TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh cà mau (Trang 34)

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn ở NHNo & PTNT Cà Mau qua 3 năm (2009-2011)

Đối với một doanh nghiệp, khi bước vào kinh doanh thì nguồn vốn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các phương án kinh doanh của doanh nghiệp có được thực thi hay khơng. Đối với ngành Ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Cà Mau nói riêng, việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NHNo&PTNT Cà Mau là dựa vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở và nguồn vốn huy động trên địa bàn bằng nhiều hình thức như: nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của khách hàng, phát hành kỳ phiếu,… nó là yếu tố cần thiết cho việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như là đảm bảo được các nhu cầu về vốn của khách hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải có biện pháp để đảm bảo được nguồn vốn luôn ổn định để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng cũng như cho việc mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời phải quản lý vốn có hiệu quả. Nhằm đảm bảo được nhu cầu về vốn, trong những năm gần đây, bằng những giải pháp thiết thực thì nguồn vốn của NHNo&PTNT Cà Mau đã có những thay đổi khả quan. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

ĐVT:Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 1.488.078 45,53 2.078.272 49,23 2.880.206 61,95 590.194 39,66 801.934 38,59

Vốn điều chuyển 1.780.253 54,47 2.143.036 50,77 1.769.166 38,05 362.783 20,38 (373.870) (17,45)

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nguồn vốn của ngân hàng tăng đều qua các năm, tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt, cụ thể năm 2010 tăng 39,66% so với năm 2009, và năm 2011 tăng 38,59% so với năm 2010 (tương đương 801.934 triệu đồng). Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng phát triển mạnh, khi đó ngân hàng từng bước cân đối và độc lập về vốn. năm 2009 chịu sự biến động liên tục của lãi suất và sự kiểm soát khá chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2010 nền kinh tế bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng và NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Cà Mau đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ đó. Với uy tín lâu năm, các hoạch định sáng suốt của ban lãnh đạo và nhiệt tình của nhân viên, và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng vẫn hoàn thành nhiệm vụ huy động nguồn vốn tốt nhất. Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu cùng với yếu kém nội tại của nền kinh tế nhưng nhìn tổng thể năm 2010 nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những giải pháp kịp thời và linh hoạt. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi tạo lợi nhuận cho Ngân hàng và hoạt động của Ngân hàng sẽ tiến triển khả quan hơn, đã góp phần thúc đẩy lĩnh vưc ngân hàng dễ dàng phát triển hơn. Năm 2011 tình hình huy động vốn cũng khả quan và ngày càng tăng, với điều kiện kinh tế bắt đầu khôi phục và tình hình chung của nền kinh tế của Cà Mau khá thuận lợi đã giúp ngân hàng huy động ngày càng tốt hơn, mặt dù tình hình quản trị của ngân hàng nhà nước ngày càng sát hơn, tạo nhiều khó khăn cho ngân hàng huy động vốn như phát hành trái phiếu, kiểm soát lãi suất… nhưng ngân hàng đã nỗ lực khai thác tiềm năng, tìm kiếm nguồn huy động mới, chính sách khuyến mãi… đã tạo nên sự thành công ngày nay của ngân hàng.

Bên cạnh nguồn vốn huy động thì nguồn vốn điều chuyển cũng tăng liên tục, cụ thể năm 2010 là 2.143.036 triệu đồng chiếm 50,77% trong tổng nguồn vốn, lớn hơn cả nguồn vốn tự huy động của Ngân hàng tăng 20,38% so với năm 2009 (tương đương 362.783 triệu đồng). Năm 2011 là 1.769.166 triệu đồng chiếm 38,05% trong tổng nguồn vốn, giảm 17,45% so với năm 2010. Tuy vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân làm cho nguồn vốn điều chuyển tăng là do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình…tăng cao trong các năm, trong khi nguồn

vốn tự huy động của Ngân hàng đáp ứng không đủ nên Chi nhánh cần phải vay của Ngân hàng Trung ương. Năm 2011 vốn điều chuyển giảm là do ngân hàng tăng tỷ trọng vốn huy động, giảm tỷ trọng vốn điều chuyển trong tổng vốn huy động để giúp ngân hàng tiết kiệm được khoản chi phí trả lãi khá lớn cho việc sử dụng nguồn vốn nhận từ hội sở vì chi trả lãi sử dụng vốn điều chuyển cao hơn rất nhiều so với chí phí trả lãi huy động vốn.

