4. Ý nghĩa của đề tài
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của giống lúa Khẩu Nậm Xít.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất của giống Khẩu nậm xít.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít.
Thí nghiệm gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm là 5m x 4m = 20 m2, diện tích thí nghiệm là 300 m2, không kể diện tích bảo vệ và bờ ngăn cách giữa các công thức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
CT 1: 4 tấn phân chuồng + 0 kg N + 40 kg P2O5 (Đối chứng) CT 2: 4 tấn phân chuồng + 20 kg N + 40 kg P2O5 + 20 K2O CT 3: 4 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 K2O CT 4: 4 tấn phân chuồng + 40 kg N + 80 kg P2O5 + 40 K2O CT 5: 4 tấn phân chuồng + 50 kg N + 100 kg P2O5 + 50 K2O
Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
- Thời gian cấy: ngày 1/6 năm 2009 và 2010. - Tuổi mạ: 21 ngày
- Mật độ: 35 khóm/m2.
* Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống Khẩu nậm xít.
Thí nghiệm gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm là 5m x 4m = 20 m2, diện tích thí nghiệm là 300 m2, không kể diện tích bảo vệ.
Dải bảo vệ 1 3 5 2 4 Mương tưới 5 2 1 4 3 4 5 3 1 2 Mương tưới Dải bảo vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Sơ đồ bố trí thí nghiệm CT 1: 25 khóm/m2 (khoảng cách 20 x 20 cm) CT 2: 30 khóm/m2 (khoảng cách 20 x 16,5 cm) CT 1: 35 khóm/m2 (khoảng cách 20 x 14,2 cm) CT 4: 40 khóm/m2 (Đối chứng) (khoảng cách 20 x 12,5 cm) CT 5: 45 khóm/m2 (khoảng cách 20 x 11cm)
- Thời gian cấy: ngày 1/6 năm 2009-2010. - Tuổi mạ: 21 ngày
- Phân bón: 4 tấn phân chuồng + 40 kg N +80 kg P2O5 +40 K2O
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi
Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi được tiến hành theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá lúa của IRRI (1996) [34].
* Định cây theo dõi: Trên ô thí nghiệm định cây theo dõi ở 5 điểm tạo thành đường chéo, mỗi điểm 3 khóm (15 khóm/ô, 45 khóm/1công thức).
* Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch.
- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi cây lúa đạt dảnh tối đa. - Ngày làm đòng: Là ngày tính từ gieo đến khi có 50% số cây phân hóa đòng.
Dải bảo vệ
1 3 5 2 4
5 2 1 4 3
4 5 3 1 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ngày kết thúc trỗ: Tính từ gieo đến khi có 90% số khóm có bông trỗ thoát khỏi bẹ lá đòng.
- Ngày chín: Tính từ gieo đến khi có 85% số hạt chín trên các khóm.
* Khả năng đẻ nhánh
Theo dõi ở những cây định sẵn, đếm toàn bộ số nhánh trên mỗi khóm. + Dảnh cơ bản (Dảnh/khóm). + Dảnh tối đa (Dảnh/khóm). + Dảnh hữu hiệu. Dảnh tối đa + Sức đẻ nhánh chung = ––––––––––––– Dảnh cơ bản Dảnh hữu hiệu + Sức đẻ nhánh hữu hiệu = ––––––––––––– Dảnh cơ bản Dảnh hữu hiệu + Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu (%) = –––––––––––––– x 100 Dảnh tối đa
- Đánh giá khả năng đẻ nhánh theo thang điểm 5 cấp của IRRI. + Điểm 1: Rất tốt ( > 25 dảnh/khóm).
+ Điểm 2: tốt ( 20 – 25 dảnh/khóm).
+ Điểm 5: Trung bình (10 – 19 dảnh/khóm). + Điểm 7: thấp (5 – 9 dảnh/khóm).
+ Điểm 9: Rất thấp (< 5 dảnh/khóm).
* Chiều cao cây
- Theo dõi chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng: đẻ nhánh – làm đòng – trỗ bông – chín.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Cách đo: Đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (trước trỗ), đo từ mặt đất đến chóp bông đối với giai đoạn sinh trưởng sinh thực.
* Một số chỉ tiêu sinh lý của cây lúa
- Chỉ tiêu về diện tích lá
Xác định theo phương pháp cân nhanh: Lấy ngẫu nhiên 3 khóm/ô; 9 khóm/1 công thức, cắt toàn bộ lá xanh.
+ Cắt 1dm2 của cây cân được a (g).
+ Cắt toàn bộ số lá còn lại của cây cân được b (g). Tính chỉ số diện tích lá theo công thức:
a + b Mật độ cấy
LAI = ––––––– x ––––––––––– (m2 lá/m2 đất) a 100
- Khả năng tích lũy vật chất khô (tạ/ha)
Lấy ngẫu nhiên 3 khóm/ô, 9 khóm/công thức, rửa sạch rễ sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 650C đến khối lượng không đổi, sau đó lấy giá trị trung bình và tính khả năng tích lũy vật chất khô.
