Chức năng, nhiệm vụ của Cơng đồn Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 34 - 37)

1.2 Khái quát về Cơng đồn Việt Nam

1.2.3Chức năng, nhiệm vụ của Cơng đồn Việt Nam

Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử - xã hội nhất định của tổ chức, để phân biệt tổ chức này với tổ chức khác [30].

Chức năng của Cơng đồn mang tính khách quan, nó tồn tại khơng phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của các đoàn viên cơng đồn mà được xác định

bởi tính chất, vị trí và vai trị của tổ chức Cơng đồn. Trong giai đoạn hiện nay, chức năng của Cơng đồn Việt Nam được thể hiện ở 3 chức năng sau:

- Chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích của người lao động. - Chức năng tham gia quản lý.

- Chức năng giáo dục.

Trong đó, chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích của người lao động được xem là chức năng trung tâm trong giai đoạn hiện nay.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta đã xuất hiện quan hệ chủ thợ, tình trạng bóc lột, ức hiếp người lao động diễn ra hàng ngày và có xu hướng phát triển. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân, viên chức và lao động của Cơng đồn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để thực hiện đựơc chức năng này, Công đồn tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho cơng nhân, lao động; Cơng đồn tham gia trong lĩnh vực tiền lương, nhà ở, trong việc ký kết hợp đồng lao động của công nhân, lao động; đại diện công nhân, lao động ký thoả ước lao động tập thể; trong vấn đề thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đình cơng theo quy định của pháp luật… Những quy định này đã được pháp luật thừa nhận rất cụ thể, rõ ràng trong Hiến pháp, Bộ luật Lao động, luật Cơng đồn. Nhưng trong thực tế, Cơng đồn chưa thực hiện được tốt chức năng này, nhất là trong lĩnh vực đại diện người lao động giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đình cơng. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của cơng đồn để thực hiện tốt chức năng mang tính trung tâm, cốt lõi này.

Từ các chức năng trung tâm trên, có thể xác định nhiệm vụ trung tâm của tổ chức Cơng đồn trong giai đoạn hiện nay là: đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhất là trong quá trình giải quyết các tranh chấp lao động. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và cốt lõi của tổ chức Cơng đồn. Chính vì vậy, tổ chức Cơng đồn và cán bộ Cơng đồn các cấp phải thực hiện tốt những hoạt động sau:

+ Thực hiện các quyền đã được pháp luật thừa nhận một cách có hiệu quả để bảo vệ và chăm lo đến lợi ích và đời sống của người lao động. Để thực hiện được tốt vấn đề này, Cơng đồn phải xây dựng được đội ngũ cán bộ Cơng đồn am hiểu kiến thức pháp luật, vận dụng có hiệu quả những quy định của pháp luật để bảo vệ người lao động theo hướng có lợi nhất. Khi tham gia vào giải quyết các tranh chấp lao động, cán bộ Cơng đồn phải có khả năng dựa vào quy định của pháp luật mà bảo vệ người lao động hiệu quả nhất. Đồng thời, cán bộ Cơng đồn phải có bản lĩnh chính trị vững vững, kiên định lập trường đại diện và bảo vệ tối ưu cho người lao động. Cán bộ cơng đồn phải thực gần gũi, quan tâm đến người lao động trong đơn vị mình để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phát hiện và xử lý kịp thời những tranh chấp phát sinh.

+ Tuy nhiên, việc dựa vào quy định của pháp luật để bảo vệ người lao động chỉ là phần ngọn. Cái gốc của nhiệm vụ đại diện và bảo vệ lợi ích cho người lao động còn thể hiện ở hoạt động tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng và thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, các chính sách, các cơ chế quản lý kinh tế, các chủ trương chính sách liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động mà nhất là trong việc tham gia ý kiến khi xây dựng các văn bản pháp luật, điển hình là các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề về lao động, trong đó, các văn bản về giải quyết tranh chấp lao động phải được đặt lên hàng đầu.

+ Mặt khác, việc tập hợp, giáo dục, tuyên truyền pháp luật để người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, của các cơ quan và tổ chức cũng là vấn đề cần kíp khi thực hiện nhiệm vụ đại diện và bảo vệ người lao động. Hiểu được kiến thức pháp luật, người lao động sẽ tăng khả năng bảo vệ mình, tạo cho họ kỹ năng xử sự phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và pháp lý.

Có thể thấy, hoạt động đại diện và bảo vệ cho người đại diện vừa là chức năng vừa là nhiệm vụ của tổ chức Cơng đồn. Những nhiệm vụ này đã được thể chế trong các văn bản pháp luật của Nhà nước như Hiến pháp, Luật Cơng đồn,

Bộ luật Lao động và được chi tiết hoá thành những nhiệm vụ trực tiếp của tổ chức Cơng đồn trong suốt q trình hoạt động. Đây là những nhiệm vụ trọng tâm mà Cơng đồn cần phải thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 34 - 37)