Linh cảm và những lực cản từ bên ngoài

Một phần của tài liệu vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch shakespeare (Trang 49 - 53)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1 Linh cảm và những lực cản từ bên ngoài

Trong số 10 vở bi kịch của Shakespeare, chúng tôi nhận thấy có bốn vở trong đó tình yêu gặp phải sự cản trở của gia đình, dòng họ, quốc gia. Đó là

Hamlet, Othello, Romeo và Juliet, Antony và Cleopatra. Trong bốn vở kịch đó, có khi tình yêu và sự cản trở được xây dựng thành “hai lực lượng đối địch nhau của tấn kịch” [58.76]. Cũng có khi lực cản chỉ va chạm với tình yêu ở một vài hồi của vở kịch hoặc không tồn tại như một lực lượng đối địch độc lập. Vậy khi những nhân vật đại diện cho sự cản trở có linh cảm thì yếu tố linh cảm có vai trò như thế nào đối với mối quan hệ giữa tình yêu và sự cản trở trên?

Với vở Romeo và Juliet, từ xưa đến nay có nhiều ý kiến cho rằng xung đột chính của vở kịch là xung đột giữa tình yêu của Romeo, Juliet và mối thù giữa hai dòng họ Montague, Capulet. Theo dõi việc xử lý mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận của Shakespeare, đối sánh với lý luận về sự phát triển và giải quyết xung đột trong một vở kịch có năm hồi của Tất Thắng trong cuốn Về thi pháp kịch mà chúng tôi đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng tình yêu của đôi tình nhân và mối thù giữa hai dòng họ không được Shakespeare xây dựng thành hai lực lượng đối địch của tấn kịch. Và chính vì vậy những người cha không hề có linh cảm về sự khởi đầu hay diễn biến của tình yêu của Romeo và Juliet. Chỉ có Tybalt bị ngọn lửa thù hận thiêu đốt bởi chứng ngưạ non háu đá. Và Tybalt trở thành nhân vật đáng sợ nhất, đại diện cho thù hận. Ở hồi I, sau khi bị ông già Capulet ngăn cản không cho gây sự với Romeo, Tybalt đã hậm hực tuyên bố:“Ta

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

đành rút lui vậy. Việc thằng khốn này vác mặt đến đây, đêm nay tưởng là thú vị, nhưng rồi sẽ đưa đến những hậu quả chua cay” [48.54]. Lời tuyên bố cho thấy Tybalt có linh cảm về những chuyện chẳng lành- những hậu quả chua cay, sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng Shakespeare lại không dẫn dắt tạo ra sự kết nối để hành động gửi thư thách đấu của Tybalt ở hồi II là kết quả tất yếu của linh cảm trên. Hơn thế nữa, hành động thể hiện lòng thù hận của Tybalt chỉ là phản ứng đơn độc vì không nhận được sự ủng hộ của những người thuộc dòng họ nhà Capulet, đồng thời là phản ứng đơn phương vì Shakespeare không để cho Romeo nhận được bức thư đó. Chính vì vậy, từ đầu đến cuối vở kịch, chúng ta không thấy gia đình nhà Montague hay gia đình nhà Capulet họp bàn để ngăn cản tình yêu của con trẻ. Bên cạnh đó, Shakespeare không để cho Montague hay Capulet có linh cảm. Chính vì vậy, với vở Romeo và Juliet, linh cảm không làm cho mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận phát triển thành xung đột, cũng không làm gia tăng sự cản trở của hai dòng họ đối với tình yêu của Romeo và Juliet.

Còn trong vở Othello, tình yêu của Othello và Desdemona gặp phải sự phản đối kịch liệt của nguyên lão Brabanxio, cha Desdemona. Dù rất yêu quý Othello, khi được báo tin Othello và Desdemona đã bí mật làm đám cưới, nguyên lão Brabanxio vẫn vô cùng tức giận. Tuy nhiên sóng gió mà nguyên lão Brabanxio gây ra chỉ diễn ra trọn vẹn trong hồi I. Dù cha Desdemona có xuất hiện như một lực lượng đối địch, công khai cản trở tình yêu của nàng và Othello nhưng ngay trong hồi I của vở kịch, xung đột đã được giải quyết với kết thúc có hậu. Quá trình phát triển của xung đột kịch đã trải qua đầy đủ năm bước: mở đầu với chi tiết nguyên lão Brabanxio được thông báo về hôn lễ bí mật của Othello và Desdemona, đồng thời ông phát hiện ra Desdemona đã trốn khỏi nhà; phát triển bởi chi tiết Brabanxio đích thân truy tìm, bắt được Othello. Xung đột được đẩy lên đến cao trào khi nguyên lão Brabanxio buộc tội Othello đã dùng ma thuật quyến rũ Desdemona và kiện chàng ở Viện nguyên lão. Xung đột chùng xuống bởi đột biến: Desdemona được mời đến và nàng thừa nhận tình yêu tự nguyện dành cho Othello. Xung đột kết thúc khi Brabanxio miễn cưỡng chấp nhận tình yêu của Othello và Desdemona. Sau hồi I, Brabanxio chỉ xuất hiện trở lại trong lời kể của Graxiano, chú của Desdemona ở hồi V của vở kịch rằng Brabanxio đã chết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

vì đau buồn. Nhưng chi tiết đó không phải là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của tình yêu giữa Othello và Desdemona. Có lẽ chính vì vậy mà linh cảm không hề tác động đến xung đột giữa tình yêu của Othello, Desdemona và sự cản trở từ phía gia đình, cụ thể là từ người cha của Desdemona.

Trong Hamlet, ở hồi I, khi biết Hamlet ngỏ lời yêu thương Ophelia, cha và anh Ophelia tỏ vẻ không đồng tình. Sự cản trở của họ xuất hiện dưới dạng những lời răn đe, khuyên nhủ. Những lời khuyên nhủ này, tuy có liệt kê những chuyện chẳng lành và nó có tác động đáng kể khiến Ophelia cự tuyệt tình yêu của Hamlet; nhưng đây là sự khái quát chung về quy luật của tuổi trẻ nông nổi, không phải là linh cảm trực tiếp về số phận bất hạnh của Ophelia. Đến hồi II, Ophelia hoảng sợ nói với cha về những hành động bất thường của Hamlet, cha Ophelia, Polonius đã không còn nghi ngờ tình yêu của Hamlet dành cho Ophelia nữa. Điều đó cũng có nghĩa là sự cản trở từ phía gia đình Ophelia đối với tình yêu của Hamlet và Ophelia không còn được tiếp tục phát triển lên ở hồi II. Đến hồi III, Polonius và Claudius sử dụng tình yêu của Hamlet và Ophelia như một cái bẫy để kiểm tra phán đoán của Polonius về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh điên loạn của Hamlet. Nhưng hành động đó không xuất phát từ linh cảm của Polonius về cái chết của Ophelia sau này và mong muốn ngăn cản nàng tránh xa hiểm hoạ. Hành động đó cũng không gây ra hiểu lầm giữa Hamlet và Ophelia khiến cho tình yêu của hai người tan vỡ. Cái chết của Polonius khiến cho Ophelia phát điên ở hồi IV nhưng Shakespeare không hề giải thích rằng vì biết Hamlet sẽ giết Polonius mà không ngăn cản được nên Ophelia phát điên, tạo đột biến, làm cho xung đột chùng. Đến hồi V, do âm mưu thâm độc của Claudius, Laertes lầm tưởng Hamlet là kẻ thù của gia đình chàng: giết cha chàng, làm cho em gái chàng phát điên nên đã lao vào cuộc đấu kiếm tay đôi và giết chết Hamlet, đồng thời “sự lừa dối hèn mạt đã quay lại giết hại” chính anh ta [48.312]. Thật là một kết cục đẫm máu.

Nhưng thật ra, sau khi khuyên nhủ Ophelia ở hồi I, những hành động của Laertes và Polonius nhằm chống lại Hamlet từ hồi II đến hồi V không xuất phát từ quyết tâm cản trở tình yêu của Hamlet và Ophelia. Hamlet căm ghét Polonius, giết ông ta ở hồi III vì ông ta là nô lệ của kẻ ác, là tay sai của Claudius. Sau này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

dù lớn tiếng quát mắng Laertes bên mộ của Ophelia ở hồi V, nhưng rồi Hamlet lại ân hận về hành động đó. Hơn thế nữa, do dành quá nhiều tâm sức cho việc trả thù cho cha, giữ mạng sống cho mình, và cao hơn cả là mong muốn “dẹp yên mọi sự bất bằng” [48.194], nên Hamlet phải giả điên, phải cất giữ tình yêu chân thành của mình. Chính điều đó góp phần làm cho tình yêu của Hamlet, Ophelia và sự cản trở từ phía hai gia đình không thể tồn tại như hai lực lượng mâu thuẫn với nhau, đối kháng gay gắt. Hơn thế nữa Shakespeare không hề để cho Polonius và Laertes có linh cảm về những chuyện chẳng lành dù cả hai đều có những phân tích của lý trí về tình yêu của Hamlet đối với Ophelia khi muốn thuyết phục nàng tin rằng tình yêu của Hamlet không bền vững. Chính vì vậy sự cản trở của Polonius và Laertes đối với tình yêu của Hamlet và Ophelia không gia tăng thêm bởi sự xuất hiện của yếu tố linh cảm. Hay nói cách khác yếu tố linh cảm không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tình yêu của đôi tình nhân và sự cản trở từ phía gia đình của họ.

