4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
ĐVT: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%) Ngắn hạn 108.443 147.803 161.824 39.360 36,30 14.021 9,49 Trung - dài hạn 75.243 99.315 123.496 24.072 31,99 24.181 24,35 Tổng 183.686 247.118 285.320 63.432 34,53 38.202 15,46
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Phương châm của hầu hết các ngân hàng là đi vay (huy động vốn) để cấp tín dụng (cho vay) thì NHN0 & PTNT TXVL ngoài việc huy động vốn thì cũng
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 45 SVTH: Huỳnh Kim An
chú ý đến việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để có hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro và đem lại nhiều lợi nhuận.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay. Cho vay theo các thời hạn tín dụng của khoản vay gồm ngắn hạn, trung và dài hạn.
Với chức năng chính của mình là cho vay để hỗ trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh, điều này làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay là 183.686 triệu đồng trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay đạt 108.443 triệu đồng, phần còn lại là doanh số cho vay trung và dài hạn chỉ đạt 75.243 triệu đồng, ta thấy Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, ít cho vay các phương án với nhu cầu vốn lớn vì vậy đã thu hút được nhiều khách hàng khi cần vốn để tiến hành chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng nhà ở hay sửa chữa nhà…
Sang năm 2005 là 247.118 triệu đồng, nghĩa là doanh số cho vay năm 2005 đã tăng khá cao so với năm 2004 là 63.432 triệu đồng hay tăng 34,53%. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay đạt 147.803 triệu đồng tăng 39.360 triệu đồng so với năm 2004. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2005 thì tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn đạt 99.315 triệu đồng tăng 24.072 triệu đồng hay tăng 31,99% so với năm 2004. Ở đây ta thấy có sự phân phối không đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn vì Ngân hàng chủ yếu chỉ cho vay sửa chữa, xây dựng nhà và các dự án nhỏ nên nhu cầu cho vay ngắn hạn quá lớn, mà nguồn vốn của Ngân hàng thì có hạn nên không đủ sức tài trợ cho các dự án lớn làm doanh số cho vay trung và dài hạn giảm, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay.
Đến năm 2006, doanh số cho vay của Ngân hàng lại tiếp tục tăng và tăng khá lớn đạt 285.320 triệu đồng tăng 38.202 triệu đồng so với năm 2005. Cũng như trên lại không có sự phân phối đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đạt 161.824 triệu đồng tăng
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 46 SVTH: Huỳnh Kim An
Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay tại NHN0 & PTNT TXVL ta thấy Ngân hàng đang có những dấu hiệu tích cực về hoạt động tín dụng của mình nhưng nhìn chung vẫn là tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay vì ngắn hạn thì thời gian quay đồng vốn nhanh, ít rủi ro mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng, mặt khác ta thấy tín dụng trung và dài hạn cũng có sự tăng trưởng, Ngân hàng đã mở rộng thị phần chú trọng những dự án lớn nhằm làm tăng nguồn thu nhập cho Chi nhánh.
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Ngắn hạn Trung - dài hạn Doanh số cho vay
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 47 SVTH: Huỳnh Kim An
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 – 2006 ĐVT: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉtiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tgiăảng m (%) Số tiền Tgiăảng m (%) Cty CP, TNHH 3.460 12.853 21.937 9.393 271,47 9.084 70,68 DNTN 24.939 33.930 31.803 8.991 36,05 (2.127) (6,27) Hộ KD cá thể 128.796 160.443 195.634 31.647 24,57 35.191 21,93 HTX - 180 250 180 - 70 38,89 CV khác 26.491 39.712 35.696 13.221 49,91 (4.016) (10,11) Tổng 183.686 247.118 285.320 63.432 34,53 38.202 15,46
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL HTX: Hợp tác xã
Cty CP, TNHH: Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn DNTN: Doanh nghiệp tư nhân; SXKD: Sản xuất kinh doanh
Qua bảng số liệu, doanh số cho vay theo TPKT 3 năm qua của NHN0 & PTNT TXVL cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng là khá tốt, ngân hàng đã mở rộng phạm vi tín dụng đến tất cả các TPKT làm cho doanh số cho vay liên tục tăng.
