Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 9 dòng, giống sắn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của một số dòng, giống sắn mới tại huyện bảo yên - tỉnh lào cai năm 2010 (Trang 54 - 60)

III. Yêu cầu nghiên cứu

3.2.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 9 dòng, giống sắn

tham gia thí nghiệm

Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 9 dòng, giống tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi Dòng, giống sắn Chiều dài củ (cm) Đƣờng kính củ (cm) Số củ/gốc (củ) KL củ/ gốc (kg) KL thân lá /gốc (kg) Năng suất củ tƣơi (tấn/ha) Năng suất thân lá (tấn/ha) NS sinh vật học (tấn/ha) Hệ số thu hoạch (%) XVP(đ/c) 26,46 3,77 18,13 3,01 1,78 30,10 17,80 47,90 0,63 NTB1 26,37 3,67 15,93 2,99 1,63 29,90 ns 13,04* 42,94 * 0,70 KM98-7 25,20 3,97 15,73 4,44 1,83 44,40 * 18,30 ns 62,75 * 0,71 OMR35-8-32 28,67 4,17 17,60 4,20 1,76 42,00 * 17,6 ns 63,81 * 0,66 KM140 29,07 4,13 16,00 3,57 2,06 35,70 * 20,60 * 65,31 * 0,63 NTB3 25,17 3,95 17,73 3,81 1,88 38,10 * 18,80 ns 56,90 * 0,67 NTB2 26,59 3,88 11,93 2,99 1,30 21,30 * 25,72 * 47,02 ns 0,45 GM155-17 28,58 3,67 17,20 3,95 2,57 39,50 * 17,60 ns 57,10 * 0,69 KM94 25,24 3,74 16,47 3,77 2,18 37,70 * 16,32 ns 54,02 * 0,70 CV% 6,1 7,5 4,0 LSD05 3,70 2,40 3,80

Ghi chú: *: sai khác có ý nghĩa chắc chắn ở mức tin cậy 95% ns: sai khác không có ý nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn Năng suất(tấn/ha) 0 10 20 30 40 50 60 70 XVP(đ/c) NTB1 KM98-7 OMR35-8- 32 KM140 NTB3 NTB2 GM155-17 KM94 CTTN

Năng suất củ tươi Năng suất thân lá Năng suất sinh vật học

Hình 3.1. Biểu đồ năng suất củ tƣơi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của 9 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn * Chiều dài củ:

Củ dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc trưng, đặc tính giống. Nếu củ ngắn thì cây chống đổ không tốt và bám đất không rộng, nhưng lại thuận lợi cho cơ giới thu hoạch và trồng xen. Nếu củ dài cây cho thu hoạch khó, gây khó khăn cho cơ giới và trồng xen nhưng chống đổ tốt và có thể lấy được nhiều thức ăn do bộ dễ sâu, rộng.

Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy trong các giống tham gia thí nghiệm có 4 giống có chiều dài củ lớn hơn giống đối chứng XVP đó là giống: GM 155-17, KM 140, NTB2 và giống OMR 35-8-2. Trong đó giống có chiều dài củ dài nhất là giống KM 140 đạt 29,07cm. Các giống còn lại có chiều dài củ thấp hơn giống đối chứng XVP(26,46cm). Giống có chiều dài củ ngắn nhất là giống NTB 3 chỉ đạt 25,17cm.

* Đường kính củ:

Đường kính củ của từng giống lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng đồng hoá vận chuyển và tích luỹ dinh dưỡng vào củ của giống đó.

Qua bảng 3.7 ta thấy có 5 giống có đường kính trung bình củ lớn hơn giống đối chứng XVP(3,77cm) là các giống KM 98-7, KM 140, NTB3, NTB2 và dòng OMR 35-8-32. Trong đó giống có đường kính củ to nhất là dòng OMR 35-8-32 đạt 4,17cm, cao hơn giống đối chứng XVP là 0,4cm. Các giống còn lại đều có đường kính củ thấp hơn giống đối chứng. Giống có đường kính củ bé nhất là dòng GM155-17 và giống NTB 1 cùng đạt 3,67cm thấp hơn giống đối chứng là 0,1cm.

* Số củ trên gốc:

Số củ trên gốc là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sắn. Số củ trên gốc nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố giống. Số củ trên gốc nhiều và khối lượng củ trên gốc lớn dẫn đến năng suất cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua số liệu bảng 3.7 ta thấy số củ trên mỗi gốc của các giống dao động từ 11,93 – 18,13 củ. Giống có số củ/gốc nhiều nhất là giống XVP (18,13 củ), tiếp theo là dòng OMR-35-8-32 (17,60 củ) và NTB3 (17,73 củ). Thấp nhất là giống NTB2 (11,93 củ).

* Khối lượng củ trên gốc:

Khối lượng củ trên gốc là kết quả tổng hoà các chỉ tiêu củ/gốc, chiều dài củ và đường kính củ.

Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy khối lượng củ/gốc của giống đối chứng XVP là 3,01kg/gốc. Trong các giống thí nghiệm thì giống KM 98-7 có khối lượng củ trên gốc cao nhất đạt 4,44kg/gốc cao hơn giống đối chứng 1,43kg. Các giống NTB1 và NTB2 đạt khối lượng củ trên gốc thấp nhất chỉ đạt 2,99 và 2,13kg/gốc thấp hơn so với giống đối chứng lần lượt là 0,02 và 0,88kg. Các giống còn lại đều có khối lượng củ trên gốc cao hơn giống đối chứng dao động từ 3,57kg/gốc (KM140) đến 4,20kg/gốc (OMR 35-8-32).

* Năng suất củ tươi:

Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy năng suất củ tươi của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 21,30tấn/ha đến 44,4 tấn/ha. Giống NTB2 có năng suất củ tươi thấp nhất đạt 21,30 tấn/ha, thấp hơn giống đối chứng là giống XVP (30,10 tấn/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống NTB1 có năng suất củ tươi bằng với giống đối chứng. Các dòng giống còn lại đều có năng suất củ tươi cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

* Năng suất thân lá:

Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy năng suất thân lá của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 13,04 tấn/ha đến 25,72 tấn/ha. Trong các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm thì có 2 giống có NSTL cao hơn giống đối chứng XVP (17,8 tấn/ha) là các giống: KM140 (20,60tấn/ha), NTB2 (25,72 tấn/ha). Giống NTB1 có năng suất 13,04 tấn/ha thấp hơn giống đối chứng. Các dòng giống còn lại đều cho năng suất thân lá bằng với giống đối chứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn * Năng suất sinh vật học:

Qua số liệu bảng 3.7 ta thấy hầu hết các dòng, giống sắn đều có NSSVH cao hơn giống đối chứng XVP (47,9 tấn/ha). Chỉ có giống NTB1 (42,94 tấn/ha) là có NSSVH thấp hơn giống đối chứng và giống NTB2 (47,02tấn/ha) có NSSVH bằng với giống đối chứng. Các dòng, giống còn lại đều cho NSSVH cao hơn giống đối chứng.

Ở năng suất củ tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học đều có sai số thí nghiệm < 15% (trong nông nghiệp có thể chấp nhận CV% đến 30%), điều đó chứng tỏ kết quả thí nghiệm là chính xác.

* Hệ số thu hoạch:

Khả năng thích ứng và khả năng cho năng suất của các giống sắn được phản ánh qua chỉ số thu hoạch. Nó biểu hiện sự phân bố các chất hữu cơ trong cây từ cơ quan tổng hợp đến cơ quan tích luỹ. Chỉ số thu hoạch thấp thì thân lá phát triển do đó lượng vật chất chủ yếu tập trung để phát triển thân lá nên lượng vật chất được chuyển xuống củ thấp, dẫn đến năng suất thấp. Lượng vật chất hữu cơ được phân bố hài hoà giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất khi chỉ số thu hoạch cao. Chỉ số thu hoạch thể hiện mối quan hệ giữa thân lá trên mặt đất và củ dưới mặt đất.

Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy: Hầu hết các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có chỉ số thu hoạch cao hơn giống đối chứng XVP (0,63%). Trong đố giống có chỉ số thu hoạch cao nhất là giống KM98-7 đạt 0,71% cao hơn giống đối chứng XVP là 0,8%, tiếp đến là giống KM94 đạt 0,70% cao hơn giống đối chứng XVP 0,70%. Chỉ có duy nhất giống NTB2 (0,45 %) có chỉ số thu hoạch thấp hơn giống đối chứng XVP 0,18%. Các dòng, giống còn lại đều có chỉ số thu hoạch cao hơn giống đối chứng dao động từ 0,63% - 0,69%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và năng suất của một số dòng, giống sắn mới tại huyện bảo yên - tỉnh lào cai năm 2010 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)