Tác động của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 28 - 31)

1.3.1. Tác động tích cực

Mục đích của pháp luật HNGĐ Việt Nam là xây dựng gia đình ổn định, bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội nhưng đồng thời cũng bảo vệ được quyền lợi của mỗi cá nhân trong gia đình. Qua các thời kỳ, quy định về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ngày càng được chú trọng và phát triển. Trong một chừng

56

Điều 29 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. 57

mực nhất định, quy định này thể hiện được nhiều ý nghĩa tích cực trong mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

Thứ nhất, quy định phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bảo vệ quyền tự

định đoạt của vợ chồng với tư cách là chủ sở hữu. Mặc dù không xác định phần quyền cụ thể của vợ và chồng trong khối tài sản chung hợp nhất nhưng mỗi bên vẫn là chủ sở hữu tài sản và theo ngun tắc chung thì chủ sở hữu có quyền tự định đoạt tài sản của mình. Lúc này, thơng qua việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, phần sở hữu của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản chung được xác định rõ ràng, trở thành tài riêng và khôi phục lại quyền tự do định đoạt tài sản cho chủ sở hữu.

Thứ hai, quy định phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giúp vợ chồng chủ

động tổ chức đời sống kinh tế. Việc vợ chồng mong muốn độc lập tài chính thường xuất phát từ hai lý do:

Một là, hồn cảnh gia đình khơng phù hợp để tiếp tục duy trì khối tài sản chung. Giữa

vợ và chồng phát sinh mâu thuẫn, có thể là rạn nứt tình cảm nhưng khơng muốn ly hơn mà chỉ cần độc lập về tài sản để được độc lập trong cuộc sống, hoặc tình cảm vợ chồng vẫn tốt đẹp nhưng bất hồ trong việc quản lý, sử dụng khối tài sản chung,… Lúc này, quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có tác dụng ngăn ngừa sự trầm trọng hoá mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung, cuộc sống của mỗi bên có sự độc lập nhất định, giảm nguy cơ xảy ra thêm bất hoà, xung đột mới. Nếu mâu thuẫn về mặt tình cảm, vợ chồng có thể thơng qua khoảng thời gian sống độc lập để bình tĩnh nhìn nhận lại đời sống gia đình. Ngược lại, nếu chỉ bất đồng quan điểm trong quản lý tài sản thì việc cho phép mỗi bên tự sử dụng tài sản sẽ làm dịu đi xung đột giữa vợ và chồng, tránh dẫn đến phát sinh mâu thuẫn tình cảm khơng đáng có. Trong trường hợp này, quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân khơng những khơng làm sứt mẻ tình cảm vợ chồng mà cịn giúp giữ hồ khí, làm cân bằng lại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và tạo cơ hội cho các bên xây dựng lại mối quan hệ đang có nguy cơ đổ vỡ.

Hai là, vợ chồng độc lập tham gia các quan hệ tài sản. Sau khi chia tài sản chung

trong thời kỳ hôn nhân, mỗi bên sẽ linh hoạt và tự chủ hơn khi sử dụng tài sản. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong nền kinh tế thị trường năng động và biến đổi không ngừng. Thông thường, phần lớn tài sản của vợ, chồng nằm trong khối tài sản chung hợp nhất, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian và công sức khi thực hiện các thủ tục đưa tài sản vào đầu tư, kinh doanh

riêng. Trong khi đó, những cơ hội phát triển kinh tế có thể xuất hiện chớp nhống và nếu khơng có sự chủ động nhất định về tài chính thì rất khó nắm bắt thời cơ. Mặt khác, nền kinh tế hiện nay tồn tại song song cả cơ hội và rủi ro, nhiều người cho rằng việc dùng tài sản chung của vợ chồng - nguồn đảm bảo đời sống gia đình - để đầu tư, kinh doanh dường như khá mạo hiểm.

