Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của một số dòng, giống sắn mới tại huyện bảo yên - tỉnh lào cai năm 2010 (Trang 39 - 111)

III. Yêu cầu nghiên cứu

2.3. Nội dung nghiên cứu

- So sánh sự sinh trưởng và năng suất của 9 dòng giống sắn tham gia nghiên cứu.

- Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống sắn KM98-7.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất giống sắn KM98-7.

2.4. Phƣơng pháp, quy trình, chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp và quy trình bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng theo quy trình trồng sắn của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

* Thí nghiệm 1: So sánh 9 dòng, giống sắn tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai

năm 2010.

- Thí nghiệm với 9 công thức, tương đương với 9 dòng giống sắn, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi ô là 30m2, tổng diện tích 27 ô x 30m2

= 610m2, không tính dải bảo vệ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trong đó:

+ Công thức 1: Xanh Vĩnh Phú (đối chứng) + Công thức 2: Giống NTB1 + Công thức 3: Giống KM98-7 + Công thức 4: Dòng OMR 35-8-32 + Công thức 5: Giống KM140 + Công thức 6: Giống NTB3 + Công thức 7: Giống NTB2 + Công thức 8: Dòng GM155-17 + Công thức 9: Giống KM94. - Sơ đồ thí nghiệm so sánh giống:

Dải bảo vệ NLI 1 2 3 4 5 6 7 8 9 NLII 4 5 6 7 8 9 1 2 3 NLIII 7 8 9 1 2 3 4 5 6 Dải bảo vệ Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

- Ngày trồng: tháng 4 năm 2010; Ngày thu hoạch: tháng 1 năm 2011. - Mật độ trồng sắn với khoảng cách: 1m x 1m = 10.000 cây/ha

- Lượng phân bón: 10 tấn phân hữu cơ + 60 kgN + 40kgP2O5 + 80kgK2O/ha.

- Kỹ thuật bón phân cho thí nghiệm như sau:

+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 100% P2O5 + 1/3N + 1/3K2O + Bón thúc lần 1: Sau trồng 45 ngày với lượng 1/3N + 1/3 K2O kết hợp với xới cỏ.

+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 120 ngày với lượng 1/3N + 1/3K2O kết hợp với làm cỏ và vun cao cho sắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn * Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến sinh trưởng và năng

suất của giống sắn KM98-7.

- Thí nghiệm gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích 1 ô thí nghiệm là 30m2, diện tích toàn bộ thí nghiệm là 450m2

không tính dải bảo vệ. - Trong đó:

+ Công thức 1: Trồng như nông dân khoảng cách 0,6 x 0,8m (mật độ 20.833 cây/ha) (Đ/c)

+ Công thức 2: Trồng khoảng cách 0,8 x 0,8m (mật độ 15.625 cây/ha) + Công thức 3: Trồng khoảng cách 0,8 x 1,0m (mật độ 12.500 cây/ha) + Công thức 4: Trồng khoảng cách 1,0 x 1,0m (mật độ 10.000 cây/ha) + Công thức 5: Trồng khoảng cách 1,0 m x 1,2m (mật độ 8.333 cây/ha).

- Sơ đồ thí nghiệm về khoảng cách và mật độ: Dải bảo vệ NLI 1 2 3 4 5 NLII 2 3 4 5 1 NLIII 3 4 5 1 2 Dải bảo vệ Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

- Ngày trồng: tháng 4 năm 2010; Ngày thu hoạch: tháng 1 năm 2011. - Lượng phân bón: 10 tấn phân hữu cơ + 60 kgN + 40kgP2O5 + 80kgK2O/ha.

- Kỹ thuật trồng và bón phân như thí nghiệm 1.

* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng

và năng suất giống sắn KM98-7.

