Các giải pháp tổ chức thực hiện chế độ giam giữ phạm nhân

Một phần của tài liệu Quản lý, giam giữ phạm nhân theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 48 - 58)

CHƯƠNG 2 CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ giam giữ phạm nhân

2.3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện chế độ giam giữ phạm nhân

Để khắc phục những hạn chế trong thực hiện chế độ giam giữ đối với phạm nhân cần có những giải pháp sau:

- Bộ cơng an quan tâm và cấp kinh phí để sửa chữa và xây dựng kịp thời cơ sở vật chất cho trại giam để đảm bảo cho công tác giam giữ phạm nhân được an toàn nhất là khu giam giữ số phạm nhân là người đồng tính, chuyển đổi giới tính, song tính và nơi giam giữ riêng đối với phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy phải giam riêng.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ làm công tác giam giữ tại trại giam để có kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ nhận thức về giới, đủ khả năng thuyết phục giáo dục những phạm nhân ngang bướng, chống đối, thường xuyên vi phạm nội quy trại giam.

- Cần có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết như thế nào là người đồng tính, chuyển chuyển đổi giới tính và người song tính. Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật tránh chồng chéo.

- Thành lập cơ quan chuyên môn vận hành xác định giới đối với phạm nhân trong thời gian đến trại giam chấp hành án phạt tù. Vì vậy, cần quan tâm đến chế

độ, cũng như điều kiện vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chuyên môn vận hành xác định giới tính để hoạt động tốt nghiệp vụ của họ.

- Có các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác giáo dục cải tạo phạm nhân nhất là có thành tích trong việc giúp đỡ phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam trở thành phạm nhân được xếp loại khá, tốt.

Kết luận Chương 2

Chương 2 của luận văn, đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề như sau:

Một là, làm rõ quan điểm liên quan đến giam giữ phạm nhân trong đó có phạm nhân giam riêng. Những vấn đề lý luận được nghiên cứu là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu giam giữ phạm nhân và nâng cao chất lượng chất lượng giam giữ phạm nhân và giam giữ riêng phạm nhân tại 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm.

Hai là, Giam giữ phạm nhân có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đặc biệt Hiến pháp năm 2013 đã có thể quán xuyến được hầu hết các quyền dân sự, chính trị... Giới tính gắn với nhân thân của con người, xu hướng hiện nay đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế thì liên quan đến việc bảo vệ quyền con người. Theo quy định tại Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 có quy định: “quyền tơn trọng giới tính” thể hiện việc đối xử nhân đạo, tơn trọng giới tính của con người.

Hiến pháp năm 2013 xác định rất rõ ràng về tính riêng biệt của quyền con người, quyền công dân. Những quy định mới này phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế tồn diện của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích chung của cộng đồng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác; Ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm quyền con người, quyền công dân.

Nhiều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các Hiến pháp như quyền bình đẳng giới (Điều 26). Qua thực tiễn công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công giam giữ phạm nhân tại 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm, cho thấy trong những năm qua 02 trại giam đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào công tác giam giữ phạm nhân và giam giữ riêng phạm nhân. Nhìn chung cơng tác giam giữ phạm nhân ở 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm tuy đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc cải tạo phạm nhân. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Do đó, cần tìm ra ngun nhân và hạn chế, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giam giữ phạm nhân.

KẾT LUẬN

Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân trong Luật thi hành án hình sự năm 2010 và Dự thảo Luật thi án hình sự (sửa đổi) là những chế độ tiến bộ xuất phát từ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm minh, có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh, phịng, chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Dự thảo Luật thi án hình sự (sửa đổi) tiếp tục kế thừa và phát triển các quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 về chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân, đã tiếp thu những kết quả nhất định, đồng thời khắc phục được những hạn chế, thiếu sót trong Luật thi hành án hình sự năm 2010 góp phần quan trọng vào chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân, nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và tầm quan trọng của chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân. Tuy nhiên, thực tiễn trong chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân chưa thật sự có hiệu quả, trong đó có Luật thi hành án hình sự năm 2010 chưa thống nhất, ít nhiều đã gây khó khăn trong việc thực hiện chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân đó là:

