TỪ 2004 – 2006 ĐVT: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉtiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tgiăảng m (%) Số tiền Tăng giảm (%) Cty CP, TNHH 5.167 10.470 18.602 5.303 102,63 8.132 77,67 DNTN 17.940 28.037 34.326 10.097 56,28 6.289 22,43 Hộ KD cá thể 139.395 135.174 163.017 (4.221) (3,03) 27.843 20,60 HTX 0 180 250 180 - 70 38,89 CV khác 7.323 10.266 6.666 2.943 40,19 (3.600) (35,07) Tổng 169.825 184.127 222.861 14.302 8,42 38.734 21,04
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 59 SVTH: Huỳnh Kim An
Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì NHN0 & PTNT TXVL đã mở rộng giải ngân cho nhiều thành phần kinh tế khác giúp họ có đủ nguồn vốn để tiến hành sản xuất, từđó thúc đẩy dư nợ cho vay cho các thành phần kinh tế tăng đều qua 3 năm.
* Đối với Công ty cổ phần, TNHH:
Ba năm qua từ năm 2004 đến 2006 ta thấy mức dư nợ đã tăng khá cao, đặc biệt là năm 2005 dư nợ của công ty cổ phần, công ty TNHH đạt 10.470 triệu đồng trong khi năm 2004 là 5.167 triệu đồng, như vậy mức dư nợ năm 2005 đã tăng cao so với năm 2004 là 5.303 triệu đồng tương đương 102,63%. Dư nợ của công ty năm 2006 là 18.602 triệu đồng, như vậy mức tăng này so với năm 2005 là 8.132 triệu đồng tương đương tăng 77,67%. Nguyên nhân dẫn đến mức dư nợ cho thành phần kinh tế này cao là kết quả của xu thế cổ phần hóa như hiện nay, Công ty cổ phần, TNHH mọc lên ngày càng nhiều nên nhu cầu vay vốn của họ là rất lớn, cộng với việc làm ăn ngày càng có hiệu quả, tuy nhiên Chi nhánh ta vẫn là NHN0 & PTNT do đó mức dư nợ chủ yếu là từ hộ kinh doanh cá thể là chính.
* Đối với DNTN:
Cùng với sự gia tăng của dư nợ đối với Công ty cổ phần, TNHH thì dư nợ đối với DNTN cũng tăng đều qua 3 năm. Điều này phản ánh sựđầu tư của ngân hàng vào thành phần kinh tế này ngày càng nhiều và đều giữổn định.
Mức dư nợ đối với DNTN năm 2004 là 17.940 triệu đồng sang năm 2005 con số này tăng lên khá cao đạt 28.037 triệu đồng, như vậy dư nợ của DNTN năm 2005 đã tăng 10.097 triệu đồng hay tương đương với mức tăng 56,28%. Đến năm 2006 dư nợ của DNTN là 34.326 triệu đồng tăng hơn năm 2005 là 6.289 triệu đồng tức là tăng 22,43%. Xét cụ thể thì ta thấy rằng dư nợ đối với DNTN qua 3 năm đều tăng nhưng năm 2005/2004 là có mức tăng cao hơn so với 2006/2005 nếu xét về mặt tỷ trọng. Điều này đã cho thấy năm 2005 có mức dư nợ tăng cao là do năm nay các DNTN đã trả nợ gốc những năm đầu ít hơn các năm cuối nên mức dư nợ còn nhiều, nhưng điều này không có nghĩa nó là nợ xấu của DNTN đối với ngân hàng. Vì 3 năm qua nợ xấu chỉ thuộc về hộ kinh doanh cá thể mà thôi.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 60 SVTH: Huỳnh Kim An
* Đối với hộ kinh doanh cá thể:
Ngay từđầu thành phần kinh tế này đã chiếm tỷ trọng cao về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và sự cao nhất về dư nợ là điều hiển nhiên. Từ năm 2004- 2006 tình hình dư nợ đối với thành phần kinh tế có những diễn biến khi tăng khi giảm. Cụ thể, dư nợ đối với hộ kinh doanh cá thể năm 2004 là 139.395 triệu đồng sang năm 2005 là 135.174 triệu đồng, vậy là dư nợ hộ kinh doanh năm 2005 đã giảm hơn so với năm 2004 là 4.221 triệu đồng hay giảm 3,03%. Đến năm 2006 con số này đã tăng lên đáng kể, dư nợ hộ kinh doanh năm 2006 là 163.017 triệu đồng, tức là đã tăng thêm 27.843 triệu đồng tương đương 20,60%.
