Linh cảm và xung đột do tranh giành quyền lực

Một phần của tài liệu vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch shakespeare (Trang 61 - 85)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2 Linh cảm và xung đột do tranh giành quyền lực

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy bảy vở kịch Macbeth, Hamlet, Julius Caesar, Antony và Cleopatra, Othello, Coriolanus Vua Lear đều có mâu thuẫn do tranh giành quyền lực. Tuy nhiên chỉ có năm vở Macbeth, Hamlet, Coriolanus, Julius Caesar, Antony và Cleopatra, nhân vật bi kịch đồng thời là một trong hai lực lượng tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực và những nhân vật này có linh cảm. Còn Iago và Cassio trong Othello, Edga và Edmund trong Vua Lear không phải là nhân vật bi kịch. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vai trò của yếu tố linh cảm trong năm vở kịch Macbeth, Hamlet, Julius Caesar, Coriolanus, Antony và Cleopatra trong các tiểu mục 2.2.1 và 2.2.2.

2.2.1 Linh cảm và xung đột giữa những ngƣời cùng huyết thống

Như chúng ta đã biết, trong số sáu vở bi kịch có mâu thuẫn do tranh giành quyền lực, chỉ có hai vở MacbethHamlet trong đó xung đột xảy ra giữa những người cùng huyết thống. Vậy nhân vật bi kịch linh cảm khi nào và linh cảm có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xung đột kịch?

Trong Macbeth, khảo sát toàn bộ vở kịch, chúng tôi nhận thấy trong số rất nhiều nạn nhân của Macbeth, Shakespeare chỉ để cho Banquo có khả năng linh cảm. Trước khi Duncan bị giết, ở hồi II cảnh 1, Banquo nói với con trai, Fleance: “Này con, khá cầm lấy thanh kiếm của cha. Đêm nay, trời tiết kiệm quá, trăng sao tắt hết cả. Hãy cầm lấy cái này nữa. Giấc ngủ nặng nề đã đè lên mình cha mà sao cha vẫn không muốn ngủ chút nào. Ôi thiên thần từ bi, hãy ngăn chặn những ý nghĩ độc hại đáng nguyền rủa đừng để chúng len lỏi vào lòng ta trong giấc ngủ” [48.492]. Lời đối thoại trên cho thấy Banquo đã mơ hồ cảm thấy có một tội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58

ác sắp xảy ra. Chỉ có điều Banquo lại không tin tưởng, không coi trọng linh cảm của mình. Ông chỉ cố gắng dỗ dành mình không nên nghĩ xấu về người khác mà không chú ý quan sát để ngăn chặn hành vi tội ác. Nếu Banquo coi trọng linh cảm của mình hơn thì có lẽ hành động giết Duncan để giành ngôi vị chí tôn của Macbeth đã không thực hiện được và xung đột do tranh giành quyền lực đã bị ngăn chặn.

Còn Macbeth, phải đến cảnh 3 hồi V, đến khi nhận được những tin tức về chuyện các bá tước liên tiếp bỏ trốn và cùng với quân Anh trở lại gây chiến, Shakespeare mới để cho ông ta mơ hồ cảm thấy sự tiến lại ngày càng gần của thần Chết. Chỉ có điều linh cảm không những không giúp cho Macbeth nhanh chóng tìm ra lối thoát để không phải đối mặt với sự sụp đổ mà còn khoét sâu thêm những cơn khủng khoảng tinh thần, làm tăng thêm tính chất căng thẳng của những xung đột nội tâm đẩy Macbeth đến hoạ diệt vong.

Cách kết thúc xung đột kịch bằng việc giải tỏa những xung đột nội tâm dữ dội của nhân vật chính sau này còn trở lại trong Những tên cướp của Schiller. Chúng ta biết rằng Karl Moor và Franz Moor trong Những tên cướp được Schiller đặt vào thế đối lập trong cuộc chiến tranh giành tình yêu, quyền lực và tài sản. Franz Moor lập mưu hòng cướp đoạt tất cả từ người anh trai. Tuy nhiên khi Franz Moor có được quyền thừa kế và toàn bộ tài sản cũng là lúc hắn ta rơi vào khủng khoảng. Đến hồi V cảnh 1, trước khi Karl Moor trở về Franz Moor có một giấc mơ báo điềm gở. Giấc mơ này làm cho hắn hoảng sợ đến mức hắn đòi gặp mục sư, khẩn khoản van xin người hầu cầu nguyện cho hắn. Và cuối cùng, bên cạnh những âm thanh báo hiệu sự trở về của Karl Moor, do hoảng loạn lên đến đỉnh điểm, Franz Moor đã dùng sợi dây vàng thắt cổ. Như vậy, rõ ràng Schiller cũng sử dụng yếu tố linh cảm để kết thúc xung đột kịch bởi cơn hoảng loạn đã đẩy Franz Moor đến quyết định tự tử. Chỉ có điều, khác với Macbeth, Franz Moor là nhân vật chính nhưng không phải là nhân vật bi kịch. Chính vì vậy chi tiết giấc mơ báo điềm gở tác động đến thế giới nội tâm của Franz Moor chỉ mang tính ngẫu nhiên. Còn yếu tố linh cảm không có tác dụng phân loại nhân vật bi kịch như trong bi kịch của Shakespeare.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59

