2.5.1 Phân tích vốn huy động trên tổng nguồn vốn của chi nhánh : Bảng 2.7: Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng vốn huy động Triệu đồng 852.354 897.693 932.571
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 999.24 1020.66 1039.65
Vốn HĐ/Tổng nguồn vốn % 85,3% 87,95% 89,7%
- Xuất phát từ bản chất của ngân hàng là “Đi vay để cho vay”, HDBank - chi nhánh Hồ Chí Minh đã làm rất tốt cơng tác huy động vốn của mình.
- Qua bảng số liệu ta thấy tổng vốn huy động luôn chiếm trên 85% trong tổng nguồn vốn. Đây là một điều đáng khen đối với chi nhánh vì có thể chủ động được trong nguồn vốn của mình. Để có thể phát huy tốt như vậy là do chi nhánh có các phịng giao dịch cũng như quỹ tín dụng nằm ở các khu đông dân cư, con đường lớn của các quận có khả năng huy động vốn tốt như: phịng giao dịch Phú Thọ, phòng giao dịch Nguyễn Sơn, phòng giao dịch Nguyễn Ảnh Thủ, quỹ tiết kiệm Lê Trọng Tấn.
- Vì thế, chi nhánh phải tận dụng lợi thế này huy động tối đa nguồn vốn trong dân cư ở khu vực lân cận, xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, đem về doanh thu tốt nhất cho hệ thống ngân hàng HDBank.
2.5.2 Phân tích dư nợ cho vay cá nhân trên tổng vốn huy động : Bảng 2.8: Chỉ tiêu dư nợ cho vay cá nhân trên tổng VHĐ Bảng 2.8: Chỉ tiêu dư nợ cho vay cá nhân trên tổng VHĐ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dư nợ cho vay cá nhân Triệu đồng 153.014 132.339 194.400
Tổng vốn huy động Triệu đồng 852.354 897.693 932.571
Dư nợ CVCN/Tổng VHĐ % 17,95% 14,74% 20,84%
- Trải qua 3 năm với nhiều biến cố, ta thấy dư nợ cá nhân chiếm tỷ lệ không cao trong tổng vốn huy động của chi nhánh.
- Năm 2011 là 17,95% nhưng sang năm 2012 giảm xuống còn 14,74% mặc dù tổng vốn huy động tăng. Đây là một dấu hiệu xấu đối với cho vay cá nhân bởi ngân hàng huy động để cho vay nhưng vay cá nhân lại giảm. Nguyên nhân một phần là do tăng trưởng kinh tế chậm lại, nợ công nhiều hơn, đặc biệt là nạn thất nghiệp tăng cao khiến cho sức mua hạn chế, người dân e dè việc đi vay với lãi suất cao.
- Qua năm 2013 có một sự tăng trưởng đáng kể trong dư nợ cho vay cá nhân, tăng khoảng 46,89% so với năm 2012 khiến cho tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động tăng lên 20,84%. Đạt được mức tăng trưởng này một phần là do năm 2013 kinh tế đã có nhiều khởi sắc, lạm phát giảm xuống mức thấp, nhờ các chương trình bình ổn giá của chính phủ mà hàng hóa vẫn giữ được mức giá ổn định, sức mua tăng cao, bên cạnh đó, lãi suất cũng trở nên hợp lí hơn cho người dân nên nhu cầu vay tăng cao.
- Qua những phân tích trên ta thấy dư nợ cho vay cá nhân không cao trong tổng vốn huy động của chi nhánh, chủ yếu là các khoản vay nhỏ lẻ, dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn với các khoản vay lớn. Hơn nữa, dư nợ cho vay cá nhân cịn bị ảnh hưởng rất nhiều từ tình hình kinh tế trong nước như lạm phát, thất nghiệp, cung cầu hàng hóa,…Vì thế, chi nhánh cần chú trọng mảng cho vay cá nhân hơn nữa, mặc dù các khoản vay ít nhưng với số lượng cá nhân vay nhiều sẽ là một nguồn lợi không hề nhỏ cho chi nhánh.
2.5.3 Phân tích nợ quá hạn trên dư nợ cho vay cá nhân : Bảng 2.9: Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ CVCN Bảng 2.9: Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ CVCN
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nợ quá hạn Triệu đồng 2.555 2.951 5.268
Dư nợ cho vay cá nhân Triệu đồng 153.014 132.339 194.400
Nợ quá hạn/Dư nợ CVCN % 1,67% 2,23% 2,7%
- Qua 3 năm ta thấy dư nợ cho vay cá nhân có xu hướng giảm (khoảng 20.675 triệu đồng trong giai đoạn 2011-2012) rồi lại tăng (khoảng 62.061 triệu đồng trong giai đoạn 2012-2013) nhưng nợ quá hạn lại tăng với tốc độ ngày càng nhanh, năm 2013 so với năm 2011 tăng khoảng 106,18%. Điều này khiến cho chỉ số Nợ quá hạn / Dư nợ CVCN tăng lên, đây là một dấu hiệu xấu đối với chi nhánh. Nguyên nhân một phần là do các ngân hàng trên thế giới bị lạm phát và cơn bão khủng hoảng tín dụng của Mỹ tàn phá nặng nề. Bên cạnh đó về phần chi nhánh do cơng tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay còn chưa tốt khiến cho tỷ lệ nợ q hạn gia tăng. Vì thế, chi nhánh phải có những bước chuẩn bị và đề phòng với các
khoản cho vay, không cho vay ồ ạt mà sẽ suy xét cẩn thận hơn; đề ra các giải pháp hữu hiệu, cứng rắn trong việc xử lý nợ, tránh những rủi ro khơng cần thiết.
2.5.4 Phân tích hệ số thu nợ :
Bảng 2.10: Chỉ tiêu doanh số thu nợ trên dư nợ CVCN
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thu nợ Triệu đồng 150.459 129.388 189.132
Dư nợ cho vay cá nhân Triệu đồng 153.014 132.339 194.400
Doanh số thu nợ/Dư nợ
CVCN 0,983 0,977 0,973
- Một ngân hàng có hoạt động có hiệu quả, chất lượng tín dụng có tốt hay khơng tất cả phụ thuộc vào chỉ số này. Qua 3 năm ta thấy tỷ số này có phần giảm từ năm 2011 đến năm 2013.
- Điều này cho thấy cơng tác thu nợ đối với các món vay cá nhân của chi nhánh đang giảm sút rõ rệt, tuy không nhiều nhưng năm sau lại thấp hơn năm trước. Như năm 2011 thì 1 đồng vốn cho vay cá nhân chỉ thu về 0,983 đồng vốn, tương tự như vậy năm 2012 chỉ thu về 0,977 đồng vốn trên 1 đồng cho vay và năm 2013 là 0,973 đồng vốn. Nếu theo chiều hướng này thì tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng và sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chi nhánh.
- Mặc dù có sự giảm sút nhưng chi nhánh Hồ Chí Minh ln duy trì tỷ số này trên 0,97, đây cũng là một điều đáng khen nhưng Ban giám đốc chi nhánh cần xem xét lại cơng tác thu hồi – xử lí nợ của mình, làm sao để tỷ số này ln tăng và càng gần 1 càng tốt.
