III. Yêu cầu nghiên cứu
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sắn ở
Việt Nam
* Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn ở Việt Nam
Chọn giống sắn tốt, năng suất cao, phù hợp với đất đai và yêu cầu của sản xuất lớn là việc làm cần thiết để phát huy những ưu điểm của giống. Nhưng trong điều kiện sản xuất trên diện rộng nếu không có một kế hoạch chọn lọc bồi dưỡng giống sắn thường xuyên thì sau một vài năm giống sắn tốt cũng dễ thoái hoá làm năng suất giảm xuống. Thấy được tầm quan trọng của công tác chọn tạo giống sắn, các nhà khoa học Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu chọn lọc các giống sắn mới để phục vụ cho sản xuất [23].
Cây sắn được du nhập vào nước ta khoảng giữa thế kỷ XVIII và có mặt ở miền Nam trước sau đó mới đưa ra trồng ở miền Bắc và hiện nay sắn được trồng rộng khắp trong cả nước (Trần Ngọc Ngoạn, 2007) [15].
Trước năm 1975 tại Viện khảo sát nông nghiệp Sài Gòn đã nhập nội, thu thập và khảo sát nguồn gen giống sắn (Lê Xuân Hoa, 1962, 1964, 1968, 1972). Ở miền Bắc, tác giả Đinh Văn Lữ cũng thực hiện một số thí nghiệm so sánh giống sắn và rút ra một số kết luận về tập đoàn giống sắn.
Trong giai đoạn 1976 - 1990, tại Viện khoa học Nông nghiệp miền Nam và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc đã thu thập và đánh giá các giống sắn địa phương kết quả đã chọn lọc và giới thiệu một số giống mới để đưa ra sản xuất đại trà đó là HL23, HL24, HL20; những giống này có năng suất cao hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
giống H34 và Mì Gòn địa phương. Tại miền Bắc từ 1980 - 1985, trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái đã đánh giá 20 giống sắn địa phương và kết luận giống Xanh Vĩnh Phú là giống địa phương tốt nhất miền Bắc (Trần Ngọc Ngoạn, 2004) [17].
Từ năm 1988, công tác nghiên cứu chọn giống sắn ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với CIAT. Trong suốt 18 năm (1988 - 2005), chương trình sắn Việt Nam đã phối hợp với CIAT chọn lọc và phát triển hai giống sắn mới KM60 và KM94 ra sản xuất. Đây là hai giống sắn có năng suất củ tươi cao (25 - 40 tấn/ha) có tỷ lệ tinh bột cao (27 - 30%), thích hợp với chế biến tinh bột. Cũng từ 1993 trở lại đây nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng - cây sắn đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá. Do đó các giống sắn mới đã và đang được phát triển mạnh ở cả hai miền Nam - Bắc. Việc giới thiệu và phát triển hai giống sắn mới này vào sản xuất, đã là một bước đột phá mới trong nghề trồng sắn ở Việt Nam [23].
Với sự hợp tác của CIAT, chương trình sắn Việt Nam cũng đã tiến hành đánh giá vào khoảng 30.000 hạt lai do CIAT/Colombia, CIAT/Thái giới thiệu và khoảng 7.000 hạt lai từ nguồn lai tạo trong nước. Hàng chục dòng triển vọng tiếp tục được chọn ra từ nguồn vật liệu này như: KM98-1, KM98- 5, KM95-3, KM98-7, KM140…. Trong số các dòng này, có những dòng rất có triển vọng vừa thích hợp chế biến, vừa có thể sử dụng ăn tươi [3].
Trong giai đoạn 1991 - 2005, Chương trình sắn Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với CIAT, VEDAN và mạng lưới Nghiên cứu sắn Châu Á để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sắn với mục tiêu là chọn tạo ra những giống sắn có năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao, phục vụ cho chế biến công nghiệp; đồng thời cũng tuyển chọn được những giống sắn ngắn ngày, đa dạng, thích hợp cho cả chế biến công nghiệp cũng như nhu cầu về lương thực ở vùng sâu, vùng xa. Do đó đã tạo được bước đột phá quan trọng trong nghề trồng sắn của Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện nay mục tiêu của chương trình cải thiện di truyền sắn tại Việt Nam là:
- Tăng tiềm năng năng suất, hàm lượng chất khô và hàm lượng tinh bột. - Rút ngắn thời gian thu hoạch.
- Xác định các giống có năng suất cao phù hợp với từng khu vực và vùng sinh thái khác nhau nhằm thúc đẩy sự hội nhập của các hệ thống canh tác nông hộ nhỏ [10].
- Lựa chọn giống sắn tốt nhất cho sản xuất ethanol sinh học.
Mà mục tiêu cụ thể của chương trình nhân giống sắn là để chọn và phát hành giống mới có năng suất cao từ 35-40 tấn /ha, hàm lượng tinh bột từ 27- 30%, thời gian sinh trưởng và phát triển từ 8-10 tháng, cây mọc thẳng đứng, đốt ngắn, ít phân nhánh, tán nhỏ gọn, kích thước gốc, củ thống nhất và phù hợp cho chế biến công nghiệp.