Còn trong Antony và Cleopatra, chúng ta cũng nhận thấy mối tình của Antony và Cleopatra gặp phải cản trở từ phía hai quốc gia từ hồi I đến hồi III. Nhưng sự cản trở đó hầu như không tồn tại ở hồi IV và hồi V khi Antony hoàn toàn chìm đắm trong mê muội. Chính vì vậy, không thể coi tiếng gọi từ vận mệnh quốc gia là một lực lượng đối địch, song hành với tình yêu của Antony và Cleopatra trong suốt năm hồi của vở kịch.

Hơn thế nữa, những tin tức cấp báo về tình hình chiến sự, về vận mệnh quốc gia: “Fulvia, phu nhân của tướng quân, đã dẫn đầu xung trận” [48.719], “Labienus cùng với đạo quân Parthian đã tràn sang châu Á. Xuất phát từ sông Euphrates, ngọn cờ chiến thắng của y đã phất phới từ Syria qua Lydia tới Ionia” [48.720], “Fulvia, phu nhân của ngài đã chết” [48.721] đến với Antony như những thông báo về sự thật đã diễn ra trong quá khứ chứ không phải lời tiên tri về những tai hoạ sẽ xảy ra trong tương lai. Nó không hối thúc Antony trở về như một anh hùng cứu quốc gia khỏi sự đe doạ của hoạ nô lệ.

Như vậy, có thể khẳng định trong cả bốn vở kịch Romeo và Juliet, Othello, Hamlet, Antony và Cleopatra, yếu tố linh cảm không trực tiếp tác động đến sự phát triển của mối xung đột giữa tình yêu và sự cản trở từ phía gia đình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49

dòng họ, quốc gia của đôi tình nhân. Tuy nhiên, trong các vở bi kịch tình yêu, lực cản từ bên ngoài còn có thể xuất hiện thông qua sự cản trở của nhân vật thứ ba. Và xung đột trong tình yêu tay ba cũng là một dạng xung đột căng thẳng gay gắt, những cản trở từ người thứ ba cũng thật đáng sợ đối với tình yêu. Trong 10 vở bi kịch của Shakespeare, chúng tôi thấy có bốn vở có sự xuất hiện của tình yêu tay ba. Đó là Romeo và Juliet, Othello, Antony và Cleopatra, Vua Lear. Trong bốn vở kịch này, có vở Shakespeare tạo ra tiền đề cho sự xuất hiện của những mối quan hệ tay ba như Romeo và Juliet; có vở ông để cho nhân vật thứ ba xuất hiện trực tiếp như các vở Othello, Antony và Cleopatra, Vua Lear. Và ảnh hưởng của người thứ ba có khi chủ động như Iago trong Othello hay bị động như Octavia trong Antony và Cleopatra. Họ cản trở tình yêu của đôi tình nhân một cách vô tình như Paris trong Romeo và Juliet hay cố tình như Roderigo trong Othello. Nhưng người thứ ba trong các bi kịch tình yêu của Shakespeare thường không có linh cảm. Chính vì vậy, họ không được tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến giành giật tình yêu, giành giật người mình yêu.

Có thể nói, trong các vở bi kịch có xung đột giữa tình yêu và những lực cản từ bên ngoài như Romeo và Juliet, Othello, Antony và Cleopatra, Hamlet,

Vua Lear, các lực cản hóa thân thành biết bao âm mưu được toan tính một cách tinh vi. Tuy nhiên, trừ nhân vật Tybalt trong Romeo và Juliet, các nhân vật đại diện cho lực cản đều không hề có linh cảm. Họ không được linh cảm mách bảo, không được trợ giúp trong suốt quá trình tạo mâu thuẫn nhằm phá vỡ tình yêu tự nhiên chân thành. Với Tybalt, Shakespeare để cho anh ta có linh cảm. Nhưng linh cảm của Tybalt chỉ xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không phải là nguyên nhân hay chất xúc tác để tạo ra những bi kịch khách quan đẫm máu. Chính vì vậy, có thể khẳng định yếu tố linh cảm không tác động đến sự phát triển của mối xung đột giữa tình yêu và những lực cản từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch shakespeare (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)