- Thí nghiệm gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại, diện tích 1 ô thí nghiệm là 30m2, diện tích toàn bộ thí nghiệm là 450m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các công thức thí nghiệm:

+ Công thức 1: Bón 200kg/ha NPK Lâm thao như nông dân (Đ/C) + Công thức 2: Bón 10 tấn phân hữu cơ + 60Kg N + 40Kg P2O5 + 60Kg K2O/ha

+ Công thức 3: Bón 10 tấn phân hữu cơ + 80Kg N + 60Kg P2O5 + 80Kg K2O/ha

+ Công thức 4: Bón 10 tấn phân hữu cơ + 100Kg N + 80Kg P2O5 + 100Kg K2O/ha

+ Công thức 5: Bón 10 tấn phân hữu cơ + 120Kg N + 100Kg P2O5 + 120Kg K2O/ha

+ Mật độ trồng sắn với khoảng cách: 1m x 1m = 10.000 cây/ha - Sơ đồ thí nghiệm về tổ hợp phân bón:

NLI NLII NLIII Dải bảo vệ 5 4 3 2 1 1 5 4 3 2 2 1 5 4 3 Dải bảo vệ Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3

- Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc khác của 3 thí nghiệm trên đều thực hiện theo quy trình thâm canh sắn của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.4.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng

- Nghiên cứu sự mọc mầm của giống sắn (từ khi trồng đến khi có 70% số hom mọc thành cây).

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của giống sắn tham gia thí nghiệm (chiều cao thân chính, chiều dài các cấp cành, chiều cao cây cuối cùng, tổng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

số lá/cây). Theo dõi một lần khi thu hoạch, chọn 5 cây theo đường chéo góc đo đếm lấy số liệu trung bình.

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được xác định bằng cách 10 ngày đo một lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Tốc độ ra lá xác định bằng phương pháp đánh dấu lá non 10 ngày đo một lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

+ Tuổi thọ lá được xác định bằng cách đánh dấu lá non mới được hình thành và phát triển đầy đủ khi lá chuyển sang màu vàng, 10 ngày theo dõi một lần, 5 cây/ô thí nghiệm theo đường chéo và được cố định bằng cọc tre sau lấy số liệu trung bình ở mỗi giai đoạn sinh trưởng trong tháng.

2.4.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất (đường kính củ, chiều dài củ, số củ/gốc, khối lượng củ/gốc) và năng suất (năng suất củ tươi, năng suất thân lá và năng suất sinh vật học).

+ Chiều dài củ, đường kính củ chọn mẫu (mỗi ô thí nghiệm chọn 30 củ trong đó có 10 củ dài, 10 củ trung bình và 10 củ ngắn, đo lấy số liệu trung bình).

+ Số củ/gốc (đếm tổng số củ của ô thí nghiệm khi thu hoạch/tổng số cây thu hoạch).

+ Khối lượng củ/gốc (cân khối lượng củ thu hoạch trong mỗi ô thí nghiệm/tổng số cây thu hoạch).

+ Năng suất củ tươi = Khối lượng trung bình của 1 gốc x mật độ cây/ha. + Năng suất thân lá = Khối lượng trung bình của 1 cây x mật độ cây/ha + Năng suất sinh vật học = Năng suất củ tươi + Năng suất thân lá

- Nghiên cứu năng suất, chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất củ khô và năng suất tinh bột).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột: xác định theo phương pháp khối lượng riêng của CIAT, mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch lấy 5kg củ tươi cân trong không khí để xác định chất khô theo công thức sau:

Y =

A

x 158,3 - 142,0 A -B

Trong đó: y là tỷ lệ chất khô

A là khối lượng củ tươi cân trong không khí B là khối lượng củ tươi cân trong nước

HSTH =

Năng suất củ tƣơi

Năng suất củ tƣơi + Năng suất thân lá

+ Năng suất củ khô = Năng suất củ tươi x tỷ lệ chất khô + Năng suất tinh bột = Năng suất củ tươi x tỷ lệ tinh bột

Các chỉ tiêu nghiên cứu trên đều được tính ảnh hưởng dưới sự tác động của sinh trưởng, năng suất và chất lượng mà các giống tham gia nghiên cứu.