NHN0 & PTNT TXVL đã cho vay các TPKT sau: Công ty cổ phần, TNHH, DNTN, hộ KD cá thể, HTX và cho vay khác gồm cho vay cầm cố ngắn hạn và cho vay dự án trung hạn. Để hiểu một cách đầy đủ và chi tiết hơn về từng đối tượng này ta tiến hành phân tích cụ thể:
* Đối với Cty cổ phần, TNHH: đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay và 3 năm qua việc cho vay cho Công ty cổ phần, TNHH có nhiều biến động. Năm 2004 doanh số cho vay của Công ty cổ phần, TNHH là 3.460 triệu đồng, đến năm 2005 con số này tăng lên ở mức khá cao 12.853 triệu đồng hay tăng 9.393 triệu đồng tương đương ở mức tăng 271,47%. Nguyên nhân của sự tăng này là do ngân hàng đã bắt đầu đầu tư vào cho vay đối tượng này để phân bổ lại cơ cấu cho vay trong tổng doanh số cho
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 48 SVTH: Huỳnh Kim An
vay, thêm nữa là loại hình này được cổ phần ngày càng nhiều và hoạt động có hiệu quả. Sang năm 2006, doanh số cho vay lại tăng lên đạt 21.937 triệu đồng, do vậy đã tăng hơn năm 2005 là 9.084 triệu đồng hay tăng 70,68%. Đến đây, tuy về mặt tỷ trọng thì doanh số cho vay đối với TPKT có thấp hơn so với năm 2004 và 2005 nhưng xét về mặt số lượng thì vẫn tăng ở mức cao. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng tin tưởng đầu tư cho đối tượng này cũng nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước là góp phần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc cổ phần hóa. Đối với NHN0 & PTNT TXVL 3 năm qua xét về số Công ty cổ phần, TNHH đến vay vốn của ngân hàng thì có sự tăng lên rõ rệt, năm 2004 là 3, năm 2005 là 11 và năm 2006 là 12 công ty, trong đó đơn vị vay có doanh số cao là Công ty TNHH Du Lịch Trường An - F9 - TXVL.
* Đối với DNTN: loại hình này cũng khá đông đảo trên địa bàn tỉnh và cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay.
Nhìn chung 3 năm qua doanh số cho vay đối với DNTN đã có sự tăng trưởng ổn định với mức tăng lên khá đồng đều, cụ thể: Năm 2004 doanh số cho vay của DNTN là 24.939 triệu đồng, năm 2005 là 33.930 triệu đồng, do đó năm 2005 doanh số cho vay đối với DNTN đã tăng 36,05%. Đối với thành phần kinh tế này thì món vay thường là tương đối lớn vì đa số các doanh nghiệp vay là để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại nhằm giảm chi phí trong sản xuất và đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy món vay là tương đối lớn nhưng NHN0 & PTNT TXVL đã cố gắng không để xảy ra rủi ro. Vì là món vay lớn nên các dự án, phương án vay vốn được xem xét rõ ràng, điều tra thẩm định cụ thể giữa tổ thẩm định và cán bộ tín dụng phụ trách này. Tất cả các bước đều phải được xác định một cách chính xác. Vì vậy mà 3 năm qua dư nợ xấu không hề có thành phần này.
Tuy nhiên sang năm 2006 doanh số cho vay của DNTN lại giảm xuống chút ít nhưng không làm ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay là 31.803 triệu đồng tức là đã giảm 2.127 triệu đồng. Năm này về doanh số cho vay tuy có giảm là do đa số đối tượng này vay trung hạn, do đó một phần dư nợ gốc đã được trả làm cho doanh số cho vay năm sau có giảm hơn. Những năm qua ngân hàng đã giải ngân cho nhiều DNTN cụ thể năm 2004 là 19 doanh nghiệp, năm 2005 là 20 doanh nghiệp và năm 2006 là 23 doanh nghiệp, số
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 49 SVTH: Huỳnh Kim An
doanh nghiệp đến vay càng đông thì hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng hơn.
* Hộ kinh doanh cá thể:
Năm 2004 doanh số cho vay hộ kinh doanh cá thể là 128.796 triệu đồng, sang năm 2005 đã tăng lên đạt 160.443 triệu đồng, tức là đã tăng 31.647 triệu đồng hay tăng 24,57%. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng hơn khá nhiều đạt 195.634 triệu đồng, nghĩa là tăng hơn so với năm 2005 là 35.191 triệu đồng tương đương mức tăng 21,93%. Các hộ kinh doanh cá thể này bao gồm những người nông dân là chủ yếu hoặc là những người làm công việc mua bán, họ vay vốn của ngân hàng với mục đích là: chăn nuôi heo, bò, VAC, mua máy nông nghiệp, tiêu dùng, kinh doanh, xây dựng và sửa chữa nhà… hầu hết các món vay này có số tiền nằm trong khoảng từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cũng có một số món lớn hơn 50 triệu đồng hay 1 tỷ nhưng thường chiếm tỷ lệ rất ít. Các khách hàng đến vay phải mang theo sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy sở hữu nhà, giấy chứng minh nhân dân, nếu kinh doanh thì phải có giấy phép kinh doanh, đây chính là điều kiện tiên quyết cho món vay, đảm bảo món vay đó có được xét duyệt và kếđến là xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, thái độ của khách hàng thông qua thẩm định, tiếp xúc.
