tổ chức và điều hành như trên và mặc dù đã có nhiều cải tiến, thị trường điện hiện tại thực chất là thị trường độc quyền một người bán với sự điều tiết đồng thời của nhiều cơ quan nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế: Hiệu quả sản xuất kinh doanh điện không cao, kém hấp dẫn đầu tư nước ngoài... Chính vì vậy trong công tác thẩm định dự án của ngành điện, Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do thời gian thu hồi vốn dài trong khi các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ và liên tục thay đổi.

- Trình độ lập và quản lý dự án của các chủ đầu tư nói chung còn kém

Các dự án đầu tư ngành điện đều được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền trước khi đề nghị vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên một số dự án còn sơ sài, cung cấp không đầy đủ thông tin khiến cho các cán bộ thẩm định mất nhiều thời gian để kiểm tra lại các nguồn thông tin và yêu cầu các chủ đầu tư cập nhật cũng như sửa đổi những thông tin sai sót do đó làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Một phần dẫn đến thực trạng đó là do các cán bộ ở nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm về lập dự án, các số liệu đưa ra thường mang tính chủ quan ít

án không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gây khó khăn trong quá trình thẩm định và không đảm bảo dự án sẽ hiệu quả trong tương lai.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

- Nhận thức về vai trò của thẩm định đối với các dự án điện chưa cao.

Lãnh đạo và các cán bộ thẩm định của NHCTVN chưa nhận thức đúng được vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành điện. Kết quả thẩm định còn đặt sau các điều kiện về tài sản đảm bảo, quan hệ hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp ngành điện đặc biệt là với Tập đoàn điện lực Việt Nam và các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

Hiện tại, hầu hết doanh nghiệp thuộc ngành điện có quan hệ tín dụng tại NHCTVN chủ yếu vay vốn dưới hình thức tín chấp. Ngoại trừ các dự án mang tầm vóc quốc gia được bảo lãnh của Chính phủ hoặc của Tập đoàn điện lực Việt Nam còn lại các dự án điện (nguồn, đường dây) thường được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và toàn bộ các quyền thụ hưởng của chủ đầu tư từ dự án (quyền khai thác tài nguyên ..). Hình thức thế chấp này bộc lộ nhiều bất cập do ngân hàng chưa thể đánh giá hết được hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, nhiều cán bộ thẩm định lại đặt bài toán giá trị tài sản đảm bảo lên trên bài toán hiệu quả tài chính của dự án.

- Tổ chức công tác thẩm định chưa hợp lý.

Do chưa có sự chuyên môn hóa, tách rời giữa chức năng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng với chức năng quản lý tín dụng nên chất lượng công tác thẩm định dự án không cao. Cán bộ thẩm định đồng thời làm nhiệm vụ theo dõi quản lý khoản vay nên thời gian bố trí cho thẩm định nhiều khi không hợp lý. Thêm vào đó yêu cầu về trình độ thẩm định và theo dõi quản lý khoản vay là khác nhau nên việc bố trí cán bộ tín dụng làm thẩm định đã làm giảm hiệu quả thẩm định. Các cán bộ thẩm định dự án thuộc ngành điện không chỉ là người có trình độ nghiệp vụ ngân hàng cao mà còn phải là người rất am hiểu về kỹ thuật của ngành điện, nhưng điều này lại rất thiếu ở NHCTVN.

- Quy trình và nội dung thẩm định dự án chưa cụ thể

Sổ tay tín dụng và các văn bản dướng dẫn của NHCTVN đa phần mới chỉ có những hướng dẫn chung đối với quá trình thẩm định dự án mà chưa đi sâu chi tiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao nhất. Thẩm định dự án đầu tư là một công việc phức tạp nên rất cần những hướng dẫn cụ thể để các cán bộ thẩm định căn cứ vào đó khi kinh nghiệm của họ còn chưa nhiều và qua đó cũng sẽ làm giảm bớt đi các yếu tố chủ quan trong quá trình thẩm định.

- Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đôi khi vẫn còn nhiều quyết định mang tính chủ quan để cho vay nhằm đạt mức dư nợ cao.

Trong quá trình thẩm định, đôi khi các cán bộ thẩm định còn đưa ra các quyết định mang tính chủ quan đặc biệt là khi thẩm định các khách hàng quen thuộc của NHCTVN như Tập đoàn điện lực VN. Những nguồn thông tin về khách hàng đôi lúc không được cập nhật thường xuyên, đánh giá tình hình tài chính cũng như thẩm định các dự án của các khách hàng đó cũng thường thông qua bộ số liệu sẵn có của chính khách hàng dẫn tới những sự sai lệch đáng kể trong quá trình thẩm định. Nếu để nhiều yếu tố chủ quan tác động thì các cán bộ thẩm định sẽ không thể đưa ra được các kết luận mang tính chính xác cao và đảm bảo hiệu quả của các khoản vay.

- Thiếu trang thiết bị và phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án

Các cơ sở vật chất để phục vụ quá trình thẩm định cũng còn nhiều hạn chế mặc dù đã trang bị rất nhiều máy tính nhưng vẫn chưa đảm bảo hoàn toàn mỗi người một máy vi tính và máy in. Những phần mềm chuyên dụng cho công tác thẩm định để sử dụng tại chi nhánh là chưa có. Các công cụ dự báo và phân tích cũng còn rất nhiều hạn chế. Chủ yếu sử dụng phần mềm thông dụng là Excel đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh.

Từ thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại NHCTVN có thể thấy mặc dù công tác thẩm định dự án trong thời gian qua đã phát huy vai trò và hiệu quả tốt trong hoạt động tín dụng nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, bất cập. Điều này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp, những điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu nói chung và dự án đầu tư ngành điện nó riêng tại NHCTVN.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHO VAY NGÀNH ĐIỆN TẠI NHTMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCTVN 3.1.1. Định hướng phát triển của NHTMCPCTVN đến 2020

Thực hiện nghị quyết đại hội IX về chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển đất nước đến năm 2010 và 2020, yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam theo chỉ thị 275/BCSĐ của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đề án cơ cấu lại NHCTVN giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là: “Xây dựng NHTMCPCTVN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong nước và chủ động hội nhập quốc tế”.

Với chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác sau cổ phần hóa, tăng vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế quy chế, từng bước hội nhập quốc tế để giá trị thương hiệu VietinBank được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế; nhằm thực hiện mục tiêu tầm nhìn đến năm 2015 là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã đề ra định hướng cụ thể về:

Chiến lược Tài sản và Vốn

Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20 - 22%;

Tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn;

Chiến lược Tín dụng và Đầu tư

Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường;

Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của VietinBank; Tăng cường rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%;

Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

Chiến lược dịch vụ

Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại nhtmcp công thương việt nam (Trang 94 - 121)