Năm 2005 mức dư nợ đối với hộ kinh doanh cá thể giảm là do các hộ nông dân vay vốn để tiến hành chăn nuôi bò, heo, mô hình VAC…đặc biệt là nuôi cá tra, cá basa, điêu hồng…đôi khi do người dân nuôi quá nhiều làm cho thừa cung, giá cả giảm xuống thấp, nông dân không thu hồi được lợi nhuận để trả nợ vay cho ngân hàng hoặc có trả và có vay thêm. Nhưng đến năm 2006 dư nợ đã tăng lên, lúc này người nông dân đã biết cách nuôi có kỹ thuật và có kinh nghiệm nên làm ăn có hiệu quả hơn. Sau khi thu hoạch họ mang tiền đến trả nợ gốc và lãi đến hạn, sau đó tiến hành xin vay tiếp để đầu tư mở rộng qui mô chăn nuôi lớn hơn và cần đồng vốn nhiều hơn. Hộ xin vay do đã tạo được uy tín đối với ngân hàng nên được ngân hàng tiếp tục giải ngân từđó làm cho dư nợ tăng.
* Đối với HTX:
Năm 2005 ngân hàng đã giải ngân cho HTX vay 180 triệu đồng và nó vẫn duy trì mức dư nợ đến cuối năm 2005 là 180 triệu đồng. Sang năm 2006 dư nợ đối với HTX là 250 triệu đồng do đó mức dư nợ tăng thêm 70 triệu đồng hay tăng 38,89%, nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2006 HTX xin vay 250 triệu đồng và đã trả nợ gốc năm 2006 là 180 triệu đồng, do đó đẩy dư nợ cuối năm 2006 là 250 triệu đồng.
* Đối với cho vay khác:
Hình thức cho vay này qua 3 năm cũng tăng đều đặn. Năm 2004 dư nợ cho vay khác là 7.323 triệu đồng, năm 2005 tăng lên đạt 10.266 triệu đồng tức là đã tăng thêm 2.943 triệu đồng hay tăng 40,19%. Đến năm 2006 con số này là
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 61 SVTH: Huỳnh Kim An
6.666 triệu đồng, như vậy dư nợ cho vay này năm 2006 đã giảm 3.600 triệu đồng hay tương đương tăng 35,07% so với năm 2005.
Tóm lại, tình hình dư nợ của NHN0 & PTNT TXVL những năm qua đều tăng trưởng ổn định. Trong đó, ngân hàng cần chú trọng vào những đối tượng khách hàng có uy tín, những đối tượng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, khách hàng có biểu hiện tốt trong việc trả nợ gốc và lãi đểđầu tư hợp lý, sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, kịp thời nắm bắt cơ hội, thời cơ nhất là tình hình kinh tế chung của địa phương và đất nước góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn cũng như mở rộng quy mô hoạt động cho ngân hàng. 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Cty CP, TNHH DNTN Hộ KD cá thể CV khác Đồ thị 10: Tình hình dư nợ theo TPKT 4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu:
Một món vay tín dụng được phân thành 5 nhóm nợ: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Ba loại nợ sau được coi là nợ xấu. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cao (nợ nhóm 5) không chỉ báo động sẽ phát sinh khoản phải thanh lý lớn trong tương lai, mà còn thể hiện sự giảm sút thu nhập ở hiện tại do các khoản nợ này không đem lại lợi nhuận hoặc rất ít không đáng kể. Đối với các khoản nợ bị xếp loại, ngân hàng thường bị buộc phải thành lập quỹ dự phòng. Nếu quỹ dự phòng không bù đắp đủ tài sản bị rủi ro, thì phải lấy lợi nhuận, thậm chí cả vốn tự có của ngân hàng để
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 62 SVTH: Huỳnh Kim An
trang trải. Giải pháp này nhằm đểđảm bảo nguyên tắc: ngân hàng phải lãnh chịu rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng không được phép lấy nguồn tiền gửi của khách hàng để bù đắp tổn thất. Điều này giúp cho tình hình tài chính của ngân hàng lành mạnh hơn, đồng thời cũng buộc ngân hàng phải thận trọng hơn nữa trong việc cung cấp tín dụng cho khách hàng.
4.2.4.1. Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ: Bảng 11: NỢ XẤU THEO NHÓM NỢ TỪ NĂM 2004 – 2006 ĐVT: triệu đồng 2004 2005 2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ dưới tiêu chuẩn 356 49,38 519 37,12 290 25,75 Nợ nghi ngờ 235 32,60 308 22,03 181 16,07 Nợ có khả năng mất vốn 130 18,02 571 40,85 655 58,18 Tổng nợ xấu 721 100,00 1.398 100,00 1.126 100,00
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Nợ nhóm 1: nợđủ tiêu chuẩn, là những khoản nợ trong hạn có khả năng thu hồi.
Nợ nhóm 2: nợ cần chú ý, là những khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trong hạn.
Nợ dưới tiêu chuẩn:
Qua bảng số liệu ta thấy nợ dưới tiêu chuẩn qua ba năm có diễn biến không đều. Năm 2004 nợ dưới tiêu chuẩn là 356 triệu đồng chiếm 49,38% trong tổng dư nợ xấu. Đến năm 2005 con số này là 519 triệu đồng, xét về số tuyệt đối tuy có tăng nhưng nếu nhìn về số tương đối đã giảm chiếm 37,12% trên tổng dư nợ xấu. Sang năm 2006 dư nợ dưới tiêu chuẩn giảm cả về số tương đối và số tuyệt đối là 290 triệu đồng, chiếm 25,75% trên tổng nợ xấu. Ta thấy nợ xấu gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, nếu nhóm này chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ xấu thì nhóm kia sẽ có tỷ trọng thấp hơn và ngược lại.
Đối với nợ nghi ngờ: Năm 2004 là 235 triệu đồng chiếm 32,60% tổng nợ xấu, năm 2005 là 308 triệu đồng chiếm 22,03%/Tổng nợ xấu. Sang năm 2006
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 63 SVTH: Huỳnh Kim An
con số này đã giảm đáng kể là 181 triệu đồng tức là chiếm 16,07 % trên Tổng nợ xấu.
Nợ có khả năng mất vốn: Trong ba nhóm nợ sau thì nợ có khả năng mất vốn là gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Nhưng trong thực tế, ngân hàng nào trên thế giới này có thểđoan chắc rằng trong cuộc đời hoạt động của mình sẽ không gặp bất kỳ một rủi ro tín dụng nào, dù rằng trước khi ra quyết định cho vay ngân hàng đã tính toán và cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan đến uy tín, khả năng tài chính, khả năng trả nợ của người vay. Rủi ro tín dụng càng trầm trọng hơn khi xảy ra suy thoái kinh tế hoặc lạm phát cao dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn lỗ lã. Vận rủi của các doanh nghiệp kéo theo cái rủi cho ngân hàng . Khi rủi ro tín dụng xảy ra, các nhà quản trị ngân hàng phải bỏ công xử lý vấn đề này.
0 200 400 600 800 1000 1200 1400triệu đồng 2004 2005 2006 năm Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng MV Tổng Nợ xấu Đồ thị 11: Nợ xấu theo nhóm nợ 4.2.4.2. Phân tích nợ xấu theo thời hạn tín dụng: Bảng 12: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006 ĐVT: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Ngắn hạn 345 534 295 189 54,78 (239) (44,76) Trung - dài hạn 376 864 831 488 129,79 (33) (3,82) Tổng 721 1.398 1.126 677 93,90 (272) (19,46)
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 64 SVTH: Huỳnh Kim An
Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng. Nợ xấu không thể không có ở bất kỳ ngân hàng nào vì hầu hết các rủi ro đều xảy ra sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, vì ngân hàng không thể biết trước được những khoản nợ nào sẽ thu hồi được và những khoản nợ nào không thể thu hồi, do hiệu quả kinh doanh của hộ vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nếu nguyên nhân là do các yếu tố khách quan là không sao cưỡng lại được như: thiên tai, suy thoái nền kinh tế…dẫn đến khách hàng không thanh toán được các khoản nợ cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng, làm cho lợi nhuận giảm. Nếu nợ xấu quá nhiều sẽảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng, lúc này những khách hàng gửi tiền sẽ có tâm lý bất an khi giao dịch, làm giảm uy tín của ngân hàng.
