Nghiệp vụ tín dụng luôn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Việc phân tích các khoản đầu tư tín dụng của ngân hàng là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 67 SVTH: Huỳnh Kim An
Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006
1. Vốn huy động Triệu đồng 172.332 191.547 226.766 2. Doanh số cho vay Triệu đồng 183.686 247.118 285.320 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 154.222 232.816 246.586 4. Tổng dư nợ Triệu đồng 169.825 184.127 222.861 5. Nợ xấu Triệu đồng 721 1.398 1.126 6. Dư nợ BQ (*) Triệu đồng 155.093 176.976 203.494 7. Dư nợ/ VHĐ % (**) 98,55 96,13 98,28 8. Hệ số thu nợ % 83,96 94,21 86,42 9. VQ vốn TD Vòng 0,99 1,32 1,21 10. Nợ xấu/ Dư nợ % 0,42 0,76 0,51 (*): Dư nợđầu kỳ năm 2004: 140.361 triệu đồng (**): Nếu >1: đơn vị là lần Nếu <1: đơn vị là % BQ: bình quân,VQ: Vòng quay VHĐ: Vốn huy động TD: Tín dụng, TS: Tài sản 4.3.1.1. Dư nợ trên vốn huy động:
Đây là chỉ số phản ánh mức độđầu tư của vốn huy động vào hoạt động cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏđều không tốt. Bởi vì nếu lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Nhận xét thấy trong ba năm qua công tác huy động vốn của ngân hàng là khá tốt thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 bình quân có 0,99 đồng dư nợ trong 1 đồng vốn huy động. Năm 2005 thì chỉ số này bằng 0,96 nghĩa là trong 1 đồng vốn huy động dư nợ đã là 0,96 đồng trong đó. Đến năm 2006 thì chỉ tiêu này đã tăng hơn năm 2005 nhưng thấp hơn năm 2004 và bằng 0,98. Như vậy chỉ tiêu trên có sự giảm rồi tăng từ năm 2004 đến năm 2006.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 68 SVTH: Huỳnh Kim An
4.3.1.2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay:
ược gọi là h
Chỉ tiêu này còn đ ệ số thu nợ. Nó phản ánh hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Hệ số này càng lớn càng tốt. Nhìn chung ba năm qua hệ số thu nợ diễn biến phức tạp. Cụ thể, năm 2004 hệ số thu nợ là 83,96% thì sang năm 2005 con số này đã tăng lên đạt 94,21%, đây là một tín hiệu rất tốt, nguyên nhân là do ngân hàng đã thực thi tốt các chính sách, chỉ tiêu, kế hoạch được đề ra và áp dụng nhiều biện pháp xử lý để thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu dẫn đến nguồn vốn cho vay tăng. Nhưng năm 2006 hệ số thu nợ lại giảm xuống do năm 2006 doanh số cho vay tăng, và doanh số thu nợ cũng tăng nhưng không bằng sự tăng của doanh số cho vay, do đó cần làm tốt công tác thu hồi nợ, đôn đốc nhắc nhở khách hàng khi gần đến hạn trả nợ gốc và lãi vay.
4.3.1.3. Vòng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ số này càng lớn càng tốt, nghĩa là khả năng thu hồi nợ tốt.
Qua phân tích doanh số cho vay ở phần trên ta biết rằng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn. Từ bảng số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng của NHN0 & PTNT TXVL có sự biến động không theo một chiều tăng giảm mà có sự tăng rồi lại giảm. Năm 2004 số vòng quay là 0,99 vòng, đến năm 2005 là 1,32 vòng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do doanh số cho vay năm 2005 tăng đột biến và kéo theo đó là sự tăng lên của doanh số thu nợ, dẫn đến khả năng quay vòng vốn của ngân hàng là rất tốt.
Đến năm 2006 vòng quay vốn đã giảm xuống còn 1,21 vòng, nguyên nhân là do thiên tai làm cho giá cả nông sản giảm, ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Ngoài ra năm 2006 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng lên khá cao nên cũng là nguyên nhân làm cho vòng quay vốn tín dụng năm này giảm.
