Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lúa đặc sản khẩu nậm xít tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 34 - 36)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.5.Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.357 km2. Thổ nhưỡng phong phú và khí hậu đa dạng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây có giá trị kinh tế như các loại rau màu, hoa, cây ăn quả ôn đới ở đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Địa hình của Lào Cai rất phức tạp, chia cắt bởi hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và Con Voi. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp rất rõ ràng, độ cao từ 300-1000m chiếm phần lớn diện tích toàn Tỉnh. Ở các huyện vùng cao, đất đai chủ yếu là nhóm đất mùn vàng đỏ, thích hợp cho các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và rau màu...Các huyện vùng thấp là dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên... , địa hình ít hiểm trở, có nhiều vùng đồi thoải, ruộng nước là địa bàn thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng diễn biến phức tạp, khác biệt theo không gian và thời gian. Nhiệt độ trung bình vùng cao từ 15- 200C, mùa đông lạnh và có sương muối nên đất đai thường bỏ hóa vụ đông. Nhiệt độ vùng thấp là 23-290

C, khá thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng, chính vì vậy năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp ở vùng thấp cao hơn so vùng cao.

Diện tích đất nông nghiệp của Lào Cai là 76.253,82 ha, chiếm 12% diện tích đất tự nhiên, diện tích cây hàng năm là 53.665 ha, nhìn chung tiềm năng đất đai của Lào Cai còn rất lớn, thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Do điều kiện tự nhiên khí hậu tương đối khắc nghiệt nên so với các tỉnh trong khu vực sản xuất lúa của Lào Cai phát triển tương đối chậm. Mặc dù lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở đây nhưng do thiên nhiên ưu đãi nên Lào Cai là nơi du lịch sinh thái lý tưởng, vì vậy các loại cây ăn quả đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao được quan tâm phát triển hơn. Chính vì vậy diện tích lúa của Lào Cai giảm dần. Năm 2008, diện tích lúa đạt 28,5 nghìn ha, giảm 7,9 nghìn ha so với năm 2000.

Tuy nhiên để đảm bảo an ninh lương thực, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đã được áp dụng để cải thiện năng suất lúa như thay đổi cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giống, tăng cường đầu từ thâm canh, phòng trừ sâu bệnh... Năm 2000, năng suất lúa của Lào Cai đã đạt 31 tạ/ha, nhưng đến năm 2008, năng suất đã đạt 41,8 tạ/ha.

Bảng 1.5: Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Lào Cai

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2000 36,4 31,0 113,0 2001 36,8 33,2 122,1 2002 36,1 34,7 125,1 2003 36,9 37,1 136,9 2004 27,8 39,9 111,0 2005 28,4 41,4 117,5 2006 27,9 42,2 117,7 2007 28,2 44,0 161,7 2008 28,5 41,8 167,2

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2010 [25]

Mặc dù diện tích giảm 21,7% so với năm 2000 nhưng do tăng năng suất, nên sản lượng lúa của Lào Cai vẫn đạt 167,2 nghìn tấn, tăng 47,96% so với năm 2000, đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu lương thực cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Nhìn chung Lào Cai là mảnh đất đầy tiềm năng cho phát triển nông nghiệp, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cùng với việc thay đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, Lào Cai sẽ trở thành vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lúa đặc sản khẩu nậm xít tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 34 - 36)