(Nguồn: www.Lazada.vn) 2.2.1.2.Ưu điểm và nhược điểm khi kinh doanh trênsàn TMĐT Lazada Việt Nam
Bán hàng trên Lazada có ưu điểm:
Lazada Việt Nam là một trong các sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Nhiều năm liền đứng đầu thị trường TMĐT về lượng truy cập. Theo số liệu công bốcủa Lazada vào năm 2014, sàn TMĐT này đang chiếm 36,1% thị phần. Chính sách thu phí đăng ký và duy trì gian hàng hiện tại đang miễn phí.
Mức hoa hồng khá ưu đãi cho người bán như sau: 3% cho sản phẩm điện tử – điện gia dụng, 5% với sản phẩm thời trang, 5% cho các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng. Nhà bán hàng có thể tận dụng ưu điểm Lazada để tạo một nền móng vững chắc trong doanh thu. Ngồi ra cịn có thểnhờ kênh bán hàng này gây dựng thương hiệu của mình. Tính chun nghiệp của Lazada thể hiện rõ ràng nhất ở mục Quản lý bán hàng dành(Seller Centre) cho đối tác. Qua khảo sát, nhà bán hàng cho rằng Seller Centre của Lazada là ít (gần như không) bị lỗi. Hệthống thểhiện rõ ràng, minh bạch, rất tiện cho việc theo dõi và quản lý kinh doanh. Thêm vào đó, bộ phận chăm sóc đối tác, giải quyết khiếu nại (CPS) cực kỳchuyên nghiệp, nhanh chóng và có trách nhiệm. Khi bạn cần hỗ trợ hoặc khiếu nại, 99% trường hợp sẽ được giải quyết thấu đáo. 100% được ghi nhận và phản hồi qua email cho đến khi vấn đề của bạn được giải quyết. Đặc biệt ở Lazada nhà bán hàng có thểgiao hàng qua hệthống DOP rất thuận tiện và tiết kiệm chi phí, Lazada cũng tự lập 1 nhà vận chuyển phục vụ riêng cho mình, dịch vụkhiến nhiều nhà bán hàng khen ngợi.
Bán hàng trên Lazada gây ra nhiều trở ngại:
Thủ tục đăng ký gian hàng trên Lazada khá phức tạp hơn so với các sàn TMĐT khác, khai báoảnh CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,… để mở gian hàng. Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao trong khi thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng. Hiện tại Lazada chưa có hệ thống vềquản lý thơng tin người mua, khiến phát sinh các đơn hàng xấu (hay gọi là bom hàng). Nhà bán hàng hay bó tay trước những đơn hàng mà xác suất bịbom cao mà khơng thể hủy vì ảnh hưởng đến độ uy tín của gian hàng mình. Vì vậy, Lazada chỉ là kênh tăng doanh thu, khó phát triển và mở rộng bởi chính sách tập trung vào người mua và các quyđịnh khắt khe với người bán hàng. Có hệ thống DOP tuy tiện nhưng chưa phổbiến toàn quốc.
2.2.2.1. Tổng quan vềShopee Việt Nam
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tửcó trụsởtại Singapore và hiện có mặt trên nhiều quốc gia như Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Đài Loan. Shopee dựa trên nền tảng trực tuyến kết nối người tiêu dùng với nhau (theo mơ hình C2C) cung cấp dịch vụthuận lợi cho người mua và người bán. Giao dịch mua bán được tạo lập trực tiếp giữa Người Mua và Người Bán. Shopee chính thức gia nhập thị trường thương mại điện tửViệt Nam vào năm 2015. Dù gia nhập thị trường khá muộn so với các đối thủ khác, nhưng Shopee đã có mặt trong Top 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam chỉ sau 3 năm hoạt động. Nhờ sự “hậu thuẫn” của tập đoàn SEA và nguồn đầu tư của các đại gia TMĐT, Shopee đang phát triển rất mạnh mẽ và tăng trưởng tích cực vềmặt người dùng, gian hàng và số lượng đơn. Theo công bố của Shopee, số lượng gian hàng đã đạt con số 800.000 shop, 158,8 triệu đơn đặt hàng trong quý 3/2018.