4. Ý nghĩa của đề tài
3.1.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón
giống Khẩu nậm xít
Mục tiêu hàng đầu trong sản xuất là đạt năng suất cao trên một đơn vị diện tích. Nhưng theo quan điểm của thâm canh thì sản xuất phải đạt năng suất tối đa trong mức chi phí hiệu quả nhất.
Qua kết quả của hai vụ nghiên cứu cho thấy công thức 4 và 5 là hai công thức đạt năng suất thực thu cao nhất, cao hơn công thức 1, 2 tương đương với công thức 3. Tuy nhiên để xác định được công thức phân bón phù hợp với giống và điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của vùng cần đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón.
Kết quả hoạch toán kinh tế ở bảng 3.9 cho thấy:
Vụ Mùa 2009, do giá bán sản phẩm thấp (giá thóc lúa Khẩu nậm xít tại Bắc Hà là 10.000đồng/kg), công thức 2 mức đầu từ thấp nên không có lãi. Công thức 3,4,5 lãi 2.839,4 đồng đến 5.406,2 đồng/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân đối với giống Khẩu nậm xít vụ mùa 2009 -2010
Đơn vị: 1000 đồng
Công thức
Tổng chi Tổng thu Lãi
Vụ mùa 2009 Vụ Mùa 2010 Vụ mùa 2009 Vụ Mùa 2010 Vụ mùa 2009 Vụ Mùa 2010 1 (đ/c) 31.306,0 35.248,4 27.093,0 35.664,0 -4.213,0 415,6 2 31.990,4 36.172,8 31.570,0 40.044,0 -420,4 3871,2 3 32.635,6 37.059,3 35.475,0 44.304,0 2839,4 7244,7 4 33.280,9 37.945,7 38.687,0 46.380,0 5406,2 8434,3 5 33.926,1 38.832,1 36.850,0 46.704,0 2923,9 7871,9
Vụ Mùa 2010, mặc dù giá vật tư tăng nhưng giá bán sản phẩm cũng tăng so với năm 2009 (năm 2010 giá thóc là 12.000 đồng/kg), cho nên sản xuất lúa có hiệu quả cao hơn. Các công thức phân bón đều lãi từ 3.871,2- 8.434,3 nghìn đồng/ha. Công thức 5 năng suất cao hơn công thức 4 là 0,27 tạ/ha, nhưng do đầu tư cao nên lãi ít hơn công thức 4 là 562,4 nghìn đồng.
Qua đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho thấy công thức 4 (4 tấn phân chuồng + 40 kg N + 80 kg P2O5 + 40 K2O) là công thức phân bón phù hợp với giống Khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai.
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG KHẨU NẬM XÍT
Trong quá trình sản xuất lúa, để tạo năng suất quá trình quang hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là quang hợp sau trỗ quyết định 2/3 lượng hữu cơ tích lũy trong hạt (Nguyễn Đình Giao, 2001) [6]. Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp của quần thể là mật độ gieo cấy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đây là biện pháp kỹ thuật có tác động tích cực đối với năng suất lúa. Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã khẳng định: Khi các khâu kỹ thuật khác được duy trì thì chọn mật độ cấy hợp lý là phương án tối ưu để đạt được số lượng hạt thóc nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy (Nguyễn Văn Hoan, 2000) [10]. Chính vì vậy, cùng với việc xác định công thức phân bón, chúng tôi còn nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít.
3.2.1. Ảnh hƣởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít
Thời gian sinh trưởng của cây lúa có thể chia làm hai thời kỳ: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ gieo đến phân hóa đòng. Thời kỳ này cây lúa hình thành và phát triển các cơ quan sinh dưỡng như lá, rễ và đẻ nhánh. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ phân hóa đòng đến thu hoạch. Quá trình phát triển thân tuy là sinh trưởng sinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với quá trình phân hóa đòng. Thời kỳ sinh dưỡng quyết định việc hình thành số bông, còn thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định việc hình thành số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt (Nguyễn Đình Giao, 2001) [6].
Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Nếu trong cùng điều kiện giống, mùa vụ, thời vụ, phân bón như nhau, thời gian sinh trưởng của cây lúa thay đổi phụ thuộc vào mật độ cấy. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít ở các mật độ nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.10.
Số liệu bảng 3.10 cho thấy: Vụ mùa điều kiện khí hậu thuận lợi cho quá trình hồi xanh của cây lúa. Ở tất cả các công thức thí nghiệm tuổi mạ khi cấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là 21 ngày thời gian từ cấy đến đẻ nhánh ở tất cả các mật độ cấy đều bằng nhau 29 ngày.
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của mật độ đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít vụ mùa 2009-2010
Đơn vị tính: ngày
Mật độ (k/m2)
Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010
Thời gian từ gieo đến ngày ... Thời gian từ gieo đến ngày ... Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 25 29 95 126 156 29 95 124 155 30 29 93 123 153 29 93 123 153 35 29 94 124 154 29 94 123 152 45 29 93 123 152 29 92 122 152 40(đ/c) 29 93 123 152 29 92 122 152
Thời gian từ trỗ đến chín ở các mật độ tương đương nhau, biến động từ 58-60 ngày. Mật độ cấy chỉ làm thay đổi thời gian từ đẻ nhánh đến phân hóa đòng. Công thức 1 mật độ cấy nhỏ nhất (25 khóm/m2
), thời gian từ đẻ nhánh đến phân hóa đòng dài nhất (95 ngày). Nguyễn Thị Lẫm (1999) [14] cũng cho rằng khi cấy thưa thời gian sinh trưởng của cây lúa dài hơn so với cấy dày.
3.2.2. Ảnh hƣởng của mật độ đến chiều cao cây của giống Khẩu nậm xít
Chiều cao của cây lúa được tính từ mặt đất đất đầu mút lá hoặc bông ở các thời kỳ sinh trưởng. Chiều cao cân đối giúp cây lúa có khả năng chống đổ tốt, bảo toàn được năng suất. Chiều cao cây khác nhau giữa các giống lúa. Cùng một giống, chiều cao cây thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện canh tác. Trong các biện pháp canh tác, mật độ cấy có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả bảng 3.11 cho thấy chiều cao cây có sự biến động giữa các mật độ cấy, ở mật độ cấy lớn chiều cao cây cao hơn vì có sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng.
Thời kỳ đẻ nhánh chiều cao cây của các mật độ cấy biến động từ 60,24- 67,54 cm (vụ Mùa 2009) và 61,57-68,2 cm (vụ Mùa 2010). Tất cả các công thức thí nghiệm đều có chiều cao cây tương đương với công thức đối chứng.
Ở thời kỳ làm đòng ở mật độ 25 khóm/m2
chiều cao đạt 95,42cm (vụ Mùa 2009) và 98,09cm (vụ Mùa 2010), thấp hơn chắc chắn so với công thức Ở mật độ cấy 30; 35 và 45 khóm/m2
, chiều cao cây đạt 102,92; 104,18 và 110,95 cm (vụ Mùa 2009) và 102,92; 104,19 và 110,28 cm (vụ Mùa 2010), tương đương với công thức đối chứng (mật độ 40 khóm/m2
).
Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của mật độ đến chiều cao cây ở các thời kỳ sinh trƣởng của giống Khẩu nậm xít vụ mùa 2009-2010
Đơn vị tính: cm Mật độ (khóm/ m2) Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 25 60,24 95,42 156,80 162,87 61,57 98,09 159,80 164,53 30 62,71 102,92 159,16 164,85 64,71 102,92 162,50 166,18 35 64,87 104,18 162,17 166,30 66,54 104,19 163,16 167,30 45 67,54 110,95 165,86 174,97 68,20 110,28 166,86 174,97 40(đ/c) 64,33 104,69 163,3 164,59 65,33 105,36 163,53 166,25 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 3,4 4,5 1,9 2,5 3,2 3,5 1,1 1,8 LSD05 4,10 8,77 7,92 5,89 3,93 6,86 5,77 3,51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thời kỳ trỗ, chiều cao cây đạt 156,8-165,86 cm (vụ Mùa 2009) và 159,8-166,86 cm (vụ Mùa 2010). Tất cả các mật độ cấy đều có chiều cao cây tương đương với mật độ đang sử dụng đối với giống Khẩu nậm xít tại địa phương (đối chứng).