Chất lượng chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân đã có những đổi mới nhưng do đặc điểm nhân thân của mỗi phạm nhân khác nhau và nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, giới tính, trình độ văn hóa, mức án, tiền án, tiền sự, độ tuổi nên rất khó khăn trong việc thực hiện chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân. Do 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm thực hiện ngân sách đầu tư cho công tác này cịn hạn chế, điển hình như cơ sở vật chất, trang thiết bị về lắp đặt hệ thống kiểm soát an ninh tại trại giam; chưa trang bị hệ thống cổng từ để kiểm soát phạm nhân ra vào khu giam giữ; số lượng cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm công tác nghiệp vụ như: Dẫn giải phạm nhân, vũ trang canh gác, tuần tra kiểm soát,..chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Một số cán bộ chiến sĩ còn thiếu trách nhiệm, mất cảnh giác, lơ là, chủ quan để phạm nhân trốn trại hoặc vi phạm nội quy của trại giam nên đã xảy ra một số vụ phạm nhân giết người trong trại giam; đốt phá trại giam; Tình hình số lượng cán bộ, chiến sĩ trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm hiện nay đang thiếu vì nhiều lý do như số cán bộ đi học, nhiều cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác nhưng việc bổ sung cán bộ, chiến sĩ chưa đáp ứng kịp thời. Cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sĩ các ở trại giam tiếp tục được chú trọng và tăng cường. Tuy nhiên, hình thức đào tạo chủ yếu là hệ vừa làm vừa học tập trung tại một đơn vị trại giam, cán bộ chiến sĩ phải vừa đảm nhiệm công tác vừa phải tham gia q trình học tập, do đó ảnh hưởng đến

chất lượng học tập nâng cao trình độ. Nhiều cán bộ chiến sĩ học tập để có bằng cấp, không chú trọng đến nội dung kiến thức, đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến công tác sau này. Sự thiếu hụt cán bộ, nên hoạt động kiểm tra lục sốt cịn chưa được làm thường xuyên, liên tục. Khi thực hiện thì việc phát hiện, thu giữ vật cấm mà phạm nhân mang vào khu giam chưa thu được kết quả cao.

Quán triệt các định hướng của Đảng về cải cách tư pháp tăng cường và đổi mới chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân. Thống nhất nhận thức về vị trí, vai trị của chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là công tác trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu cơng tác phịng ngừa tội phạm xảy ra trong trại giam, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 về chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân là rất cần thiết góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho trại giam và làm cơ sở cho phạm nhân đạt kết quả xếp loại khá trở lên đủ điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện,…để sớm trở về với gia đình và tái hịa nhập cộng đồng.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hoạt động của 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm, tác giả nhận thấy trong thời gian tới về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như xã hội của nước ta ngày càng phát triển, đối tượng bị kết án phạt tù ngày càng tăng. Để đảm bảo cho việc thực hiện chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân cần có các giải pháp sau:

- Thứ nhất, Đảng, nhà nước phải quan tâm tăng cường kinh phí cho trại giam đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ tốt cho chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân.

- Thứ hai, Nhà nước ta cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng lực

lượng cán bộ, chiến sỹ chính quy, tinh nhuệ và tinh thông về nghiệp vụ để hạn chế những sơ hở thiếu sót mà các loại tội phạm có thể lợi dụng, đồng thời phải xây dựng lực lượng cán bộ trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc thực tế đặt ra, hỗ trợ đắc lực cho cán bộ trại giam trong quản lý, giáo dục và tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua trong phạm nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật

Tiếng Việt nước ngoài

1. Hiến pháp năm 2013

2. Luật Thi hành án hình sự năm 2010 (Luật số 53/2010/QH12) ngày 17/6/2010. 3. Nghị định số 117/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15/12/2011 quy định về tổ

chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân.

4. Thông tư số 16/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 14/4/2011 quy định về công tác Cảnh sát quản giáo.

5. Thông tư số 36/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 26/5/2011 ban hành nội quy trại giam.

6. Thông tư số 37/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 03/6/2011 quy định về phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại.

7. Thông tư số 46/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 30/6/2011 quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.

8. Thông tư số 58/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 09/8/2011 quy định về đồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm.

9. Thông tư số 07/2018/TT-BCA của Bộ Công an ngày 12/02/2018 quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.

10. Dự thảo Luật thi hành án hình sự (sửa đổi).

11. Hướng dẫn số 15/C81-C85 của Tổng cục 8- Bộ Công an ngày 05/01/2016 hướng dẫn một số vấn đề về phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại.

12. Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCA của Bộ Công an ngày 16/12/2015 quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân.

Tiếng nước ngồi

13. Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.