Bên cạnh đó, khi tham gia vào các quan hệ dân sự - thương mại, cá nhân vợ hoặc chồng có thể có những quyền, nghĩa vụ tài sản riêng với bên thứ ba. Lúc này, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cho phép vợ, chồng chuyển tài sản chung thành tài sản riêng để định đoạt hoặc xác lập các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản theo những thủ tục đơn giản và tinh gọn. Các mối quan hệ dân sự, thương mại được hanh thơng chính là điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Có thể thấy, phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là quy định phát sinh từ thực tế, đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Mặt khác, quy định này bảo vệ tốt hơn quyền tự định đoạt của vợ, chồng với tư cách là chủ sở hữu tài sản.

1.3.2. Tác động tiêu cực

Quy định phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã “sản sinh ra một loại gia đình kiểu mới, có chức năng đa dạng và thể thiện tính linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường”58

. Thế nhưng, loại gia đình mới này dường như khơng thể hiện đặc điểm truyền thống gia đình và bản chất quan hệ hôn nhân. Không giống như các quan hệ dân sự khác được xây dựng trên nền tảng tài sản và lợi ích vật chất, quan hệ giữa vợ và chồng đặc trưng bởi yếu tố tình cảm. Ngay cả trong quan hệ tài sản của vợ chồng, yếu tố tình cảm vẫn đóng vai trị quan trọng, thể hiện rõ qua chế độ sở hữu chung hợp nhất. Như vậy, khi cho phép vợ chồng chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại, dường như pháp luật đã tạo ra một lĩnh vực trong đời sống hơn nhân khơng chịu sự chi phối của tình cảm.

Tình trạng độc lập về tài sản giữa vợ và chồng có thể dẫn đến các bên trốn tránh trách nhiệm với gia đình và con chung. Hơn nữa, ni dưỡng con không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở mà còn phải đảm bảo sự phát triển lành mạnh về tinh thần cho con. Có ý kiến cho rằng khi vợ chồng đã tiến hành phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

58

Phùng Trung Tập (2012), “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Nghiên cứu lập

nhân thì “mơi trường gia đình, cái nơi ni dưỡng tâm hồn và thể chất của đứa trẻ tuy vẫn còn cả cha và mẹ, nhưng lại sống trong một hoàn cảnh và thực trạng sống dựa trên nghĩa vụ qun góp của cha, mẹ mà thơi”59. Hậu quả là chức năng xã hội hoá - giáo dục và chức năng thoả mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình bị phá vỡ. Rõ ràng, hình thức bên ngoài của gia đình vẫn là một thể thống nhất nhưng bản chất khơng khác gì gia đình “hai mảnh” như khi ly hôn.

Khác với những tài sản riêng mang tính chất “riêng” thuần tuý (được tặng cho riêng, thừa kế riêng,…), sự hình thành và phát triển của tài sản riêng có nguồn gốc từ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn mang dấu ấn cơng sức đóng góp của cả hai bên. Chức năng kinh tế của gia đình là tạo điều kiện vật chất cho một gia đình hồn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất thì nay lại tạo ra lợi ích vật chất cho từng cá nhân riêng biệt trong gia đình đó. Lúc này, khơng chỉ chức năng giáo dục và chức năng tình cảm thay đổi mà cả chức năng kinh tế của gia đình cũng biến dạng. Xã hội chứng kiến một kiểu gia đình mới thiếu đi sự gắn kết giữa các thành viên mà nguyên nhân cốt lõi nhất là do mối liên kết tài sản lỏng lẻo giữa vợ và chồng.

Từ những nội dung trên, rõ ràng có lý do để lo ngại quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ làm lung lay nền tảng gia đình. Vấn đề đã vượt ra khỏi phạm vi mối quan hệ nội bộ giữa vợ và chồng, những hậu quả từ việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tác động lên cả gia đình và rộng hơn là tồn xã hội. Không ai phủ nhận những ý nghĩa tích cực của quy định này nhưng cũng khơng thể đánh đổi chức năng truyền thống của gia đình để đạt được lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân của vợ, chồng. Điều cần thiết là pháp luật phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với nhau, đối với gia đình và con chung khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)