Ở thời kỳ chín, vụ Mùa 2009 chiều cao cây đạt 162,87-174,97 cm, và 164,53-174,97 cm (vụ Mùa 2010). Công thức 5 mật độ cấy 45 khóm/m2 chiều cao cây đạt 174,97cm cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (mật độ cấy 40 khóm/m2)với độ tin cậy 95% ở cả hai vụ nghiên cứu. Các công thức còn lại chiều cao cây tương đương với công thức đối chứng.
Thời kỳ đẻ nhánh chiều cao chưa có sự biến động lớn giữa mật độ cấy. Đến thời kỳ phân hóa đòng thân lúa phát triển, chiều cao cây có sự sai khác giữa các mật độ. Ở mật độ cao, chiều cao cây cao hơn so với mật độ thấp.
3.2.3. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh của giống Khẩu nậm xít
Lúa là cây trồng có khả năng đẻ nhánh rất mạnh, đây là đặc điểm rất quan trọng quyết định đến năng suất lúa. Tuy nhiên khả năng này chỉ thể hiện trong điều kiện thuận lợi, khi gặp điều kiện bất thuận quần thể lúa có sự canh tranh lớn, cây lúa ngừng đẻ nhánh. Ngoài các yếu tố di truyền khả năng đẻ nhánh của quần thể lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của mật độ trồng. Vì vậy chúng tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến khả năng đẻ nhánh, để xác định mật độ thích hợp cho giống Khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12.
Kết quả bảng 3.12 cho thấy khả năng đẻ nhánh của giống Khẩu nậm xít có sự biến động giữa rõ rệt ở các mật độ cấy, ở mật độ cấy lớn khả năng đẻ nhánh kém hơn do có sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cùng số dảnh cơ bản là 2 dảnh đến hết thời kỳ đẻ nhánh số dảnh tối đa vụ mùa 2009 là 7,2-9,8 dảnh. Công thức 1 mật độ cấy 25 khóm/m2 có dảnh tối đa là 9,8 dảnh, nhiều hơn mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năngđẻ nhánh của giống Khẩu nậm xít Mật độ Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Dảnh CB Dảnh TĐ Dảnh HH Tỷ lệ nhánh HH (%) Dảnh CB Dảnh TĐ Dảnh HH Tỷ lệ nhánh HH (%) 25 2 9,80 7,20 73,47 2 10,97 8,20 74,75 30 2 8,70 6,10 70,11 2 9,87 7,20 72,95 35 2 8,63 5,46 63,49 2 9,20 5,97 64,89 45 2 7,27 4,46 51,26 2 8,33 4,80 57,62 40(đ/c) 2 7,80 4,80 58,54 2 8,70 5,20 59,77 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 8,6 10,0 7,6 8,9 LSD05 1,36 1,09 1,35 1,05
Vụ Mùa 2010 khả năng đẻ nhánh diễn biến tương tự vụ Mùa 2009. Ở mật độ cấy 25 khóm/m2
thì số dảnh tối đa là 10,97 dảnh nhiều hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (mật độ cấy 40 khóm/m2) với độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại số dảnh tối đa đạt 8,33-9,87 dảnh, tương đương với đối chứng.
Trong điều kiện cấy thưa, sự phát triển bông trên khóm cũng thuận lợi hơn so với cấy dày, vì vậy dảnh hữu hiệu cũng có sự khác nhau giữa các mật độ cấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vụ Mùa 2009, số dảnh hữu hiệu đạt 4,46-7,2 dảnh, tỷ lệ hữu hiệu đạt 51,26-73,47%. Mật độ 25 và 30 khóm/m2, số dảnh hữu hiệu đạt 7,2 và 6,1 dảnh, nhiều hơn mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Mật độ 35 khóm/m2 và 45 khóm/m2, đạt 5,46 và 4,46 dảnh tương đương với mật độ đối chứng.
Vụ Mùa 2010 dảnh hữu hiệu đạt 4,8-8,2 dảnh, tỷ lệ hữu hiệu đạt 57,62- 74,75%. Số dảnh hữu hiệu sai khác có ý nghĩa giữa các mật độ cấy (P<0,05).