B. Tài liệu tham khảo

14. Nguyễn Đình Ba (2018), “Một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia tại Trại giam Gia Trung”, Tạp chí khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, (30), tr. 28-31.

15. Lê Huy Bình (2016), “Phân loại phạm nhân trong giam giữ góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân ở các trại giam”, Tạp chí khoa

học quản lý và giáo dục tội phạm, (19), tr. 52-54.

16. Vũ Thanh Chương (2017), “Một số kiến nghị, đề xuất về công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân của cơng an thành phố Hải Phịng trong tình hình mới”, Tạp chí khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, (26), tr. 20-22.

17. Nguyễn Đình Giang (2016), “Một số kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an ninh, an tồn tại trại giam Thanh Cẩm”, Tạp chí khoa học quản lý và giáo dục

tội phạm, (22), tr. 57-59.

18. Kết luận (2015), “Kiểm sát đột xuất việc tuân theo pháp luật trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại trại giam Huy Khiêm - Bộ Công an”, (199), tr. 1-6.

19. Kết luận (2017), “Kiểm sát đột xuất việc tuân theo pháp luật trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại trại giam Thủ Đức- Bộ Công an”, (864), tr. 1-7.

20. Hồng Đức Mạnh (2018), “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi thi án hình sự về quản lý, giam giữ phạm nhân”, Kỷ yếu Hội thảo quốc

tế về “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi thi án hình sự”, do Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày

7/6/2018 tại Trường Đại học Luật TP. HCM, tr. 75-84.

21. Cao Ngọc Oánh (2013), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật thi hành án hình sự và

các văn bản pháp luật có liên quan NXB Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 1- 713.

22. Trại giam Huy Khiêm (2019), “Báo cáo kết quả khảo sát một số lĩnh vực trong việc quản lý, giam giữ phạm nhân tại trại giam Huy Khiêm”, tr.1-11.

23. Trại giam Thủ Đức (2019), “Báo cáo về việc thi hành án phạt tù tại trại giam Thủ Đức”, tr. 1-4.

24. Trại giam Thủ Đức (2019), “Danh sách thống kê phạm nhân vi phạm nội quy theo hình thức”, tr. 1-11 kèm theo “Báo cáo về việc thi hành án phạt tù tại trại giam Thủ Đức”.

25. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận (2014), “Báo cáo phạm nhân chấp hành án phạt tù tại trại giam Thủ Đức”, tr. 1-3.

Phụ lục 1

Thống kê số phạm nhân 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm theo từng năm và tổng 05 năm (2014-2018) Nội dung Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng 05 năm Tổng số phạm nhân 10.679 9.373 9.354 8.540 7.893 45.839 Phạm nhân Nam 9.134 8.018 7.975 7.258 6.728 39.113 Phạm nhân Nữ 1.545 1.355 1.379 1.282 1.165 6.726 Phạm nhân không rõ quốc tịch 4 3 5 12 Phạm nhân quốc tịch nước ngoài 153 141 163 153 144 754 Phạm nhân có con

theo mẹ vào trại 19 20 22 19 13 93 Phạm nhân tái phạm và tái phạm nguy hiểm 3.054 3.032 2.980 2.889 2.469 14.424 Lao 206 165 54 116 105 646 HIV 921 556 367 369 262 2.475 Bệnh khác 56 31 34 43 99 263 Phạm nhân vi phạm

nội quy từ trại giam khác chuyển đến chấp hành án tại 02 trại giam Thủ Đức và Huy Khiêm

6 7 3 9 6 31

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát một số lĩnh vực trong việc quản lý, giam giữ phạm nhân tại trại giam Huy Khiêm; Báo cáo về việc thi hành án phạt tù tại trại giam Thủ Đức)

Phụ lục 2

Số lượt phạm nhân vi phạm nội quy 02 trại giam Thủ Đức, Huy Khiêm trong thời gian 05 năm (2014-2018) và hình thức xử lý

Hành vi 05 năm (2014-2018) Lượt phạm nhân vi phạm nội quy trại giam Hình thức xử lý Khiển trách Cảnh cáo Giam tại buồng kỷ luật Đánh nhau 385 5 28 352 Gây mất trật tự trong buồng

giam

32 1 31

Vay mượn tiền 51 4 1 46 Cờ bạc trá hình 123 12 1 110 Mang điện thoại di động vào

buồng giam

45 2 43

Mang vật cấm vào buồng giam 216 6 6 204

Thuốc tân dược 40 40

Một phần của tài liệu Quản lý, giam giữ phạm nhân theo luật thi hành án hình sự việt nam (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)