* Chỉ tiêu về khả năng chống chịu
- Khả năng chống đổ.
Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở các giai đoạn sinh trưởng của lúa vào chắc và chín, đánh giá theo tháng điểm của IRRI.
+ Điểm 1: Cây không bị nghiêng.
+ Điểm 3: Cây cứng trung bình, hầu hết cây hơi nghiêng. + Điểm 5: Trung bình, hầu hết cây bị nghiêng.
+ Điểm 7: Yếu, hầu hết cây bị đổ rạp. + Điểm 9: Rất yếu, các cây bị đổ rạp. - Khả năng chống chịu sâu bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Điều tra ở 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm lấy 10 khóm và đánh giá mức độ hại.
+ Sâu cuốn lá (Cnaphalacrosis medinalis)
Tính tỷ lệ sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, đánh giá theo thang điểm:
Điểm 0: Không có cây bị hại. Điểm 1: 1-10% cây bị hại Điểm 3: 11-20% cây bị hại Điểm 5: 21-35% cây bị hại Điểm 7: 36-50% cây bị hại Điểm 9: 51-100% cây bị hại
- Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae)
Điều tra 5 điểm trên ô thí nghiệm theo đường chéo góc, mỗi điểm 5 khóm, đếm số dảnh bị bệnh và phân cấp bệnh.
- Cấp 0: Không thấy vết bệnh trên lá.
- Cấp 1: Các vết bệnh màu nâu, hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
- Cấp 2: Vết bệnh nhỏ tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2mm, có viền nâu rõ rệt. Hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.
- Cấp 3: Dạng hình vết bệnh như ở bậc 2, nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên.
- Cấp 4: Vết bệnh điển hình cho giống nhiễm bệnh, dài 3mm hoặc dài hơn, diện tích lá dưới có vết bệnh chiếm 4%.
- Cấp 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá. - Cấp 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá. - Cấp 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá. - Cấp 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cấp 9: Vết bệnh điển hình >75% diện tích lá. * Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Tính số bông/m2: Đếm số bông có từ 10 hạt trở lên của các cây theo dõi. - Số bông hữu hiệu/m2: Đếm số bông hữu hiệu.
- Số hạt chắc/bông: Đếm số hạt chắc/bông của 15 khóm ở 3 lần nhắc lại, lấy giá trị trung bình.
- Khối lượng nghìn hạt: Cân thóc khô ở ẩm độ 13%. Đếm 2 lần mỗi lần 500 hạt được khối lượng lần lượt là M1, M2 (bảo đảm sai khác về khối lượng của mỗi lần < 3%) sau đó tính khối lượng nghìn hạt như sau:
M1000 = M1 + M2
- Năng suất lý thuyết: Được tính bởi công thức:
Số bông/m2 x số hạt chắc/bông x M1000 hạt
NSLT = ––––––––––––––––––––––––––––––––– (tạ/ha) 10.000
- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm tách hạt, phơi khô đạt độ ẩm 13%, quạt sạch, cân khối lượng rồi cộng thêm khối lượng của những khóm đã thực hiện các chỉ tiêu khác sau đó tính ra khối lượng đơn vị (tạ/ha).
* Đánh giá hiệu quả kinh tế
- Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi. + Tổng thu = Sản lượng x giá thành.
+ Tổng chi gồm: Tiền giống + tiền phân bón + tiền công lao động + tiền thuốc trừ sâu bệnh.
2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu về sinh trưởng, phát triển được tính trung bình số học với 3 lần nhắc lại sử dụng hàm Average, Sum trong Microsoft Exel.
- Các kết quả nghiên cứu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG KHẨU NẬM XÍT
3.1.1. Ảnh hƣởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi gieo đến thu hoạch, đây là thời gian để cây lúa hoàn thành một chu kỳ phát dục.
Thời gian sinh trưởng của lúa biến động từ 75-240 ngày tùy thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác như mật độ, thời vụ, phân bón.... (Nguyễn Thị Lẫm, 1999) [14]. Chính vì vậy theo dõi các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa trên đồng ruộng là rất cần thiết, đây là cơ sở xác định thời vụ gieo trồng và cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống Khẩu nậm xít ở các công thức phân bón được trình bày ở bảng 3.1.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít cho thấy: Ở các công thức phân bón khác nhau các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống thay đổi không lớn. Ở vụ mùa 2009 và 2010, tuổi mạ ở các công thức thí nghiệm là 21 ngày. Sau cấy do gặp điều kiện thời tiết thuận lợi nên lúa bén rễ hồi xanh rất nhanh, sau 8 ngày, ở tất cả các công thức thí nghiệm đều ở giai đoạn đẻ nhánh.