Nhìn chung ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm, do sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, nhân viên ln hồn thành kế hoạch được giao, ngân hàng khơng ngừng tạo được uy tín của mình trên thị trường, thu hút vốn đầu tư của khách hàng gởi tiền vào ngân hàng làm tăng mức vốn huy động, từ đó làm tăng tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên trên địa bàn hiện có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều phương thức huy động vốn và lãi suất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động trong những năm tới, Chi nhánh cần có kế hoạch và những biện pháp huy động vốn hiệu quả hơn nữa để giữ được khách hàng truyển thống và thu hút được thêm nhiều khách hàng tiềm năng nhằm tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế trong tỉnh, đồng thời tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 4500000 5000000 2009 2010 2011 năm tr iệ u đ n g Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

4.1.2. Tình hình huy động vốn

Vốn là yếu tố quan trọng trong họat động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, bất kỳ một ngành nghề nào muốn hoạt động thuận lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao thì một trong những điều cần là phải có nguồn vốn dồi dào. Đối với NHNo&PTNT Cà Mau cũng vậy, hoạt động chủ yếu là cung cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế có nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động tín dụng được thuận lợi thì việc chăm lo phát triển, tạo sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn, đặc biệt là vốn huy động là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

a) Vốn huy động theo thời hạn:

Vốn huy động của ngân hàng được phân theo kỳ hạn nhằm làm cho ngân hàng biết được sự ổn định của nguồn vốn, từ đó ngân hàng biết cách sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả, mang lại lợi ích tối đa cho ngân hàng. Huy động vốn phân theo thời gian như sau:

- Vốn huy động khơng kỳ hạn: Ta thấy tình hình huy động vốn không ngừng gia tăng chủ yếu năm 2009 là 248.175 triệu đồng nhưng đến năm 2010 lại giảm 243.875 triệu đồng, giảm 1,73% so với năm 2009. trong các loại tiền gửi theo kỳ hạn thì tiền gửi khơng kì hạn có tính ổn định nhất, nó đáp ứng nhu cầu rút tiền bất kì lúc nào của khách hàng, nên lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, nguyên nhân vốn huy động giảm trong năm này là do tình hình kinh tế bất ổn, khủng hoảng tài chính làm cho người dân khơng yên tâm gửi tiền vào ngân hàng nên số lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm đi nhưng giảm cũng không đáng kể, vẫn không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đến năm 2011 huy động tiền gửi không kỳ hạn lại tăng lên 307.141 triệu đồng, tăng 25,94% so với năm 2010 (tương đương 63.266 triệu đồng). Vì năm 2011, ngân hàng mở nhiều trương chình khuyến mãi, khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, nhờ vào Ngân hàng ứng dụng hệ thống giao dịch và thanh tốn đều là tự động hóa, do hoạt động dịch vụ phát triển, các hộ gia đình gửi tiền cho con em đi học xa bằng cách gửi qua thẻ ATM.

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT:Triệu đồng

(Nguồn:Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh)

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền % Số tiền %

1. Phân theo thời hạn 1.488.078 100 2.078.272 100 2.880.206 100 590.194 39,66 801.934 38,59 - Không kỳ hạn 248.175 16,68 243.875 11,73 307.141 10,66 (4.300) (1,73) 63.266 25,94 - Có kỳ hạn 1.239.903 83,32 1.834.397 88,27 2.573.065 89,34 594.494 47,95 738.668 40,27 2. Phân theo Thành phần kinh tế 1.488.078 100 2.078.272 100 2.880.206 100 590.194 39,66 801.934 38,59 - Cá nhân 1.383.434 92,97 2.041.893 98,25 2.826.639 98,14 658.459 47,6 784.746 38,43 - Tổ chức kinh tế 104.644 7,03 36.379 1,75 53.567 1,86 (68.265) (65,24) 17.188 47,24 Tổng 1.488.078 100 2.078.272 100 2.880.206 100 590.194 39,66 801.934 38,59

- Vốn huy động không kỳ hạn: Qua bảng ta thấy tình hình huy động vốn khơng

ngừng tăng nhưng chủ yếu là tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2009 là 1.239.903 triệu đồng chiếm 83,32% trong tổng vốn huy động, đến năm 2010 là 1.834.397 triệu đồng, tăng 47,95% so với năm 2009 ( tương đương 594.494 triệu đồng), năm 2011 là 2.573.065 triệu đồng, tăng 40,27% so với năm 2010 ( tương đương 738.668 triệu đồng). Nguyên nhân tiền gửi có kì hạn ln tăng là do ngân hàng áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi cho các loại tiền gửi có kì hạn như về lãi suất, hoặc gửi tiền trúng vàng…từ đó thu hút được nhiều khách hàng.