Như vậy có thể khẳng định, trong Macbeth, yếu tố linh cảm không trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển của xung đột do tranh giành quyền lực mà chỉ tác động một cách gián tiếp thông qua những xung đột nội tâm, tạo nên những bi kịch nội tại dữ dội, đầy đau đớn. Những bi kịch nội tại này thúc đẩy nhân vật hành động nhưng càng hành động càng mắc sai lầm, càng muốn chứng tỏ mình là kẻ mạnh lại càng bộc lộ nhiều điểm yếu. Và cuối cùng trong cơn hoảng loạn, nhân vật thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh giành quyền lực: không chỉ mất quyền lực mà còn mất cả mạng sống.

Còn Claudius trong Hamlet, sau khi giết anh trai, lấy chị dâu và chiếm trọn cả ngai vàng nhưng phải đối mặt với những biểu hiện bất thường của Hamlet, không tránh khỏi những lo lắng, toan tính. Tuy nhiên từ đầu đến cuối vở kịch, hắn không hề có linh cảm. Đồng đảng của hắn là Polonius, Rosencrantz, Guildenstern và cả những người bị lôi kéo, vô tình trở thành đồng đảng của hắn như Ophelia, Gertrude, Laertes cũng không hề có linh cảm để giúp hắn thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành quyền lực.

Còn Hamlet, trong cuộc đấu không cân sức với Claudius, Shakespeare nhiều lần để cho Hamlet linh cảm. Linh cảm giúp Hamlet biết được tội ác của chú trước khi gặp hồn ma của vua cha, tạo mầm mống cho xung đột hình thành ở hồi I. Linh cảm giúp chàng mơ hồ nhận ra có một hiểm hoạ nằm trong tờ chiếu chỉ của Claudius nên đã đánh tráo chiếu chỉ để bảo toàn mạng sống và tiếp tục cuộc chiến đấu, tạo nên đột biến cho xung đột ở hồi IV. Linh cảm cũng giúp chàng biết trước chàng sẽ thất bại trong lần giao đấu cuối cùng với Laertes, một kẻ vô tình trở thành đồng đảng của Claudius. Nhưng do sai lầm, do bất chấp sự tiên báo của trực giác nhạy bén, chàng vẫn quyết định giao đấu. Chàng bị mất mạng sống, đồng thời cũng lấy đi mạng sống của kẻ thù, khiến cho xung đột giữa Hamlet và Claudius kết thúc.

Theo dõi diễn biến của mối xung đột giữa Hamlet và Claudius, chúng tôi nhận thấy dụng ý của Shakespeare trong việc để cho Hamlet thành công khi biết kết hợp giữa lý trí với khả năng linh cảm và thất bại khi chỉ hành động theo sự phân tích của lý trí, bất chấp linh cảm về những chuyện chẳng lành. Rõ ràng Shakespeare muốn nhấn mạnh vai trò của khả năng linh cảm và sự kết hợp giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60

linh cảm và lý trí. Cũng từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi không hoàn toàn đồng tình với quan điểm của A.C.Bradly khi ông cho rằng: “Khi chàng (Hamlet) hành động, hành động của chàng không diễn ra theo sự cân nhắc và phân tích (của lý trí) mà bất ngờ, bị thúc đẩy, bị dồn ép bởi một tình trạng khẩn cấp nên chàng không có thời gian suy nghĩ. Và hầu hết nguyên nhân chàng đưa ra để trì hoãn không có thật mà do vô thức” [74.97].