Sau đây ta phân tích cụ thể:
Năm 2004 dư nợ xấu là 721 triệu đồng, đến năm 2005 là 1.398 triệu đồng, như vậy dư nợ xấu năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là 677 triệu đồng hay tăng 93,90%. Trong đó dư nợ xấu ngắn hạn năm 2004 là 345 triệu đồng, năm 2005 là 534 triệu đồng đã tăng 189 triệu đồng so với năm 2004. Còn lại là dư nợ xấu trung và dài hạn, năm 2004 nợ xấu trung và dài hạn là 376 triệu đồng, sang năm 2005: 864 triệu đồng, tức là đã tăng 129,79%. Ta thấy dư nợ xấu trung và dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn vì có thời hạn dài do đó rủi ro xảy ra cao. Vì vậy hầu hết các ngân hàng thích cho vay ngắn hạn vì khả năng quay vòng vốn nhanh, tránh được rủi ro.
Đến năm 2006 tổng dư nợ xấu là 1.126 triệu đồng, như vậy so với năm 2005 đã giảm 272 triệu đồng tương đương giảm 19,46%. Năm 2006 là một tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh vì ta thấy nợ xấu giảm cả về dư nợ ngắn hạn và trung-dài hạn. Cụ thể dư nợ xấu ngắn hạn năm 2006 là 295 triệu đồng đã giảm 44,76% so với năm 2005, còn dư nợ trung và dài hạn là 831 triệu đồng giảm 33 triệu đồng so với năm 2005. Sở dĩ năm 2006 có kết quả tốt như vậy là do tình hình kinh tế Tỉnh nhà có diễn biến tích cực, các khách hàng đều làm ăn có hiệu quả nên đã làm tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 65 SVTH: Huỳnh Kim An 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 triệu đồng 2004 2005 2006 năm Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng Nợ xấu Đồ thị 12: Nợ xấu theo thời hạn 4.2.4.3. Nợ xấu theo thành phần kinh tế:
Bảng 13: DƯ NỢ XẤU THEO HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TỪ NĂM 2004-2006 ĐVT: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Kinh doanh 128 88 169 (40) (31,25) 81 92,05 VAC, CN 345 469 285 124 35,94 (184) (39,23) XD, SCN 221 522 481 301 136,20 (41) (7,85)
Máy nông nghiệp 0 177 163 177 - (14) -
TD, khác 27 142 28 115 425,93 (114) (80,28)
Tổng 721 1.398 1.126 677 93,90 (272) (19,46)
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL VAC: Vườn, ao , chuồng
XD, SC nhà: xây dựng, sửa chữa nhà
Như đã phân tích ở các phần trên thì dư nợ xấu chỉ thuộc về hộ kinh doanh cá thể, còn Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã thì không nằm trong dư nợ xấu.
Mặc dù người cán bộ tín dụng đã thẩm định một cách chính xác về tài sản làm đảm bảo của khách hàng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của họ: cán bộ tín dụng đến tận nhà nơi mà khách hàng xin vay vốn để xác minh mục đích
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 66 SVTH: Huỳnh Kim An
vay vốn nhằm hỗ trợ cho dự án của họ như: xin vay để chăn nuôi heo, bò thì khách hàng phải thật sựđang thực hiện dự án đó.
Qua bảng số liệu ta thấy: rủi ro xảy ra cao ở khách hàng xin vay với mục đích sử dụng vốn là: xây dựng và sửa chữa nhà vì mục đích này không tạo ra lợi nhuận, mà tiền trả nợ vay chủ yếu là từ các khoản thu nhập hằng ngày hay đồng lương hàng tháng. Nếu là công nhân viên chức thì tiền lương là ổn định nhưng nếu thu nhập trả nợ từ việc buôn bán hay chăn nuôi, trồng trọt thì khả năng không trả được nợ cao. Hộ nông dân khi đầu tư vào trồng trọt như: xoài, sầu riêng, bưởi, dưa hấu…đến khi thương lái đến mua trái thì đều có thỏa thuận là người chủ vườn phải đảm bảo cho trái cây của mình. Mọi thiệt hại thuộc về