* Hợp tác xã: Thành phần kinh tế này ngày càng ít trong nền kinh tế, do đó việc giải ngân cho thành phần này cũng ít vì vậy chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2005 là 180 triệu đồng đến năm 2006 là 250 triệu đồng. Như vậy doanh số cho vay hợp tác xã năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005 là 70 triệu đồng hay tăng 38,89%.
* Cho vay khác: bao gồm hình thức cho vay cầm cố ngắn hạn và cho vay dự án trung hạn. Năm 2004 doanh số cho vay này là 26.491 triệu đồng, năm 2005 là 39.712 triệu đồng, do đó mức cho vay đã tăng thêm 13.221 triệu đồng so với năm 2004 hay tương đương 49,91%. Đến năm 2006 thì đạt 35.696 triệu đồng. Như vậy đã giảm so với năm 2005 là 4.016 triệu đồng hay giảm 10,11%.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 50 SVTH: Huỳnh Kim An 0 50,000 100,000 150,000 200,000 Triệu đồng 2004 2005 2006 Năm Cty CP, TNHH DNTN Hộ KD cá thể CV khác
Đồ thị 6: Doanh số cho vay theo TPKT
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ:
Từ năm 2004 đến 2006 doanh số cho vay của ngân hàng theo thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tếđều có sự tiến triển khá tốt. Doanh số cho vay đã tăng trưởng khá ổn định, nhưng để biết được việc tăng này là có hiệu quả hay không lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết ta hãy xét doanh số thu nợ của ngân hàng.
4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
ĐVT: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉtiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tgiăảng m (%) Số tiền Tgiăảng m (%) Ngắn hạn 102.923 130.703 148.576 27.780 26,99 17.873 13,67 Trung - dài hạn 51.299 102.113 98.010 50.814 99,05 (4.103) (4,02) Tổng 154.222 232.816 246.586 78.594 50,96 13.770 5,91
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu hồi được sau khi cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy rằng: do doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm, điều đó cũng thúc đẩy doanh số thu nợ cũng tăng đều từ năm 2004 đến năm
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 51 SVTH: Huỳnh Kim An
2006, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với hầu hết các ngân hàng, bởi lẽ cho vay mà thu hồi được nợ, nếu không sẽảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Với phương châm “chất lượng - hiệu quả - an toàn” trong công tác điều hành thì ngoài việc huy động vốn, vấn đề sử dụng vốn cũng không kém phần quan trọng nhưng sử dụng vốn đó như thế nào? Đồng vốn vay có được sử dụng đúng mục đích hay không? Là vấn đề cần thiết mà Ngân hàng cần phải quan tâm. Vì nếu sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ không mang lại hiệu quả và thậm chí rủi ro không thu hồi được nợ là rất lớn. Mặt khác, nếu doanh số cho vay thể hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng thì doanh số thu nợ biểu thị hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì từ doanh số thu nợ có thể đánh giá được tình hình thu hồi vốn của Chi nhánh cũng như thấy được mức độ hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, ta đi vào tìm hiểu và phân tích số liệu cụ thể sau đây:
Nhìn từ bảng 7, ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long qua 3 năm gần đây diễn biến khá tốt. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 154.222 triệu đồng sang năm 2005 là 232.816 triệu đồng, như vậy doanh số thu nợ năm 2005 đã tăng so với năm 2004 là 78.594 triệu đồng tương đương với mức tăng 50,96%. Năm 2006 doanh số thu nợ đạt 246.586 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 13.770 triệu đồng hay tăng 5,91%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã làm tốt công tác giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đã đến hạn, mặt khác là do các dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng đến trả nợđúng hạn.
So với doanh số cho vay, ta thấy doanh số thu nợ đã chiếm tỷ trọng khá lớn, cụ thể năm 2004 ta thu được 84%, năm 2005 là 94% và năm 2006 là 86% trên tổng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ NHN0 & PTNT chi nhánh TXVL trong vấn đề kinh doanh tiền tệ đã có hiệu quả khá tốt, điều đó cũng có nghĩa là các đối tượng vay vốn của ngân hàng đã sử dụng đồng vốn đúng mục đích, công việc kinh doanh mua bán, chăn nuôi đem lại hiệu quả khá tốt.
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 52 SVTH: Huỳnh Kim An
Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng và doanh số thu nợ của Ngân hàng là khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, đôn đốc cán bộ tích cực theo dõi các món nợđể thu hồi kịp thời, đặc biệt là các món nợ trung và dài hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận.
Nhưng đến năm 2006 doanh số thu nợ có giảm nhưng không đáng kể: 4,02% hay 4.103 triệu đồng.
Vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn, do đó đã kéo theo