2.5.5 Phân tích chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng cá nhân : Bảng 2.11: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cá nhân Bảng 2.11: Chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng cá nhân Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Doanh số thu nợ Triệu đồng 129.388 189.132
Dư nợ bình quân Triệu đồng 142.676 163.369
Vòng quay vốn Lần 0,9 1,15
- Chúng ta biết một Ngân hàng mà việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả hay khơng thì khơng thể chỉ nhìn vào các chỉ tiêu như: dư nợ cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn... mà còn phải căn cứ vào vòng quay vốn tín dụng. Nếu vịng quay vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ Ngân hàng đa dạng hóa hình thức cho vay và
thu hồi nợ tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn đồng thời làm cho đồng vốn huy động của Ngân hàng khỏi bị ứ đọng và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Qua bảng số liệu ta thấy vịng quay vốn tín dụng của HDBank chi nhánh qua 2 năm tăng lên, từ 0,9 lần lên 1,15 lần. Mặc dù một phần các món vay chưa đến hạn thu hồi nên làm cho dư nợ bình quân tăng lên (khoảng 20.693 triệu đồng) nhưng nhờ chi nhánh làm tốt cơng tác thu nợ, nên doanh số thu nợ có tốc độ tăng nhanh khiến cho vòng quay vốn tăng lên. Do đó, trong định hướng sắp tới của Ngân hàng cần cố gắng phát huy công tác thu nợ hiện tại, quan tâm hơn nữa đến những món nợ đã đến hạn thu hồi, cần có những biện pháp hữu hiệu để đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, giúp gia tăng doanh số thu nợ hơn nữa, đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
2.6 Nhận xét hoạt động chung tại HDBank – chi nhánh Hồ Chí Minh :
2.6.1 Điểm mạnh :
HDBank – Chi nhánh Hồ Chí Minh tọa lạc tại Tịa nhà K&K, số 159A - B Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11, Tp.HCM (đối diện Lotte-mart quận 11). Đặc điểm địa bàn tập trung đông dân cư, siêu thị, hệ thống các trường đại học...Đó là những thuận lợi rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Ngồi ra Chi Nhánh cịn có hệ thống gồm 5 Phòng giao dịch hoạt động tại các tuyến phố trung tâm của Quận 11, Quận 12, Quận Tân Phú. Với lợi thế nằm trên
các trục đường chính của quận, gần khu dân cư nên dễ dàng giao dịch, tiếp cận dịch vụ của Chi Nhánh cụ thể như sau:
Trụ sở chi nhánh: HDBank - Chi nhánh Hồ Chí Minh; HDBank – Phịng giao dịch Phú Thọ;
HDBank - Phòng giao dịch Nguyễn Sơn; HDBank - Phòng giao dịch Nguyễn Ảnh Thủ; HDBank – Quỹ tiết kiệm Lê Trọng Tấn;
Với vị trí thuận lợi và mạng lưới rộng khắp như thế, HDBank — Chi nhánh Hồ Chí Minh đã phát huy tối đa khả năng tiếp cận khách hàng từ mạng lưới, đẩy mạnh huy động vốn, tạo điều kiện đưa nhanh các sản phẩm, dịch vụ của HDBank đến với mọi đối tượng khách hàng...trong khu vực dân cư đông đúc này.,
HDBank - Chi nhánh Hồ Chí Minh đã phát huy tối đa lợi thế của một Ngân hàng thương mại đa năng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn Quận 11, Quận 12 và Quận Tân Phú. Trong
chiến lược kinh doanh, phát triển mạng lưới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh. Từ năm 2006, thực hiện chủ trương của HDBank về mở rộng
mạng lưới, hệ thống các phịng giao dịch đã phát huy hiệu quả tích cực, trở thành vũ khí hữu hiệu trong cạnh tranh, góp phần vào thành cơng của Chi nhánh . Việc
đặt các phòng giao dịch gần các doanh nghiệp, khu dân cư đã giúp ngân hàng tăng thêm khách hàng, tăng lượng vốn huy động, nâng cao sức cạnh tranh.
Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm với nhiều năm cơng tác tại Ngân hàng, ln hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt HDBank - Chi nhánh Hồ Chí Minh đã có một khoảng thời gian dài để chứng minh và khẳng định vị thế cũng như tốc độ phát triển không ngừng của
Chi Nhánh nên đã có được một thị phần rộng lớn và tạo được niềm tin với khách hàng, số khách hàng truyền thống, có uy tín qua q trình hoạt động của chi nhánh vẫn tiếp tục ổn định và ngày càng tạo được mối quan hệ bình đẳng khắng khít hơn. Sự tín nhiệm của khách hàng cũ lẫn mới đối với chi nhánh
ngày càng cao thể hiện qua số khách hàng vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Những kết quả đạt được trong huy động vốn, cho vay và đầu tư cũng như phát triển dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua đã nói lên lợi thế và hiệu quả tích cực từ mạng lưới kinh doanh rộng khắp của Chi nhánh. Ban Giám đốc Chi nhánh đã đề ra những biện pháp phù hợp nhằm
thu hút mạnh các nguồn vốn; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chính sách khách hàng; kết hợp chặt chẽ cơng tác quy hoạch với đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giao dịch viên; tổ chức các lớp học kỹ năng giao tiếp giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
2.6.2 Điểm yếu :
Thứ nhất, do cán bộ tín dụng cá nhân cịn ít, cán bộ tín dụng cá nhân của Chi
Nhánh một lúc phải đảm nhận quá nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu như gia hạn khoản vay, kí hợp đồng mới, thẩm định tài sản, công chứng giấy tờ,…. Điều này làm cho hiệu quả công việc bị giảm xuống.
