Nội dung thẩm định dự án ngành điện:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại nhtmcp công thương việt nam (Trang 91 - 94)

Tuy trong tờ trình thẩm định các nội dung thẩm định đã được đề cập đầy đủ nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định khi các cán bộ thẩm định tiến hành phân tích chi tiết từng nội dung cụ thể:

+ Khi thẩm định về kỹ thuật:

Nội dung thẩm định kỹ thuật còn phiến diện, không thực tế mà dựa hoàn toàn vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Bất kỳ một công trình nào của ngành điện cũng đòi hỏi về mặt kỹ thuật rất cao để vận hành an toàn và hiệu quả. Do đó khi thẩm định càng đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu về kỹ thuật. Nhưng thực tế cho thấy nội dung thẩm đinh kỹ thuật của hầu hết các dự án điện tại NHCTVN đều sơ sài, mang tính hình thức, không đưa ra được chính kiến của người thẩm định về phương diện kỹ thuật.

+ Khi thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư:

Các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vẫn chủ yếu dựa vào các thông tin do chủ dự án cung cấp mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các nguồn thông tin khác do đó dẫn đến tính không an toàn trong hoạt động cho vay bởi các chủ dự án thường có một xu hướng chung là đưa ra số tiền muốn vay thấp hơn so với thực tế để dễ dàng hơn trong quá trình vay vốn nhưng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường sau này.

Khi tiến hành phân tích cơ cấu vốn đầu tư, các cán bộ thẩm định thường chỉ quan tâm cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu chứ chưa tập trung nhiều cho thẩm định vốn lưu động ròng cần thiết cho dự án trong khi đây lại là một yếu tố quan trọng. Không phải tất cả các tài sản lưu động đều cần được tài trợ nguồn vốn. Đôi khi chỉ cần tài trợ vào các tài sản lưu động ròng. Thực tế cho thấy các cán bộ thẩm định thường chú ý tới thẩm định tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định hơn là đối với vốn lưu động ròng.

trong báo cáo thẩm định chưa phân tích rõ và xác định rõ tính khả thi của từng nguồn vốn mà chỉ đánh giá dựa vào các báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp và mức độ tín nhiệm trên thị trường. Do vậy nếu các nguồn tài trợ khác cho dự án không thực hiện hoặc thực hiện không đủ sẽ gây thiếu vốn và khả năng xảy ra rủi ro của dự án là không đủ vốn để triển khai hoạt động.

+ Khi thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án:

Một khía cạnh nữa cũng cần phải nhắc đến đó là việc xác định tỷ suất chiết khấu trong thẩm định dự án đầu tư của NHCTVN. Có thể nói việc tính tỷ suất chiết khấu luôn là vấn đề khó khăn nhất trong thẩm định tài chính dự án. Như đã trình bày trong chương 1 tỷ suất chiết khấu thể hiện mức lợi nhuận trung bình tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi thực hiện dự án đầu tư và nơ được thể hiện thông qua chi phí vốn cận biên của doanh nghiệp. Trong trường hợp giả định chi phí vốn cận biên của một đồng tài trợ mới tăng lên là không đổi thì chi phí vốn cận biên của doanh nghiệp sẽ bằng chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp (WACC). Do việc xác định chi phí vốn cận biên của doanh nghiệp phức tạp nên người ta thường sử dụng chi phí vốn bình quân làm tỷ suất chiết khấu đối với dự án đầu tư.

Tuy nhiên, việc xác định tỷ suất chiết khấu của dự án tại NHCTVN còn mang tính chủ quan mà không đưa ra được cơ sở tính toán, nói cách khác việc xác định tỷ suất chiêt khấu của hầu hết các dự án đầu tư điện là do cán bộ thẩm định tự “mò” tìm ra tỷ suất chiết khấu phù hợp để các chỉ số của dự án “đẹp” và có thể cho vay được. Chính vì vậy dẫn đến chỉ tiêu NPV và IRR của dự án bị biến dạng, không còn chính xác. Điều này có thể gây ra những rủi ro đối với vốn đầu tư của Ngân hàng tham gia vào dự án do khi dự án đi vào vận hành mới thấy được dự án hoàn toàn không khả thi.

+ Khi thẩm định doanh thu, chi phí của dự án:

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu là chi phí như giá bán điện, giá nguyên. nhiên vật liệu đầu vào ... được tính toán cố định tại thời điểm năm bắt đầu vận hành

thay đổi theo các chính sách của Nhà nước hàng năm, do lạm phát, cung cầu thị trường. Do đó, hiệu quả của dự án chưa được phản ánh thực sự chính xác và phù hợp với thực tế khi dự án đi vào hoạt động. Một khía cạnh nữa tác động lớn đến việc thẩm định doanh thu và chi phí của dự án đó là chất lượng dự báo chưa cao do các cán bộ thẩm định chưa dành nhiều thời gian để khảo sát thực tế dự án.

+ Khi thẩm định dòng tiền của dự án:

Như đã phân tích ở trên khi việc phân tích doanh thu và chi phí không hiệu quả cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phân tích dòng tiền của dự án. Bên cạnh đó các cán bộ thẩm định cũng rất khó thẩm định được đâu thực sự là các khoản chi cần thiết và các khoản chi không cần thiết khi các dự án đi vào hoạt động cũng như năng suất thực tế để tạo ra các khoản thu định kỳ. Những số liệu này có thể được các chủ đầu tư sửa đổi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xin vay vốn và các cán bộ thẩm định chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm thực tế để thẩm định tính chính xác của các khoản thu chi này.

Một vấn đề nữa thường gặp trong quá trình phân tích tài chính dự án đó là đa phần các dự án đều được coi như vốn đầu tư thường được bỏ ra một lần vào năm đầu tiên của dự án nhưng trên thực tế có thể được bỏ ra vào nhiều giai đoạn khác nhau với quy mô các nguồn vốn là khác nhau của dự án. Do tiền có giá trị về mặt thời gian nên điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tính toán sai lệch về dòng tiền thực tế của dự án.

Khi xác định dòng tiền của dự án các cán bộ thẩm định thường tính toán Dòng tiền = – Vốn đầu tư ban đầu + LNST + khấu hao TSCĐ + Lãi vay dài hạn.

Việc xác định dòng tiền như vậy chưa đề cập đến khoản thu khác và giá trị đầu tư bổ sung tài sản. Trên thực tế, tuy đa phần trong các dự án các khoản mục này là không đáng kể nhưng nó vẫn sẽ dẫn đến những sai số nhất định trong quá trình tính toán đặc biệt nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau đó.

Khi thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính các cán bộ thẩm định chưa đề cập đến nhiều chỉ tiêu thường là chỉ đề cập đến 3 chỉ tiêu là: NPV, IRR và T. Tuy nhiên, đối với các dự án điện có tính chất phức tạp, nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài cần bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư, chỉ số sinh lời của dự án (PI) để có những phân tích, đánh giá toàn diện và chính xác hơn. Trên cơ sở những kết quả tính toán, cán bộ thẩm định chưa có sự so sánh với các tiêu chuẩn chung của ngành, lĩnh vực hoặc các dự án đã được thẩm định cho vay nên kết quả thẩm định chưa mang tính thuyết phục cao. Mặt khác, mỗi chỉ tiêu lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, ưu điểm của chỉ tiêu này lại có thể khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu kia nên thực tế cần áp dụng linh hoạt hệ thống các chỉ tiêu mới có thể cho được kết quả chính xác.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho vay ngành điện tại nhtmcp công thương việt nam (Trang 91 - 94)