Thực hiện mục tiêu trên hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về chọn tạo giống đạt kết quả tốt nhờ đó mà nhiều giống sắn mới được đưa vào sản xuất như KM60, KM94, KM95, KM95-3, SM937-26, KM98-1, KM98-5, KM98-7, KM140 đã thực sự mang lại lợi nhuận cao cho nông dân trên diện rộng, cho nên tạo được công ăn việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, đồng thời tăng sức cạnh tranh của tinh bột sắn xuất khẩu và các sản phẩm khác chế biến từ sắn trên thị trường trong và ngoài nước [3].
Những tiến bộ vượt bậc về công tác chọn tạo giống sắn trên thế giới và ở Việt Nam đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của phương pháp tuyển chọn giống sắn thích hợp theo vùng khí hậu, đất đai và tạo nguồn vật liệu khởi đầu phong phú để tạo nên sự đột phá về năng suất. Công tác thực nghiệm tuyển chọn giống sắn trên đồng ruộng chỉ có kết quả khi bảo đảm vững chắc được cơ sở di truyền những tính trạng nông học. Trong đó, năng suất củ tươi, chỉ số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
thu hoạch có hệ số di truyền cao, tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột có hệ số di truyền thấp và ít biến động bởi điều kiện môi trường [16].
* Tình hình nghiên cứu về mật độ, khoảng cách trồng thích hợp đối với sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam tác giả Nguyễn Hữu Hỷ cho biết mật độ trồng sắn thích hợp với các giống sắn KM60, KM94 trồng vụ đầu mùa mưa trên đất đỏ ở Đông Nam Bộ là 10.000 cây/ha và trên đất xám là 11.080 cây/ha sẽ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao [9].
Theo TS Nguyễn Viết Hưng (2004)[6] thì mật độ thích hợp cho giống sắn KM94 và KM98-7 được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là 15.625 cây/ha và 12.500 cây/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Khái quát thông tin từ những kết quả nghiên cứu sắn trên thế giới và trong nước chúng tôi đã rút ra những vấn đề cơ bản làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
- Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô. Hiện nay ở nước ta cây sắn đang được chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương thực thành cây công nghiệp xuất khẩu và làm thức ăn gia súc.
- Những công trình nghiên cứu về giống sắn và kỹ thuật thâm canh sắn trên thế giới và trong nước đã đạt được những tiến bộ kỹ thuật quan trọng như: chọn tạo được những giống sắn tốt năng suất cao, chất lượng tốt và thích nghi với điều kiện sinh thái, nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn và kỹ thuật bón phân khoáng NPK kết hợp với phân hữu đạt hiệu quả kinh tế cao; nghiên cứu xác định mật độ trồng sắn thích hợp đối với các giống sắn mới cải thiện. Những kết quả nghiên cứu này đã góp phần to lớn vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sắn và tăng thêm thu nhập cho các hộ nông dân nghèo, góp phần bảo đảm an toàn lương thực quốc gia cũng như bảo vệ đất trồng sắn được lâu dài và bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thực tiễn sản xuất sắn ở miền núi và trung du phía Bắc đang đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu đến năng suất và chất lượng của giống sắn mới. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng và năng suất giống sắn mới KM98-7 tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai-năm 2010” là có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn trong sản xuất sắn hiện nay.
* Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho sắn ở Việt Nam
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Công Doãn Sắt và Hoàng Văn Tám (2000) [21] cho thấy sắn được trồng chủ yếu trên các loại đất có độ phì thấp, quá trình canh tác không bón phân hoặc bón ít và chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ đất trồng sắn. Hàng năm cây sắn đã lấy đi một lượng dinh dưỡng khá lớn so với các cây trồng khác, mặt khác sắn trồng với mật độ thưa, diện tích che phủ thấp đã làm tăng quá trình rửa trôi, xói mòn đất, dẫn đến sự cạn kiệt và mất cân đối nguồn dinh dưỡng của cây, do vậy cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật bón phân để duy trì sản xuất sắn bền vững.
Các tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) [20] chỉ ra rằng: Hậu quả của tập quán sản xuất độc canh sắn nhiều năm đã làm cho đất mất sức sản xuất. Sự thoái hoá đất dẫn đến độ chua của đất tăng, hàm lượng mùn trong đất giảm kéo theo độ phì cũng như lý, hoá tính của đất bị suy giảm.
Các tác giả Trần Công Khanh, Nguyễn Văn Long (1998) [11], [12] cho thấy bón phân NPK cân đối cho sắn có hiệu lực rõ rệt so với không bón phân hoặc bón mất cân đối, đồng thời ở các công thức bón cho 1ha: 160kgN + 80kgP2O5 + 100kgK2O và 120kgN + 80kgP2O5 + 160kgK2O đem lại hiệu quả cao nhất trên đất nâu đỏ ở Bình Long.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Đặng, Thái Phiên và cộng sự (1994) [4] cho thấy bón phân khoáng hợp lý cho sắn có tác dụng tốt đến việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
cải thiện các đặc tính lý - hoá của đất cũng như nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn.