Xem xét cuộc chiến giữa một bên là Hamlet với một bên là Claudius và các đồng đảng của hắn, chúng ta nhận thấy rất rõ sự chênh lệch lực lượng. Nhưng như thế không có nghĩa là Hamlet luôn ở vào vị thế của kẻ yếu, luôn phải bị động đối phó nên “hành động của chàng không diễn ra theo sự cân nhắc và phân tích (của lý trí) mà bất ngờ, bị thúc đẩy, bị dồn ép bởi một tình trạng khẩn cấp nên chàng không có thời gian suy nghĩ”. Theo chúng tôi, dưới vỏ bọc là một kẻ điên, Hamlet luôn được linh cảm mách bảo và chàng biết kết hợp giữa lý trí và linh cảm để phản ứng linh hoạt trước hoàn cảnh. Ngay cả khi Hamlet bất chấp linh cảm, chỉ hành động theo lý trí, chúng tôi vẫn thấy chàng chủ động, ít nhất là sự chủ động về mặt tâm lý như khi chàng được sắp đặt phải đấu kiếm với Laester. Nhìn bề ngoài, sự ranh ma, cáo già của Claudius làm chúng ta dễ lầm tưởng nhận lời thách đấu của Laester là Hamlet mắc vào cái bẫy tinh vi của Claudius. Cái bẫy đó khiến chàng không thể thoát chết. Tuy nhiên, Shakespeare lại để cho chàng trải qua hành trình trên biển, tham gia cuộc nói chuyện với những người đào huyệt và Horatio…Những biến cố dữ dội đó giúp chàng nhận ra rằng: “Sau tất cả những gì tưởng không thể vượt qua được là cái chết, tất cả mọi người đều giống nhau, đều trở thành đất sét kể cả Alexander hay Caesar”[48.295]. Như vậy, rõ ràng Hamlet đã được chuẩn bị rất chu đáo về mặt tâm lý.

Trong lúc giao đấu, khi biết hoàng hậu chết do uống rượu có thuốc độc, đồng thời biết rằng chính mình sắp chết, ngay lập tức chàng quyết định giết Claudius. Đây có phải là hành động “bất ngờ, bị thúc đẩy, bị dồn ép bởi một tình trạng khẩn cấp” không? Thật ra, trước khi thực hiện hành động, không phải Hamlet chưa bao giờ nghĩ đến chuyện giết Claudius. Trong năm hồi của vở kịch, chàng nhiều lần nghĩ đến chuyện giết Claudius và giết như thế nào. Trong cuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61

sống, chúng ta cũng có những dự định và thường chờ thời cơ để thực hiện dự định của mình như Hamlet chờ cơ hội giết kẻ thù khi hắn đang mang đầy tội lỗi. Và như vậy, có thể coi hành động đâm chết Claudius khi đang đấu kiếm với Laester là phản ứng linh hoạt của Hamlet do chàng biết chớp cơ hội để thực hiện một hành động đã được suy tính từ trước. Shakespeare chỉ không để cho Hamlet nghĩ đến hành động đó, cân nhắc và phân tích cách thức hành động ngay trước thời điểm hành động xảy ra mà thôi. Tuy nhiên, do bất chấp linh cảm về tai họa sắp xảy ra, dù Hamlet phản ứng linh hoạt, để đạt được mục đích chàng vẫn phải trả giá bằng chính mạng sống.

Có thể khẳng định rằng, yếu tố linh cảm trong Hamlet có tác động trực tiếp đến xung đột giữa Hamlet và Claudius, làm cho xung đột hình thành, phát triển đến cao trào và được giải toả ở hồi cuối cùng của vở kịch. Trong quá trình diễn biến của xung đột, Shakespeare để cho nhân vật mà mình yêu mến sử dụng linh cảm như một thứ vũ khí, đồng thời cũng thể hiện sự không đồng tình với nhân vật bi kịch vì quyền lực mà tự tha hoá bằng cách dùng chính khả năng linh cảm của họ để đẩy họ đến họa diệt vong. Sự độc đáo này không chỉ dạng xung đột trong bi kịch của Shakespeare có màu sắc riêng mà còn giúp chúng ta có thêm một cơ sở để phân loại kiểu nhân vật bi kịch của ông.

2.2.2 Linh cảm và xung đột giữa những ngƣời không cùng huyết thống

Julius Caesar là bi kịch có xung đột do tranh giành quyền lực giữa những người không cùng huyết thống. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, không phải tất cả các nhân vật chính đứng đầu lãnh đạo hai phe trong Julius Caesar đều có linh cảm. Với phe quân chủ chuyên chế, chỉ Caesar được Calphurnia mách bảo có chuyện chẳng lành bằng giấc mơ báo điềm gở. Còn Marcus Antonius và Octavius Caesar chỉ có những toan tính. Và chính nhờ những toan tính chắc chắn, họ đã giành thắng lợi cuối cùng, bảo toàn được quyền lực cao nhất của phe quân chủ chuyên chế. Thắng lợi của họ làm ta có thể lầm tưởng rằng Shakespeare ủng hộ họ.