Mật độ cấy 25 và 30 khóm/m2, số dảnh hữu hiệu đạt 8,2 và 7,2 dảnh nhiều hơn so với mật độ cấy 40 khóm/m2. Các mật độ còn lại có số dảnh hữu hiệu tương đương với mật độ đối chứng.
Các kết nghiên cứu trên cho thấy, Khẩu nậm xít là giống có khả năng đẻ nhánh khỏe, vì vậy cấy với mật độ hợp lý để khai thác tiềm năng này của giống. Mật độ có khả năng đẻ nhánh tốt nhất là 25 và 30 khóm/m2.
3.2.4. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng chống chịu của giống Khẩu nậm xít.
Tính chống chịu là phản ứng tự vệ của cây nhằm bảo đảm sự tồn tại của nòi giống. Sự khác nhau của các yếu tố sinh thái đã tạo nên những phản ứng thích nghi tự vệ khác nhau. Đây chính là những căn cứ phân chia thành các loại tính chống chịu của cây như: chịu nóng, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh, chống đổ.... Tính chống chịu của cây lúa phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Vì vậy nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để nâng cao khả năng chống chịu của giống là vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm.
* Khả năng chống chịu sâu bệnh
Lúa là cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh phá hại, hàng năm sâu hại đã làm 26,7% sản lượng lúa, có khi lên đến 90%. Sự phá hại của sâu bệnh ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới lớn hơn ôn đới vì nhiệt độ cao đã thúc đẩy sự hoạt động và tái tạo của côn trùng (Trần Đình Long, 1997) [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bắc Hà là huyện có điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nắng xen kẽ nhau trong ngày, vì vậy rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá.
Sâu cuốn lá xuất hiện ở cả hai vụ nghiên cứu nhưng tỷ lệ thấp. Vụ mùa 2009, ở mật độ cấy 45 khóm/m2 bị sâu cuốn lá nhiều nhất đánh giá điểm 3, các công thức còn lại tỷ lệ sâu cuốn lá thấp nên đều đánh giá điểm 1 và 2. Vụ Mùa 2010, tỷ lệ sâu cuốn lá ít hơn vụ Mùa 2009, mật độ 25 và 30 khóm/m2 bị sâu cuốn lá ít nhất, đánh giá điểm 1.
Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng chống chịu của giống Khẩu nậm xít vụ Mùa 2009-2010
Công thức Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Chống đổ (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Chống đổ (điểm) 25 1 2 3 1 2 3 30 1 2 3 1 2 3 35 1 3 5 2 3 3 45 3 7 5 2 5 5 40(đ/c) 2 3 5 2 3 5
Giống Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo ôn khá nặng ở tất cả mật độ cấy. Mật độ cấy 45 khóm/m2 bị nhiễm đạo ôn nặng nhất đánh giá điểm 7 (vụ Mùa 2009) và điểm 5 (vụ Mùa 2010). Mật độ 25 và 30 khóm/m2 tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất đánh giá điểm 1, mật độ 35 và 40 khóm/m2, đánh giá điểm 2 ở cả hai vụ nghiên cứu.
Nhìn chung ở mật độ cấy cao, quần thể rậm rạp nên sâu bệnh nhiều hơn mật độ cấy thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Khả năng chống đổ
Khẩu nậm xít có đặc điểm là chiều cao cây rất cao, vì vậy khi cấy ở các mật độ khác nhau khả năng chống đổ của giống Khẩu nậm xít có sự thay đổi rất lớn. Tất cả các mật độ cấy, cây đều bị đổ. Công thức cấy mật độ 40 và 45 khóm/m2, tỷ lệ đổ lớn nhất, đánh giá điểm 5 ở cả hai vụ nghiên cứu. Mật độ 25 và 30 khóm/m2, tỷ lệ đổ ít nhất đánh giá điểm 3.
Khả năng chống đổ của giống Khẩu nậm xít kém vì chiều cao cây cao, vì vậy để tăng khả năng chống đổ của giống cần cấy với mật độ hợp lý. Cấy dày, các dóng vươn dài, khả năng chống đổ kém.
3.2.5. Ảnh hƣởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Khẩu nậm xít
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng được quyết định bởi các yếu tố cấu thành