4. Ý nghĩa của đề tài
1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bắc Hà
Bắc Hà là huyện vùng cao miền núi cách trung tâm tỉnh Lào Cai 70 km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên 68.176 ha, gồm 20 xã và 1 thị trấn với 236 thôn bản. Dân số có 9.572 hộ, 50.250 nhân khẩu, mật độ dân số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
74 người/km2
, gồm 14 dân tộc, dân tộc ít người chiểm 82%. Trong đó dân tộc Mông chiểm 47,3%; Kinh 16,82% ; Dao 11,2% ; Nùng 11,6 %; Tày 10,3 %, dân tộc khác chiếm 2,78%. Mỗi dân tộc và dòng họ có bản sắc, tập quán sinh hoạt riêng tạo nên sự đa dạng phong phú trong văn hóa ở Bắc Hà.
Phía Bắc giáp huyện Si Ma Cai
Phía Nam giáp huyện Bảo Yên và Bảo Thắng
Phía đông giáp huyện Sín Mần, Bắc Quang tỉnh Hà Giang Phía tây giáp huyện Mường Khương.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 22.640 tấn trong đó sản lượng lúa đạt 8.348 tấn, giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác tăng từ 7,8 triệu năm 2005 lên 18 triệu năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,2 triệu đồng/người/năm.
Huyện Bắc Hà nằm trên cao nguyên đá vôi, hiện tượng Karst thường xảy ra tạo thành các khe suối ngầm và các vực sâu, đồng thời một phần diện tích nằm đầu nguồn sông chảy, núi rừng trùng điệp. Cao trình chỗ thấp nhất là 116m, cao nhất 1.800m (so với mực nước biển), diện tích ở độ cao từ 900m trở lên so với mặt nước biển là 35.703 ha chiếm 53% so với tổng diện tích toàn huyện. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối và khe tụ thuỷ, độ dốc trung bình 24-28o. Địa thế có dạng hình chóp có đỉnh là khu vực Lùng Phìn, các hướng dốc dẫn ra sông chảy theo hướng Bắc Nam.
Đặc thù khí hậu của huyện Bắc Hà chia thành 3 tiểu vùng đặc trưng: - Vùng Thượng huyện, gồm 6 xã: có độ cao từ 1.500m-1.800m so với mực nước biển, có khí hậu mang tính ôn đới, mát mẻ về mùa hè, lạnh khô về mùa đông. Nhiệt độ bình quân năm là 18,70
C.
- Vùng trung huyện gồm 9 xã 1 thị trấn: Có độ cao từ 900m-1.200m so với mực nước biển, có nhiệt độ bình quân năm là 20-220C, khí hậu ôn hoà mát mẻ, mùa đông lạnh khô, khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lịch nghỉ dưỡng và phát triển vùng cây ăn quả ôn đới như Mận, Đào, Lê và giống lúa thuần đặc sản Khẩu nậm xít.
- Vùng hạ huyện: Có độ cao dưới 900m so với mặt biển, khí hậu bình quân năm là 25-280C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều suối lớn và sông chảy, thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái.
Nhiệt độ trung bình năm ở Bắc Hà là 18,70C, các tháng có nhiệt độ thấp trong năm là tháng 12, tháng 1, tháng 2 với nhiệt độ trung bình từ 12,7- 14,90C, nhiệt độ tối thấp từ 5,7-7,90C. Các tháng có nhiệt độ cao là tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ trung bình từ 22,4-23,70C, nhiệt độ tối cao là 25,9-28,10C Các tháng còn lại (tháng 3, 4, 10, 11) có nhiệt độ trung bình từ 14,14-18,90C. Như vậy nhiệt độ khác nhau rõ rệt giữa các mùa, mùa hè nền nhiệt độ cao, mùa đông nhiệt độ khá thấp.
Biến đổi tuần hoàn ngày của nhiệt độ có đỉnh cao nhất vào giữa hoặc sau trưa, rồi giảm dần cho đến sáng. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao (có khi đạt >100c). Nhìn chung biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá thuận lợi cho việc vận chuyển, tích luỹ vật chất quang hợp tạo ra năng suất của cây trồng.
Lượng mưa trung bình ở Bắc Hà từ 1.650mm-1.850 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa nhiều tập trung vào mùa hè (từ tháng 4-10), chiếm 75% với lượng mưa. Từ tháng 11-4 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 25% lượng mưa cả năm.
Số ngày mưa trong năm trung bình là 154 ngày. Các tháng có ngày mưa ít nhất là tháng 10, 11, 12, 1 và mưa nhiều vào tháng 7- 9 phù hợp cho canh tác lúa nước trong đó có giống Khẩu nậm xít. Trong khu vực huyện thường xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ, đất trượt, sạt lở đồi núi và có lũ quét ở các thung lũng, tình trạng sương muối, băng giá hàng năm đã làm ảnh hưởng rất lớn sản xuất lúa của huyện và hạn chế mùa vụ trồng lúa. Ở đây lúa chỉ cấy 1 vụ trong năm từ tháng 5 đến tháng 10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU