Giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghề nghiệp giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố buôn mê thuột (Trang 45 - 50)

Biểu đồ 3.2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

4.3. Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường tại chi nhánh Tp.Buôn Mê Thuột

4.3.3. Giải pháp thực hiện

4.3.3.1. Chiến lược phát triển sản phẩm

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất, để phát triển hệ thống sản phẩm trên thị trường, đa dạng hóa sản phẩm là một hướng đi đúng đắn cho MobiFone.

Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm mới với nhiều chức năng mới, tiện ích mới từ những sản phẩm đã có. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Với việc xác định khách hàng mục tiêu là tầng lớp bình dân thì các sản phẩm mà MobiFone đưa ra thị trường phải chú ý vào gói cước rẻ cũng như các chương trình khuyến mãi như miễn phí các cuộc gọi nội mạng giữa các thành viên trong gia đình... hay đối với những đối tượng là học sinh sinh viên chủ yếu tập trung vào ưu đãi về nhắn tin và truy

cập internet. Tùy vào đối tượng khách hàng để đưa ra các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

4.3.3.2. Hồn thiện chính sách giá

Bên cạnh sản phẩm thì giá cả là yếu tố thứ hai. Tuy vậy, hiện nay chi nhánh MobiFone Tp. Buôn Mê Thuột chỉ chú ý đến việc tính giá theo chi phí mà chưa thật sự tính đến yếu tố cầu của thị trường. Bên cạnh đó với việc thực hiện chiến lược mở rộng thị trường thì chính sách giá cả mà chi nhánh lựa chọn là giá càng thấp càng tốt hay mức giá cạnh tranh. Do đó, để thực hiện giảm giá, đáp ứng được mức giá mà người tiêu dùng mong đợi đòi hỏi chi nhánh phải có hệ thống giá hợp lý.

Áp dụng chính sách giá linh hoạt đối với từng khu vực, từng đối tượng khách hàng khác nhau. Đối với khu vực trung tâm huyện, thị trấn mức giá có thể cao hơn từ 10000 đồng đến 50000 đồng/ sản phẩm so với khu vực nông thôn, nơi vùng sâu, vùng xa nhưng gói cước sản phẩm vẫn khơng đổi. Đối tượng là học sinh sinh viên giá sẽ giống nhau ở tất cả các khu vực và thấp hơn so với sản phẩm cùng loại do cịn phụ thuộc vào gia đình. Đối với các đại lý, điểm bán lẻ để kích thích việc bán hàng nên áp dụng chính sách chiết khấu hoặc tăng % hoa hồng nếu bán được nhiều sản phẩm.

4.3.3.3. Phân khúc thị trường

Mục tiêu của việc phân khúc thị trường là chia thị trường ra thành những phân khúc nhỏ hơn, dễ nhận biết, nắm bắt và đáp ứng hiệu quả hơn.

Việc phân khúc lại thị trường giúp cho MobiFone nhìn thấy cơ hội trên thị trường thơng qua cơng việc phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Từ đó có thể đưa ra những sản phẩm cùng loại nhưng có cơng dụng khác nhau, giá thành khác nhau v.v.. để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của những đối tượng khách hàng khác nhau.

Nếu như trước đây MobiFone chủ yếu tập trung cho phân khúc thị trường khách hàng trung, thượng lưu thì việc đầu tư vào thị trường khách hàng có thu nhập thấp hay nói cách khác là thị trường bình dân sẽ là hướng đi mới cho MobiFone. Đây sẽ là tiền đề cho các chiến lược marketing về giá, sản phẩm cho chi nhánh trong thời gian sắp tới.

Xúc tiến hỗn hợp là công cụ bổ trợ hiệu quả nhất nhằm nâng cáo chất lượng sản phẩm, uy tín của nhãn hiệu trong mắt người tiêu dùng. Một trong những nội dung quan trọng nhất của xúc tiến hỗn hợp là quảng cáo.

Quảng cáo trong hoạt động dịch vụ viễn thơng đóng vai trị hết sức quan trọng bởi vì bên cạnh mục đích thương mại thì việc thơng tin cho khách hàng nắm rõ được các gói cước, dịch vụ, ưu đãi của sản phẩm là rất cần thiết. Để khách hàng biết đến sản phẩm của MobiFone cũng như tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp đòi hỏi công tác truyền thông phải được tiến hành trong điều kiện tốt nhất. MobiFone Tp. Buôn Mê Thuột cần xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của mình, các khách hàng hiện có nhu cầu và sẽ có nhu cầu vè sản phẩm. Nội dung của thông điệp quảng cáo phải nêu bật được các đặc tính của sản phẩm, sử dụng phương tiện quảng cáo hiệu quả, khách hàng dễ tiếp cận nhất như phát tờ rơi, đặt điểm bán có loa đài truyền thơng... Bên cạnh quảng cáo thì các hoạt động bán hàng trực tiếp là không thể thiếu. Việc tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, bán hàng tại các thôn, buôn nơi có điều kiện đi lại khó khăn nhưng có nhu cầu sử dụng thông qua đội ngũ bán hàng trực tiếp.