Thứ hai, việc cho vay cá thể dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho
vay của Chi Nhánh. Tuy nhiên, cơng tác thẩm định của Ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay khơng vẫn là vấn đề nan giải...Đây là điểm cần xem xét để khắc phục trong thời gian tới.
Thứ ba, máy móc thiết bị của Ngân hàng mặc dù số lượng nhiều nhưng chưa
cải tiến đổi mới làm cho tiến độ công việc của Ngân hàng đơi lúc cịn chậm làm khách hàng phải đợi lâu.
Thứ tư, do vừa mới thay đổi một số nhân sự tại chi nhánh, các nhân viên mới
Thứ năm, nguồn tiền của chi nhánh phải phân chia cho các phịng giao dịch,
vì thế sẽ gặp khó khăn trong việc điều động tiền đối với các khách hàng lớn.
2.6.3 Những vấn đề còn tồn tại :
Bên cạnh những cơ hội nêu trên thì Chi nhánh cũng tồn tại những thách thức vi mô và vĩ mơ như trên địa bàn Quận có khá nhiều các ngân hàng thương mại như Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân Hàng TMCP Á Châu, Ngân Hàng Sài Gịn Thương Tín...Chính vì vậy đã tạo nên một sự canh tranh
gay gắt giữa HDBank - Chi nhánh HỒ CHÍ MINH với các ngân hàng thương mại khác.
Với hoạt động Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, khủng hoảng đã dần đi qua, sự hồi phục đã diễn ra và cơ hội đang đến với ngành ngân hàng, nhưng khơng hồn tồn bền vững. Vì thế, nếu khơng nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng
được định hướng phát triển mang đậm nét riêng, thì hoạt động của mỗi ngân hàng khó có thể đạt hiệu quả cao.
Thời gian gần đây, chính phủ đã đưa ra thơng điệp kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và hiện chính sách tiền tệ đã bắt đầu được "siết" lại làm cho hoạt động của các ngân hàng sẽ khó khăn hơn và khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn; lúc này
áp lực huy động vốn tiếp tục gia tăng, dẫn đến cho vay ra cũng phải cẩn trọng và chọn lọc khách hàng tốt nhất để cho vay, người vay phải trả lãi suất cao. Điều đó cũng dễ hiểu, vì với một nền kinh tế bắt đầu phục hồi thì vốn liếng
sẽ trở nên khan hiếm. Trước đây, những người có vốn khó đầu tư, kinh doanh do các kênh đầu tư sụt giảm nên gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Cịn tình hình thị trường hiện nay đã thay đổi, khi các kênh đầu tư khác đã và đang dần hồi phục, nhiều người sẽ rút vốn ra để đầu tư thay vì gửi vào ngân hàng. Thị trường bất động sản sẽ ấm lên và khả năng phục hồi; Thị trường chứng khoán cũng sẽ phục hồi và thị trường trái phiếu hấp dẫn hơn. Vì vậy, tiền gửi vào ngân hàng sẽ
ít đi, đó là chưa kể đối với việc khống chế trần lãi suất huy động và đây cũng là vấn đề khó khăn nhất của ngân hàng trong năm nay. Một khó khăn khác nữa đó là tín dụng thắt chặt, nên nguồn vốn cho vay bất động sản, chứng khoán vốn mang lại lợi nhuận lớn cũng bị hạn chế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đã khái quát quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Hồ Chí Minh, đặc biệt là về tình hình hoạt động cho vay cá nhân. Chương 2 đã mô tả những kết quả đạt được qua số liệu thống kê, so sánh từ đó nêu những mặt hạn chế, những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cho vay cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Hồ Chí Minh, từ đó sẽ có những kiến nghị, những giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Chương 2 đã nghiên cứu hoạt động cho vay cá nhân tại HDBank – Chi nhánh Hồ