Theo tác giả Thái Phiên và Nguyễn Công Vinh (1998) [20] khi trồng sắn 3 năm liên tục trên cùng một diện tích đất ở miền Bắc Việt Nam thì năng suất sắn giảm xuống chỉ còn 10 tấn/ha nếu không bón phân, ngược lại năng suất sắn tăng lên đến 20 tấn/ha khi cung cấp đầy đủ N; P; K và đặc biệt khi bón K ở mức cao.
Theo tác giả Lê Hồng Lịch, Võ Thị Kim Oanh (2000) [14] lượng phân khoáng bón cho đất trồng sắn tại Đắc Lắc (đất phiến thạch sét và đất bazan nâu đỏ) là 70kgN + 50kgP2O5 + 100kgK2O/ha năng suất sắn tăng và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trên đất đỏ và đất xám ở miền Đông Nam Bộ, sắn phản ứng mạnh với các mức bón phân N, P, K đặc biệt là đối với N, K. Công thức bón phân N, P, K thích hợp cho sắn đạt năng suất củ và hiệu quả kinh tế cao trên đất đỏ và đất xám ở Đông Nam Bộ là [80kgN + 40kgP2O5 + 80kgK2O]/ha và [160kgN + 80kgP2O5 + 160kgK2O]/ha với tỷ lệ bón kết hợp giữa N:P:K là 2:1:2. [13]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Hỷ và cộng sự (1998- 2000) [7], [8] trên đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, công thức bón phân khoáng thích hợp cho sắn là [80kgN + 40kgP2O5 + 80kgK2O]/ha.
Một số công trình nghiên cứu thực hiện tại miền Bắc Việt Nam trên đất đỏ vàng của trường đại học Nông lâm Thái Nguyên và một số địa điểm khác trên ruộng của nông dân cho thấy rõ phản ứng của cây sắn với N và K [5]. Trong các nguyên tố đa lượng thì K là yếu tố hạn chế năng suất sắn. Thí nghiệm bón N, P, K hàng năm trên đất đỏ vàng của Đại học Nông lâm Thái Nguyên chỉ ra rằng nêu bón N, K mà thiếu P thì năng suất sắn vẫn cao nhưng khi bón N, P mà không bón K năng suất sắn giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010) [3] Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau cho thấy bón phân hữu cơ làm giảm dung trọng đất, tăng độ xốp, điều hoà được chế độ nhiệt và ẩm độ trong đất, dung tích hấp thu của đất được cải thiện, nhờ đó mà khả năng trao đổi ion và khoáng chất của đất được tốt hơn. Phân hữu cơ còn có tác dụng chuyển lân từ dạng khó tiêu thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu bao gồm 9 dòng, giống sắn trong đó có 7 giống (XVP(đ/c), NTB1, KM98-7, K140, NTB3, NTB2, KM94) và 2 dòng (OMR35-8-32, GM155-17).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 02 năm 2011. Địa điểm tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- So sánh sự sinh trưởng và năng suất của 9 dòng giống sắn tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống sắn KM98-7.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất giống sắn KM98-7.
2.4. Phƣơng pháp, quy trình, chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp và quy trình bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng theo quy trình trồng sắn của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Thí nghiệm 1: So sánh 9 dòng, giống sắn tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai
năm 2010.
- Thí nghiệm với 9 công thức, tương đương với 9 dòng giống sắn, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi ô là 30m2, tổng diện tích 27 ô x 30m2
= 610m2, không tính dải bảo vệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trong đó:
+ Công thức 1: Xanh Vĩnh Phú (đối chứng) + Công thức 2: Giống NTB1 + Công thức 3: Giống KM98-7 + Công thức 4: Dòng OMR 35-8-32 + Công thức 5: Giống KM140 + Công thức 6: Giống NTB3 + Công thức 7: Giống NTB2 + Công thức 8: Dòng GM155-17 + Công thức 9: Giống KM94. - Sơ đồ thí nghiệm so sánh giống:
Dải bảo vệ NLI 1 2 3 4 5 6 7 8 9 NLII 4 5 6 7 8 9 1 2 3 NLIII 7 8 9 1 2 3 4 5 6 Dải bảo vệ Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
- Ngày trồng: tháng 4 năm 2010; Ngày thu hoạch: tháng 1 năm 2011. - Mật độ trồng sắn với khoảng cách: 1m x 1m = 10.000 cây/ha
- Lượng phân bón: 10 tấn phân hữu cơ + 60 kgN + 40kgP2O5 + 80kgK2O/ha.
- Kỹ thuật bón phân cho thí nghiệm như sau:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 100% P2O5 + 1/3N + 1/3K2O + Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3N + 1/3 K2O kết hợp với xới cỏ.
+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 120 ngày với lượng 1/3N + 1/3K2O kết hợp với làm cỏ và vun cao cho sắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn * Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng
suất của giống sắn KM98-7.
- Thí nghiệm gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích 1 ô thí nghiệm là 30m2, diện tích toàn bộ thí nghiệm là 450m2
không tính dải bảo vệ. - Trong đó:
+ Công thức 1: Trồng như nông dân khoảng cách 0,6 x 0,8m (mật độ 20.833 cây/ha) (Đ/c)