4.3.3.5. Nâng cao cơng tác CSKH

Mục đích của CSKH là để làm hài lòng khách hàng đang có thơng qua việc phục vụ họ theo cách mà họ mong muốn, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết, lâu dài giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng hiện tại và tạo ra khách hàng trung thành. Để có được dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất thì MobiFone Tp. Bn Mê Thuột phải có đội ngũ nhân viên mà cụ thể là giao dịch viên khơng những có kỹ năng bán hàng mà còn là kỹ năng CSKH chuyên nghiệp. Tinh thần trách nhiệm trong công việc phải đặt lên hàng đầu. Khách hàng sẽ đánh giá cao hình ảnh người đại diện của công ty khi vấn đề của họ được giải quyết. Biết cách quản lý thời gian hợp lý, không giành quá nhiều thời gian cho một khách hàng mà làm cho nhiều khách hàng sau đó phải chờ đợi lâu....

MobiFone phải nhận thức được khách hàng là phần quan trọng nhất trong mục đích kinh doanh của họ để đem lại hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh.

PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN

Trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp có thể khơng có sự khác biệt nhiều. Thế nhưng tại sao khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà mạng này mà không sử dụng của doanh nghiệp kia, một phần là do sự khác biệt về thương hiệu, thương hiệu nào tạo nên sự tin cậy và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì thương hiệu đó thành cơng. Trong giai đoạn hiện nay, thị trường mạng thông tin di động đang ngày một nóng dần, kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày một gay gắt giữa các nhà mạng, trong khi đó Tp. Bn Mê Thuột là thị trường cịn nhiều tiềm năng cho các mạng di động, vì thế công tác xây dựng và phát triển thị trường đang là một xu thế thiết yếu và cấp bách của các nhà kinh doanh mạng di động.

Thương hiệu Mobifone là một trong những thương hiệu có uy tín và lâu đời trên thị trường cả nước. Tuy nhiên tại thời điểm cạnh tranh như hiện nay và sự khác biệt thị trường trên các địa bàn nhất thiết cần phải có chiến lược phát triển khác nhau sau cho phù hợp với từng khu vực. Có thể nói, tại thị trường Tp. Bn Mê Thuột ngồi cơng tác khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, thì các cơng tác khác xây dựng thương hiệu của Mobifone chưa được đầu tư đúng mức, cụ thể một số hình thức quảng cáo chưa toàn diện, đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu Mobifone còn thấp so với thị trường cả nước nói chung, quan trọng hơn là lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng Mobifone chưa cao…. Vì thế trong thời gian tới Mobifone cần đầu tư nhiều hơn trong chiến lược tiếp thị toàn diện, đặc biệt chi nhánh Mobifone cần chủ động hơn nữa trong công tác phát triển thương hiệu, có thể dựa trên chiến lược tổng thể của Công ty hoặc Trung tâm VMS khu vực VII để xây dựng chiến lược sản phẩm và dịch vụ riêng rẽ tạo sự phù hợp với địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và Tp. Bn Mê Thuột nói riêng.

Qua luận văn này, chúng tơi trình bày thực trạng thương hiệu mạng điện thoại di động Mobifone và một số thương hiệu mạng di động khác trong thời gian qua, trên

cơ sở đó đề xuất giải pháp để thực hiện phát triển thị trường cùng với một số kiến nghị, hi vọng qua đó có thể giúp cho Cơng ty VMS Mobifone nói chung và Chi nhánh Mobifone Tp. Bn Mê Thuột nói riêng có thêm một góc nhìn mới trong cơng tác xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường tại khu vực này trong thời gian tới, xa hơn nữa là tạo cho khách hàng ấn tượng, tin cậy, trung thành và lưu giữ dấu ấn của thương hiệu Mobifone lâu hơn trong tâm trí khách hàng.

Một số kiến nghị:

- Tăng cường cơng tác marketing; thường xun thăm dị, khảo sát nhận thức của khách hàng đối với mạng di động Mobifone, nhằm kịp thời phân tích, đánh giá, và đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu cho phù hợp nhằm tránh làm ảnh hưởng và mất lòng tin nơi khách hàng.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc đầu tư nâng cấp các trạm phát sóng, trong đó đặc biệt quan tâm đến mục tiêu cho từng giai đoạn, đồng thời cần chú ý kiểm tra thời xuyên và định kỳ tình trạng hoạt động của các trạm.

- Chú trọng đến quy trình quản lý kênh phân phối và đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp, cũng như nhân viên tại các cửa hàng và đại lý nhằm nâng cao tính chun nghiệp đảm bảo q trình hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

- Chú trọng và đầu tư hiệu quả cho độ ngũ nhân viên thực hiện công tác xây dựng phát triển và quảng bá thương hiệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS. TS. Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, NXB Tài chính.

[2] PGS. TS. Lê Thế Giới và TS. Nguyễn Thanh Liêm (2008), Quản trị chiến lược,

NXB Dân trí.

[3] Philip Kotler. Quản trị Marketing. NXB Lao động xã hội.

[4] Nguyễn Thanh Hùng (2012), Chiến lược phát triển thị trường cho mạng điện

thoại Mobifone tại tỉnh Trà Vinh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế Tp. Hồ

Chí Minh.

[5] TS Ngơ Xn Bình & TS Hồng Văn Hải (2002), Giáo trình Kinh tế và quản

trị doanh nghiệp, NXB Giáo Dục.

[6] Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê.

[7] Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu

khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[8] TS Phạm Văn Dược & Đặng Thị Kim Cương (2005), Phân tích hoạt động

kinh doanh, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh

[9] PGS.TS Hồng Minh Đường & PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Giáo trình Quản

trị doanh nghiệp Thương Mại, NXB Lao động - Xã hội

[10] Tài liệu trên mạng Internet:

http://vi.wikipedia.org http://tailieu.vn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập nghề nghiệp giải pháp phát triển thị trường cho mobifone tại thành phố buôn mê thuột (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)