2.4.2.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

- Số liệu thí nghiệm được xây dựng thành cơ sở dữ liệu trong Excel. - Phân tích thống kê được tiến hành theo hướng dẫn của phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Đỗ Ngọc Oanh và cs, 2004) và sử dụng phần mềm thống kê IRRISTAT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Lào Cai năm 2010

Điều kiện ngoại cảnh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời cây trồng. Vì vậy, để có kết luận chính xác về khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất của các dòng giống sắn tham gia thí nghiệm ta phải nắm được tình hình thời tiết khí hậu của khu vực vì năng suất, chất lượng sắn không những phụ thuộc vào giống và kỹ thuật thâm canh mà còn phụ thuộc vào khí hậu vùng trồng sắn.

Tình hình khí hậu năm 2010 tại Lào Cai được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thời tiết khí hậu năm 2010 tại Lào Cai Tháng Nhiệt độ trung bình tháng(0C) Ẩm độ trung bình tháng (%) Tổng lƣợng mƣa mm/tháng 2 20,26 75,41 35,61 3 22,47 77,20 76,40 4 25,60 73,50 137,70 5 28,72 75,00 167,20 6 30,40 74,32 211,40 7 31,43 71,00 198,50 8 29,07 77,33 316,10 9 29,07 76,00 176,10 10 24,27 72,33 89,40 11 20,77 73,00 34,70 12 19,30 72,00 24,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu 3.1 ta có nhận xét: Tình hình thời tiết khí hậu của Lào Cai có sự biến đổi qua từng tháng. Từ tháng 2 đến tháng 4 nhiệt độ và mưa tuy không cao nhưng ổn định phù hợp cho sự nẩy mầm và sinh trưởng ở giai đoạn sau nẩy mầm. Từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa, nhiệt độ, ẩm độ tương đối ổn định trùng với giai đoạn sinh trưởng thân lá sắn nên rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của cây sắn. Tháng 10 - 12 nhiệt độ, ẩm độ ổn định, lượng mưa giảm nên thuận lợi cho quá trình tích luỹ dinh dưỡng vào củ. Nhìn chung, tình hình thời tiết khí hậu Lào Cai là phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sắn.

3.2. Kết quả nghiên cứu về 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai năm 2010 huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai năm 2010

3.2.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn tham gia thí nghiệm thí nghiệm

Bảng 3.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Công thức Thí nghiệm Dòng, giống Sắn Tỷ lệ mọc mầm (%) Thời gian từ trồng đến mọc mầm (ngày) 1 XVP (đ/c) 96,00 15 2 NTB1 97,00 17 3 KM98-7 98,45 14 4 OMR 35-8-32 97,00 16 5 KM 140 97,00 13 6 NTB3 96,50 20 7 NTB2 97,50 17 8 GM155-17 96,00 15 9 KM94 98,00 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy:

Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm tương đối đồng đều, dao động trong khoảng 96-98%. Thời gian từ gieo trồng đến mọc của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm biến động lớn, trong khoảng 13- 20 ngày. Với tỷ lệ mọc mầm này đảm bảo cho thí nghiệm chính xác sau này.

Như vậy, ở cùng một thời vụ trồng, điều kiện tự nhiên, mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng như nhau nhưng tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm của các giống là khác nhau chủ yếu là do tính di truyền của giống quyết định dẫn đến các giống khác nhau thì tỷ lệ mọc mầm, thời gian mọc mầm cũng khác nhau.

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm thí nghiệm

Sinh trưởng chiều cao cây là biểu hiện của sự đồng hoá các chất dinh dưỡng và các yếu tố ngoại cảnh được thể hiện ra bên ngoài, chúng ta có thể quan sát, đo đếm được tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, từ đó ta biết được đặc điểm của từng giống sắn. Nếu cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh thì lượng vật chất do quang hợp tạo ra có sự cạnh tranh giữa cung cấp để phát triển thân lá và tích luỹ dinh dưỡng vào củ. Nếu sự phân bố này quá nhiều cho sự phát triển thân lá thì sẽ có quá ít sản phẩm tích luỹ vào củ dẫn đến hạn chế năng suất. Sự phân phối sản phẩm quang hợp cân đối là cơ sở tạo ra năng suất cao sau này.