Qua phân tích tình hình huy động vốn theo thời gian của ngân hàng ta thấy tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Bởi vì, tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng có thể xác định được thời gian hồn trả cho khách hàng nên nó tạo ra nguồn vốn ổn định cho ngân hàng và ngân hàng có thể chủ động đầu tư cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Nắm được lợi thế của loại tiền gửi này NHNo&PTNT chi nhánh Cà Mau ln dùng những hình thức huy động tốt nhất nhằm làm tăng nguồn vốn cho mình.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 Triệu đồng 2009 2010 2011 Năm Khơng kì hạn Có kì hạn

b) Vốn huy động theo TPKT:

Tiền gửi của Cá nhân:

Đối với loại hình này khách hàng gửi tiền là tầng lớp dân cư trong tỉnh, họ gửi tiền vào ngân hàng với hình thức là tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích hưởng lãi là chủ yếu và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi, bên cạnh họ cũng nhận được các dịch vụ tiện ích từ phía ngân hàng. Năm 2009 nền kinh tế bắt đầu chuyển biến tốt, đời sống người dân cải thiện khá nhiều, mức sống đã nâng lên, nên có phần thặng dư tài chính để gửi vào ngân hàng, niềm tin vào ngân hàng cũng được nâng lên, và yếu tố khá quan trọng là lãi suất huy động khá cao. Đến năm 2010 nền kinh tế tiếp tục từng bước phục hồi rõ rệt, lãi suất ngân hàng ổn định, đời sống người dân được nâng cao nên tiền gửi cá nhân tăng lý tưởng 47,6% so với năm 2009 đạt 2.041.893 triệu đồng tăng 658.495 triệu đồng. Năm 2011 là 2.826.639 triệu đồng, tăng 38,43% so với năm 2010 (tương đương 784.746 triệu đồng). Ngân hàng ban hành nhiều loại hình thức huy động vốn, lãi suất và quà tặng tốt, đã áp dụng nhiều chương trình hấp dẫn, trúng nhiều giải thưởng có giá trị “chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng (trúng giải đặc biệt trị giá 2kg miếng “AAA” do Agribank sản xuất với chất lượng 99,99% nhập từ Thụy Sỹ)”, nên đã thu hút được khách hàng đến gửi tiền. Trong những năm qua, tiền gửi tiết kiệm đã có sự tăng trưởng rất ổn định và tốc độ rất nhanh, cho thấy sự tiếp cận khách hàng và phát triển các sản phẩm cá nhân của ngân hàng rất có hiệu quả.

Tiền gửi của TCKT:

Nhìn chung ta thấy loại tiền gửi này vào Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2009 là 104.644 triệu đồng, năm 2010 là 36.379 triệu đồng, giảm 65,24% so với 2009 (tương đương 68.265 triệu đồng). Tuy là một Ngân hàng tồn tại lâu năm và có uy tín tại địa phương nhưng đa phần người dân chưa am hiểu sâu sắc về cái lợi, cái hay của việc gửi tiền vào Ngân hàng. Khi người dân có tiền thì họ mua vàng hay để tiền vào tủ cất đi để dự phịng, nền kinh tế đang trong thời kì khủng hoảng tài chính. Các TCKT khơng an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế tại địa phương không cao. Đến năm 2011 vốn huy động của TCKT là 53.567 triệu đồng, tăng lên 47,24% so với năm 2010, điều này cho ta thấy tình hình kinh tế đã ổn định,

nhu cầu về vốn để kinh doanh là rất lớn và lãi xuất tiền gửi khá hấp dẫn đến các thành phần kinh tế trong xã hội nên loại tiền gửi này có chiều hướng tăng lên.

Tóm lại, tuy gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhưng công tác huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng . Như vậy cho thấy trong 3 năm qua Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn tích cực đã chiếm được lịng tin của khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Hơn nữa cũng cho chúng ta thấy được Ngân hàng đã tận dụng tốt các cơ hội để huy động vốn triệt để tạo nguồn vốn ổn định đầu tư vào các chương trình kinh tế ở địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 2009 2010 2011 Năm Triệu đồng

Tiền gửi của KH cá nhân

Tiền gửi của TCKT

Hình 5: Biểu đồ tình hình huy động vốn theo Thành phần kinh tế của ngân hàng 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

4.2.1 Khái qt hoạt động cho vay qua 3 năm (2009-2011)

Với sự phát triển kinh tế của địa phương và cả nước, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng ln xem nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu trong việc lưu chuyển nguồn vốn trong sản xuất đến các thành phần kinh tế. Thế nhưng hoạt động tín dụng ln là hoạt động có tính chất rủi ro rất lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện tốt việc cho vay phát triển sản xuất kinh doanh của các

đơn vị kinh tế, cho các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Trong đó hoạt động tín dụng ngắn hạn ln chiếm tỉ trọng cao trong tất cả các chỉ tiêu, điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động của Chi nhánh. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững hoạt động tín dụng, nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với mơi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng. Để làm được một chính sách như vậy cần phải phân tích tín dụng cho thật kỹ sau đó mới đưa ra được một chính sách như ta mong muốn.

Doanh số cho vay:

Qua bảng số liệu ta thấy DSCV đều tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 8.683.471 triệu đồng, tăng 42,53% so với năm 2009, năm 2011 là 10.299.575 triệu đồng, tăng 18,61% so với 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nn và ptnt tỉnh cà mau (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)