Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ quản lý phạm nhân

Một phần của tài liệu Quản lý, giam giữ phạm nhân theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ PHẠM NHÂN

1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ quản lý phạm nhân

1.3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật thi hành án hình sự về chế độ quản lý phạm nhân lý phạm nhân

Thứ nhất, cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật

hướng dẫn cụ thể các trường hợp quản lý phạm nhân trong lao động, học tập, sinh hoạt thay thế Thông tư số 37/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 03/6/2011 quy định về phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại cho phù hợp với Luật thi hành án hình sự năm 2010 và Dự thảo Luật thi hành án hình sự (sửa đổi).

Thứ hai, quản lý phạm nhân trong quá trình khám chữa bệnh cũng rất quan

luật hiện có trong Dự thảo Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) nội dung về chế độ quản lý phạm nhân khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện, cơ sở y tế và ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành.

Thứ ba, cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật

hướng dẫn sửa đổi Điều 10 Thông tư số 37/2011/TT-BCA, tăng số lượng phạm nhân trong một đội lên đồng thời phù hợp với công tác cán bộ đang tinh gọn, cũng như đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, đảm bảo an tồn trại giam, tạo điều kiện cho cơng tác quản lý phạm nhân trong lao động, học tập, sinh hoạt, cụ thể như sau:

1. Loại AĐB, BĐB mỗi đội khơng q 30 phạm nhân, trong đó khơng q 05 phạm nhân loại B1.

2. Loại A1, B1, CĐB mỗi đội không quá 35 phạm nhân, trong đó khơng q 05 phạm nhân loại B2.

Thứ tư, cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản dưới luật

hướng dẫn, bổ sung khoản 2 Điều 7 Thông tư số 07/2018/TT-BCA như sau: đối với đồ vật là thức ăn của thân nhân phạm nhân khơng được mang vào phịng thăm gặp riêng để ăn; kiểm tra đồ vật của phạm nhân trước khi cho thăm gặp thân nhân ở phòng riêng.

1.3.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện chế độ quản lý phạm nhân

Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật, để nâng cao chất lượng quản lý phạm nhân cần kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Thứ nhất, thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý

phạm nhân để có kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ nhận thức về quản lý phạm nhân.

- Thứ hai, tăng cường cán bộ làm công tác quản lý phạm nhân nhất là cán bộ

quản giáo và cán bộ có trình độ sư phạm ngoại ngữ để giáo dục, quản lý phạm nhân có quốc tịch nước ngồi, tăng cường bảo hộ lao động thô sơ; cải tiến hiện đại hóa lao động bằng máy móc nhằm hạn chế phạm nhân đưa vật cấm nguy hiểm vào buồng giam và sử dụng công cụ lao động để gây thương tích cho phạm nhân khác.

- Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất cho 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm

nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý phạm nhân như: lắp đặt thêm hệ thống kiểm soát an ninh, xây dựng thêm chòi gác.

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1 của đề tài, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề như sau:

Đã làm rõ quan điểm liên quan đến quản lý phạm nhân và quản lý phạm nhân trong lao động, học tập và sinh hoạt. Những vấn đề lý luận được nghiên cứu là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu quản lý phạm nhân và nâng cao chất lượng quản lý phạm nhân trong lao động, học tập và sinh hoạt tại 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm.

Quản lý phạm nhân có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh phịng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Những năm qua giám thị 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm cùng tập thể cán bộ chiến sỹ trại giam luôn nỗ lực trong công tác, khắc phục mọi khó khăn để hồn thành xuất sắc nhiệm Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao cho.

Thực tiễn công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công quản lý phạm nhân tại 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm cho thấy trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào công tác quản lý phạm nhân trong lao động, học tập và sinh hoạt. Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ trại giam ngày càng được Giám thị 02 trại giam quan tâm, chỉ đạo sâu sát, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thu được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích hoạt động thực tiễn bên cạnh những kết quả đạt được, thì cơng tác quản lý phạm nhân trong lao động, học tập và sinh hoạt cịn có chỗ tồn tại, thiếu sót như đã nêu trong chương này, đồng thời cũng nêu ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tồn tại, thiếu sót và các giải pháp cần khắc phục làm cho công tác quản lý phạm nhân đạt kết quả như đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý, giam giữ phạm nhân theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)