4.3.1.4. Nợ xấu trên dư nợ:
Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt, cho biết ngân hàng cho vay đạt hiệu quả hay gặp rủi ro ra sao? Ngân hàng có tổng dư nợ đều tăng khá cao qua ba năm trong khi đó nợ xấu có sự tăng giảm
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 69 SVTH: Huỳnh Kim An
4.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Ngân hàng: Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 1. Tổng thu nhập Triệu đồng 16.839 29.872 39.839 2. Tổng chi phí Triệu đồng 14.245 23.817 31.812 3. Tổng tài sản Triệu đồng 176.162 196.984 232.865 4. Lợi nhuận Triệu đồng 2.594 6.055 8.027 5. TN/ Tổng tài sản % 9,56 15,16 17,11 6. CP/ Tổng tài sản % 8,09 12,09 13,66 7. LN/ Tổng tài sản % 1,47 3,07 3,45 8. LN/ TN % 15,40 20,27 20,15 9. CP/ TN % 84,60 79,73 79,85
TN: thu nhập, CP: chi phí , LN: lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Trong quá trình kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm thế nào để có thểđạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất và vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, vì lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành, kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hoạt động có độ rủi ro lớn nhất. Các rủi ro bao trùm lên tất cả hoạt động của ngân hàng. Do đó các nhà ngân hàng phải
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 70 SVTH: Huỳnh Kim An
luôn sáng suốt, khách quan để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng của mình.
Sau đây ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau:
4.3.2.1. Tổng thu nhập trên Tổng tài sản:
Chỉ số này phản ánh mức độ tạo ra thu nhập của 1 đồng vốn đầu tư, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Từ năm 2004-2006 chỉ số này tăng đều cho thấy khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng là khá tốt. Cụ thể, năm 2004 là 9,56% sang năm 2005 là 15,16%, đến năm 2006 là 17,11%, cho thấy việc sử dụng tài sản của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
4.3.2.2. Chi phí trên Tổng tài sản:
Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho thấy đang có yếu kém trong khâu quản lý chi phí và từđó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng trong tương lai. Do đó chỉ số này nhỏ là tốt.
Ta thấy năm 2004 chỉ số này là 8,09%, sang năm 2005 là 12,09% đến năm 2006 là 13,66%. Chi phí tăng lên song song với sự tăng lên của lợi nhuận, do 3 năm qua lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng, do đó đã kéo theo trước đó sẽ là sự tăng lên của chi phí.
4.3.2.3. Lợi nhuận trên Tổng tài sản (ROA) :
Chỉ số này nói lên khả năng sử dụng tài sản, giúp nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của 1 đồng tài sản. ROA của ngân hàng năm 2004 là 1,47%, nghĩa là 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận. Năm 2005 con số này tăng lên gấp đôi 3,07% và năm 2006 là 3,45%. Ta thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng lên cùng với sự tăng lên của tài sản, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng tài sản có hiệu quả tốt.
4.3.2.4. Lợi nhuận trên thu nhập:
Năm 2004 chỉ số này là 15,40%, nghĩa là cứ 1 đồng thu nhập thu được trong đó sẽ có 0,15 đồng lợi nhuận. Sang năm 2005 chỉ số trên tiếp tục tăng lên 20,27% và năm 2006 là 20,15%. Chỉ số này cao là tốt , chứng tỏ rằng ngân hàng
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 71 SVTH: Huỳnh Kim An
đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập cho ngân hàng. Thêm nữa, nó cũng nói lên chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng của ngân hàng đối với các biến động của thị trường.
4.3.2.5. Tổng chi phí trên Tổng thu nhập:
Đây là chỉ tiêu tính toán khả năng bù đắp chi phí của 1 đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ sốđo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động kém hiệu quả, có nguy cơ phá sản trong tương lai nếu không khắc phục kịp thời.
Năm 2004 chỉ tiêu này là 84,60%, tức là trong 1 đồng thu nhập tạo ra đã có 0,85 đồng chi phí, sang năm 2005 giảm dần còn 79,73%, đến năm 2006 con số trên là 79,85%. Như vậy, chỉ số chi phí/thu nhập của NHN0 & PTNT TX Vĩnh Long là tương đối chấp nhận được.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 72 SVTH: Huỳnh Kim An CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.1. YẾU TỐ KHÁCH QUAN 5.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế:
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long là ngân hàng thương mại Nhà nước kinh doanh quyền sử dụng vốn tiền tệ và hoạt động kinh doanh đó gắn với sự thăng trầm của nền kinh tế. Cụ thể nền kinh tế Thị xã Vĩnh Long ba năm qua có những biến động sau:
Î Năm 2004:
Năm 2004 hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển khá tốt: doanh số cho vay đạt 183.686 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 84% và dư nợđạt chỉ tiêu đề ra. Năm 2004 được đánh giá là năm phát triển tương đối ổn định đối với nền kinh tế Tỉnh nhà. Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế trong công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp đều có chuyển biến tích cực. Các công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ra sức đầu tư, tìm kiếm thị trường, nâng cao qui mô hoạt động nhờ vậy công việc kinh doanh đạt hiệu quả. Từđó giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt chất lượng, vì đối với người đi vay có kết quả kinh doanh tốt sẽ trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
Bên cạnh đó thì nợ xấu trong năm này là 0,42% trong tổng dư nợ. Nợ xấu xuất hiện là điều phải có đối với hầu hết các ngân hàng, vì rủi ro xảy ra ngoài nguyên nhân chủ quan còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như: bệnh cúm trên gia cầm, dịch lỡ mồm long móng ở bò heo, thiên tai, bão lụt…xảy ra trong năm 2004.
Î Năm 2005:
So với năm 2004 nền kinh tế của tỉnh Vĩnh Long đã có những bước phát triển vượt bậc đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, chất lượng tăng trưởng được nâng lên rõ rệt góp phần nâng mức GDP bình quân đầu người năm 2005 của tỉnh đạt 7,629 triệu đồng/người/năm, tăng 1,168 triệu đồng/người so với năm 2004 và tăng 429.000 đồng/người so với kế hoạch năm 2005 của tỉnh đã đề ra. Năm 2005 là năm cuối thực hiện các Nghị quyết của Đại
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 73 SVTH: Huỳnh Kim An
hội Đảng bộ Vĩnh Long lần thứ VII (nhiệm kỳ 2001-2005), có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành các mục tiêu kế hoạch 5 năm giai đoạn 2001-2005. Tuy tỉnh có nhiều khó khăn về thị trường, giá cả, kêu gọi đầu tư, xây dựng các cụm, tuyến công nghiệp… nhưng các ngành, các cấp, các địa phương trong tỉnh đã nỗ lực lớn trong việc thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn Vĩnh Long năm nay tăng 10,65% so với năm trước, tăng đều ở cả 3 khu vực kinh tế nông- lâm- thủy sản, công nghiệp- xây dựng và các ngành dịch vụ; đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh (công nghiệp, nông nghiệp, xuất khẩu …) đã có những bước tăng trưởng mạnh.
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội. Do đó, hoạt động tín dụng năm 2005 có sự tăng trưởng khá cao so với năm 2004: doanh số cho vay tăng >33%, doanh số thu nợ tăng >49%, dư nợ tăng 10%. Nói về hoạt động của các hộ xin vay vốn: nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, mở rộng qui mô sản xuất như: doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, gốm sứ…Và để có được số vốn đầu tư cho áp dụng những hệ thống trên thì nguồn vốn đi vay không đâu khác hơn là từ ngân hàng, do đó thúc đẩy doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ của ngân hàng đều tăng trong năm 2005.
Song song đó cũng có những yếu tốảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như: giá dầu vẫn còn ở mức cao, khu vực kinh tế dịch vụ bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thời tiết không thuận lợi. Đối với Chi nhánh năm 2005 là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong ba năm qua chiếm 0,76%/tổng dư nợ, tuy nhiên vẫn còn ở mức chấp nhận được.
ÎĐến năm 2006:
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long tuy có tăng nhưng không cao so với năm 2005. Nguyên nhân là trong năm qua giá xăng dầu tăng mạnh, phân bón và thức ăn trong chăn nuôi liên tục tăng, dịch bệnh trên cây trồng phát triển như: vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động nông nghiệp của nông dân, từđó
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 74 SVTH: Huỳnh Kim An
cũng ảnh hưởng tương đối đến hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2006 đã giảm xuống còn 0,51%, ngân hàng đã có những biện pháp đối phó với những khoản nợ khó đòi để thu hồi vốn vay.
5.1.2. Ảnh hưởng từ sự tăng giảm của giá cả nông sản:
Như ta biết Ngân hàng Nông nghiệp chủ yếu là phục vụ cho thành phần kinh tế hộ sản xuất kinh doanh cá thể, họ là khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ và ba năm qua đều có sự tăng lên ổn định.
Tuy nhiên ta thấy rằng đây là thành phần kinh tế tạo ra nợ xấu cho ngân hàng. Hiện nay hầu hết các hộ nông dân khi vay vốn tại ngân hàng, họđem đồng vốn về tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Nhưng người nông dân sản xuất có kết quả tốt hay không là phụ thuộc vào các yếu tố: kỹ thuật canh tác, phân bón và nhất là giá cả nông sản. Các chủ nhà vườn hiện nay luôn là người gánh chịu mọi rủi ro khi bán sản phẩm cho thương lái, họ phải bao tiêu sản phẩm, nghĩa là phải nhận lại sản phẩm không đạt chất lượng khi người tiêu dùng trả lại cho các thương lái.Ví dụ như: sầu riêng, dưa hấu… Chính vì vậy nó đã ảnh hưởng đến việc trả nợ vay của các hộ dân khi vay vốn ở ngân hàng.
5.2. YẾU TỐ CHỦ QUAN
5.2.1. Sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng:
Tùy theo loại hình, mục đích và thời hạn cho vay vốn mà ngân hàng có mức lãi suất cụ thể. Nhưng nhìn chung, lãi suất cho vay bao gồm lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung & dài hạn. Sau đây ta so sánh bảng lãi suất huy