CHƯƠNG 2 CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN
2.1. Quy định của pháp luật thi hành án hình sự về chế độ giam giữ phạm
2.1. Quy định của pháp luật thi hành án hình sự về chế độ giam giữ phạm nhân phạm nhân
Giam giữ phạm nhân được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật thi hành án hình sự. Tổ chức thi hành án phạt tù nói chung và giam giữ phạm nhân nói riêng địi hỏi phải nghiêm ngặt, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật (theo khu giam, mức án, giới tính, độ tuổi, quốc tịch,…).
Giam giữ phạm nhân để giữ nghiêm kỷ luật trại giam thuận lợi cho công tác quản lý, giáo dục phạm nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân. Căn cứ vào tính chất tội phạm, mức án, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, trại giam phân thành nhiều khu khác nhau để bố trí việc giam giữ thích hợp đối với từng nhóm phạm nhân.
Ý nghĩa của công tác giam giữ phạm nhân thể hiện ở chỗ cách ly người phạm tội với môi trường xã hội, phịng ngừa, ngăn chặn khơng để họ tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội; răn đe những người có ý định phạm tội góp phần vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự của đất nước. Giam giữ còn nhằm giáo dục, cải tạo để phạm nhân nhận thức rõ tội lỗi, hành vi vi phạm pháp luật, khắc phục, sửa chữa lỗi lầm, ăn năn, hối cải, tích cực lao động, cải tạo để sớm trở về địa phương, tái hòa nhập cộng đồng.
Chế độ giam giữ phạm nhân hiện nay được quy định tại Điều 27 Luật thi hành án hình sự năm 2010, cụ thể đó là:
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người chưa thành niên;
c) Phạm nhân là người nước ngồi;
d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam.
Điều luật trên được điều chỉnh bởi Dự thảo Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) như sau:
1. Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau:
a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm;
b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành khá, tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm.
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi; phạm nhân trên 15 năm đã chấp hành án mà thời gian còn lại dưới 15 năm;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính; đ) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
e) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tịa án;
h) Phạm nhân có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại; Phạm nhân từ 70 tuổi trở lên.
Giam giữ phạm nhân là để phân hóa phạm nhân phục vụ cho cơng tác quản lý phạm nhân, giáo dục phạm nhân, loại trừ những ảnh hưởng xấu từ những phạm nhân là người thành niên, người có tính chất mức độ nguy hiểm cao, ngoan cố chống đối không chịu tiếp thu giáo dục.
Nghiên cứu cho thấy những quy định trên về chế độ giam giữ của Luật thi hành án hình sự năm 2010 và Dự thảo Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) cịn có một số hạn chế như:
Luật thi hành án hình sự năm 2010 khơng quy định giam giữ riêng phạm nhân là người đồng tính và người chuyển đổi giới tính, ngược lại Dự thảo Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) có bổ sung đối tượng này nhằm tạo sự đồng bộ với Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và khắc phục thiều sót của Luật thi hành án hình sự năm 2010. Tuy nhiên, việc bổ sung này cũng có một số hạn chế như chưa quy định giam giữ riêng đối với phạm nhân là người song tính tức là có cảm xúc về cả 02 giới nam và nữ. Nếu không giam riêng đối tượng này sẽ có khả năng xảy ra quan hệ tình dục đồng tính và cũng có thể quan hệ tình dục khác tính; mâu thuẫn tình ái và dẫn đến ghen tng, xung đột, gây thương tích, thậm chí giết người trong trại giam. Điều này dễ dàng dấn đến tình trạng mất an toàn trại giam, phạm tội mới trong trại sẽ gia tăng.
Ngoài ra, tại tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn số 15/C81-C85 của Tổng cục 8 - Bộ Công an ngày 05/01/2016 về Hướng dẫn một số vấn đề về phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại có quy định: “Phạm nhân chưa xác định giới tính là
Nam hay Nữ: Gồm các đối tượng khuyết tật bẩm sinh, đối tượng đã chuyển đổi giới tính một phần hoặc hồn tồn, chưa xác định lại giới tính thì Giám thị trại giam đề nghị cơ quan y tế có thẩm quyền xác định lại giới tính để bố trí giam giữ theo quy định. Trong thời gian chờ làm thủ tục xác định lại giới tính, phải bố trí giam giữ riêng. Trường hợp cơ quan y tế có thẩm quyền tiến hành xác định lại giới tính nhưng khơng xác định rõ giới tính thì vẫn phải bố trí giam giữ riêng. Những phạm nhân có quan hệ đồng tính luyến ái thì tùy theo mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật, đồng thời phân hóa bóc tách để giam giữ riêng ở những buồng giam khác nhau”.
Tuy nhiên, để thực hiện hướng dẫn nêu trên thì gặp rất nhiều khó khăn do Hướng dẫn số 15/C81-C85 khơng giải thích cụ thể biểu hiện của phạm nhân như thế
nào thì được xem là người đồng tính, chuyển giới một phần và song tính, nên khơng có cơ sở để đưa phạm nhân đi trưng cầu giám định.
Mặt khác, tại khoản 7 Điều 12 Thông tư số 37/2011/TT-BCA của Bộ Công an ngày 03/6/2011 quy định về phân loại và giam giữ phạm nhân theo loại. Có quy định đối với phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam được bố trí giam giữ riêng nhưng chỉ quy định hạn chế việc thăm gặp, nhận gửi thư, nhận quà, liên lạc với thân nhân. Trong khi đó, tại Điều 38 Luật thi hành án hình sự năm 2010 quy định trong thời gian chấp hành án phạt tù phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam có thể bị kỷ luật bằng hình thức cao nhất là giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày, trong thời gian này phạm nhân khơng được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Như vậy, Thông tư số 37/2011/TT-BCA quy định việc xử lý đối với phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam là chưa phù hợp với quy định của Luật thi hành án hình sự năm 2010 và chưa thật sự nghiêm khắc, hạn chế răn đe vì tại nơi giam giữ riêng họ vẫn được ăn, uống, tắm rửa như các phạm nhân khác, họ lại khơng phải đi lao động. Từ đó, có một số phạm nhân có nhiều tiền án, tiền sự, số phạm nhân sắp hết án, phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam không đủ điều kiện để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc số ý thức cải tạo kém, thường xuyên chống đối, không muốn lao động, muốn thể hiện mình,… số phạm nhân này khơng sợ biện pháp đưa vào giam riêng, đó là một trong số lý do có một số phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy trại giam để được giam giữ riêng.