Qua theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 9 dòng giống sắn tham gia thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

(Đơn vị tính:cm/ngày) Công thức Dòng, giống Sắn Tháng sau trồng 3 4 5 6 1 XVP (đ/c) 0,70 0,95 1,32 0,52 2 NTB1 0,91 1,23 1,71 0,64 3 KM98-7 0,79 1,05 1,48 0,62 4 OMR35-8-32 1,02 1,44 2,04 0,75 5 KM140 0,88 1,27 1,77 0,69 6 NTB3 1,03 1,27 2,26 0,79 7 NTB2 1,02 1,24 2,13 0,82 8 GM155-17 0,81 1,02 1,47 0,55 9 KM94 0,93 1,37 1,85 0,64

Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy:

Tốc độ tăng trưởng của các dòng giống sắn tăng dần theo thời gian sinh trưởng, chúng đạt cực đại vào tháng thứ 5 sau trồng, tiếp đó giảm dần và ổn định. Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa tháng thứ 3 và tháng thứ 4 sau trồng cao nhất là 0,44cm/ngày (giống KM94) cao hơn giống đối chứng XVP 0,19 cm/ngày và thấp nhất là 0,21cm/ngày(dòng GM155-17) thấp hơn giống đối chứng 0,04 cm/ngày.

Trong khi đó ở tháng thứ 4 và tháng thứ 5 sau trồng sự chênh lệch giữa 2 tháng đạt cao nhất là 0,99cm/ngày (giống NTB3), thấp nhất là giống đối chứng XVP (0,37cm/ngày).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở tháng thứ 5 và tháng thứ 6 sau trồng sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các tháng cao nhất là 1,47cm/ngày (giống NTB3), thấp nhất là giống đối chứng đạt 0,8cm/ngày.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống KM98-7, KM140, KM94 phát triển ổn định nhất, giữa các tháng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có mức chênh lệch không nhiều, giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chênh lệch giữa các tháng cao nhất là giống NTB3, NTB2.

3.2.3. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Đồng thời cùng với tăng trưởng chiều cao cây, cây sắn liên tục ra lá trong suốt quá trình sinh trưởng. Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng số diện tích lá/cây, tổng số lá /cây, tốc độ ra lá càng nhanh cây càng chóng đạt được chỉ số diện tích lá cao. Đây là yếu tố có ảnh hưởng tốt đến quá trình quang hợp của cây và năng suất sắn.

Bảng 3.4. Tốc độ ra lá của 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

(Đơn vị tính: lá/ngày) Công thức Dòng, giống Sắn Tháng sau trồng 3 4 5 6 1 XVP (đ/c) 0,51 0,65 0,84 0,42 2 NTB1 0,54 0,63 0,90 0,44 3 KM98-7 0,65 0,74 0,94 0,47 4 OMR 35-8-32 0,56 0,66 0,79 0,40 5 KM 140 0,67 0,77 0,96 0,46 6 NTB3 0,55 0,74 0,96 0,42 7 NTB2 0,60 0,69 0,90 0,43 8 GM155-17 0,60 0,71 0,99 0,51 9 KM94 0,55 0,72 0,97 0.53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm tăng nhanh ở tháng thứ 3, 4, 5 sau trồng, sau đó đến tháng thứ 6 lại giảm. Tốc độ ra lá của các dòng, giống giữa các tháng không đồng đều.

Sự chênh lệch về tốc độ ra lá giữa tháng thứ 3 và tháng thứ 4 sau trồng cao nhất là 0,19 lá/ngày (giống NTB3) cao hơn giống đối chứng (XVP 0,05

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của một số dòng, giống sắn mới tại huyện bảo yên - tỉnh lào cai năm 2010 (Trang 39 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)