Ở các công thức bón phân khác nhau các giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống thay đổi không đáng kể. Vụ mùa 2009, công thức 4, 5 thời gian sinh trưởng của giống Khẩu nậm xít là 152 ngày, dài hơn công thức 1,2 và 3 là 2 ngày. Còn vụ mùa 2010 công thức 4, 5 có thời gian sinh trưởng 153 ngày còn công thức 1, 2 và 3 có thời gian sinh trưởng là 150 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của phân bón đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống Khẩu nậm xít vụ mùa 2009-2010
Đơn vị tính: ngày
Công thức
Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010
Thời gian từ gieo đến ngày ... Thời gian từ gieo đến ngày ... Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 1 (đ/c) 29 92 120 150 29 90 120 150 2 29 92 120 150 29 92 121 150 3 29 93 121 150 29 92 121 150 4 29 93 121 152 29 93 123 153 5 29 94 123 152 29 95 125 153
Số liệu bảng 3.1 cho thấy Khẩu nậm xít là giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng trung bình. Do khoảng cách giữa các công thức bón phân nhỏ nên sự biến động giữa các giai đoạn sinh trưởng ở các công thức không đáng kể.
3.1.2. Ảnh hƣởng của phân bón đến chiều cao cây
Chiều cao cây là chỉ tiêu hình thái phản ánh chính xác khả năng sinh trưởng của cây. Sự gia tăng chiều cao cây quyết định lượng chất khô được đồng hóa và tích lũy để tạo ra năng suất.
Chiều cao cây tuy không phải là yếu tố cấu thành năng suất nhưng liên quan đến khả năng chịu thâm canh và chống đổ của giống. Vì vậy để có cơ sở xác định lượng phân bón phù hợp cho giống Khẩu nậm xít chúng tôi tiến hành nghiên cứu chiều cao cây ở các công thức bón phân, kết quả trình bày ở bảng 3.2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây của giống Khẩu nậm xít ở vụ mùa 2009 và 2010 cho thấy: chiều cao cây có sự biến động giữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các thời kỳ sinh trưởng. Chiều cao cây ở tất cả các công thức phân bón đều tăng nhanh từ cấy đến trỗ sau đó tăng chậm và đạt chiều cao cuối cùng sau trỗ 2 tuần.
Bảng 3.2: Ảnh hƣởng của phân bón đến chiều cao cây
ở các thời kỳ sinh trƣởng của giống Khẩu nậm xít vụ mùa 2009-2010
Đơn vị tính: cm Công thức Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 1 (đ/c) 54,87 85,76 150,77 154,47 58,20 88,42 151,78 156,37 2 57,98 87,51 151,35 160,27 59,65 92,58 154,63 162,24 3 63,09 92,90 157,22 159,77 65,42 93,78 162,22 165,43 4 61,97 95,92 158,76 164,63 64,97 96,57 160,49 165,30 5 60,33 91,49 156,17 159,30 63,33 93,49 157,67 160,63 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 4,2 3,4 2,0 1,6 3,5 2,5 2,2 1,6 LSD05 4,73 5,80 5,93 4,92 4,12 4,43 6,62 5,02
Công thức 3 với lượng phân bón là: 4 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 30 K2O và công thức 4: 4 tấn phân chuồng + 40 kg N + 80 kg P2O5
+ 40 K2O, chiều cao cây của giống Khẩu nậm xít đạt cao nhất, cao hơn đối chứng ở tất cả các thời kỳ và ở cả hai vụ nghiên cứu.
Vụ Mùa 2009, thời kỳ đẻ nhánh, công thức 5 với lượng phân bón là 4 tấn phân chuồng + 50 kg N + 100 kg P2O5 + 50 K2O chiều cao cây đạt 60,33 cm, cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng. Thời kỳ chín chiều cao cây ở tất cả các công thức phân bón đều tương đương với đối chứng.
Vụ Mùa 2010, thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng công thức 5 chiều cao cây đạt 63,33 và 93,49 cm cao hơn chắc chắn so với công thức bón phân của địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phương, nhưng các thời kỳ sau chiều cao cây chỉ tương đương với đối chứng. Kết quả này cho thấy, các giống địa phương do yêu cầu thâm canh thấp cho nên ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực, khả năng đồng hóa dinh dưỡng giảm, vì vậy chiều cao cây chỉ tăng mạnh ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng.
3.1.3. Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống Khẩu nậm xít
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến số bông và năng suất hạt. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tuổi mạ, kỹ thuật cấy, chế độ nước, dinh dưỡng... Khả năng đẻ nhánh của giống Khẩu nậm xít ở các công thức phân bón được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống Khẩu nậm xít
Công thức Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Dảnh CB Dảnh TĐ Dảnh HH Tỷ lệ HH (%) Dảnh CB Dảnh TĐ Dảnh HH Tỷ lệ HH (%) 1 (đ/c) 2 7,50 4,23 56,40 2 9,06 4,77 52,65 2 2 7,90 4,59 58,10 2 8,97 5,13 57,19 3 2 9,10 5,80 63,74 2 10,53 6,27 62,08 4 2 10,98 7,13 64,94 2 11,83 7,60 64,24 5 2 11,27 6,93 61,49 2 12,16 6,97 57,32 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 11,3 8,4 9,6 12,9 LSD05 1,99 0,91 1,90 1,50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả bảng 3.3 cho thấy Khẩu nậm xít là giống địa phương nên có khả năng đẻ nhánh ở mức trung bình. Trong cùng một nền phân chuồng các công