Brutus và Cassius là những đại diện tiêu biểu của phe cộng hòa. Họ mong muốn thiết lập chế độ cộng hoà với lý tưởng sống bình đẳng, tốt đẹp khi tư tưởng quân chủ chuyên chế còn đang mạnh. Và linh cảm giúp họ biết trước là họ sẽ thất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 62

bại. Brutus có linh cảm ở hồi IV cảnh 3. Sau khi bàn bạc và thoả thuận về kế hoạch tiến quân đến Philippi với Cassius, Brutus bảo Lucius: “Hãy gọi Claudius và một vài tả hữu của ta lên đây: ta muốn họ ngủ ngay trong trướng của ta đây, trên một chồng gối đệm” [48.951]. Hành động này có thể giải thích bằng cách sống hoà đồng với quân lính và người hầu của Brutus. Sau đó Brutus yêu cầu Lucius đàn cho ông nghe. Yêu cầu này tuy được Brutus lý giải bằng sở thích của ông vẫn có dấu hiệu bất thường. Và sau đó Brutus buột miệng nói gở: “Thế là tốt lắm, và rồi con sẽ lại ngủ thêm nữa; ta không giữ con lâu đâu. Nếu ta còn được sống, ta sẽ hậu đãi con” [48.952]. Lời nói gở này xuất hiện một cách vô thức cùng với hành động gọi tả hữu vào ngủ dưới trướng và yêu cầu Lucius đàn lúc đêm khuya chứng tỏ Brutus đã mơ hồ nhận ra bóng dáng của thần Chết trước khi bóng ma của Caesar báo mộng. Tuy nhiên bóng ma cũng không làm cho Brutus thay đổi kế hoạch xuất quân. Brutus đối mặt với bóng ma, với cái chết bằng một phong thái ung dung tự tin không hốt hoảng, thảng thốt như Macbeth từng đối diện với hồn ma của Banquo trong tác phẩm cùng tên của Shakespeare.

Đến hồi V cảnh 1, Shakespeare lại để cho Cassius có linh cảm về chuyện chẳng lành khi đưa ra giả định thua trận. Thật ra trước những trận đánh lớn, quyết định sinh tử, con người nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra là điều dễ hiểu. Tuy nhiên việc giả định thắng trận được đặt lên trước giả định thua trận chứng tỏ Cassius nghiêng về phía giả định thua trận nhiều hơn. Và cũng giống như Brutus, giả định thua trận không làm cho Cassius mềm lòng, nhụt chí, thay đổi kế hoạch tiến quân.

Rõ ràng linh cảm không làm cho nhân vật biết trước thất bại nên né tránh cuộc chiến cuối cùng, xác định kẻ thắng người bại trong cuộc chiến tranh giành quyền lực, trì hoãn việc giải quyết xung đột. Vì Shakespeare không muốn cấp cho nhân vật một khả năng đặc biệt để xử lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi bị dồn đẩy đến cùng đường. Linh cảm giúp cho các nhân vật mà ông yêu mến có tư thế chủ động cho dù phải chấp nhận thất bại.

Antony và Cleopatra cũng là một vở kịch có mâu thuẫn do tranh giành quyền lực giữa Antony và Caesar, tuy mâu thuẫn này không tạo thành xung đột chính xuyên suốt toàn bộ vở kịch. Khi tham gia vào cuộc chiến với Antony,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 63

Caesar không hề có linh cảm. Còn Antony, do đắm chìm mê muội trong mối quan hệ yêu đương với Cleopatra, Shakespeare chỉ để cho ông ta có linh cảm từ hồi III, khi ông ta đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng sau thất bại của quyết định đánh cả trên bộ lẫn dưới biển. Linh cảm về sự cận kề của cái chết khiến ông ta liên tiếp nói gở. Những lời nói gở này tác động gián tiếp đến xung đột kịch qua sự tác động đến thế giới nội tâm của nhân vật bi kịch.

Đặc biệt cũng có vở kịch Shakespeare để cho xung đột do tranh giành quyền lực bị đẩy đến cao trào và nhân vật bi kịch có linh cảm nhưng linh cảm lại không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của xung đột kịch. Đó là vở Coriolanus. Chúng ta biết rằng đến hồi V cảnh 3, sau khi bị mẹ và vợ con thuyết phục, Coriolanus đã nói gở trước khi quyết định “ký kết một hòa ước thích đáng”: “Nhưng mẹ biết không, thắng lợi này sẽ khiến đứa con của mẹ lâm vào một cảnh

Một phần của tài liệu vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch shakespeare (Trang 61 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)