Điều kiện về hình thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 40)

2.1. Điều kiện để việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

2.1.2. Điều kiện về hình thức

Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân có thể được thể hiện dưới dạng văn bản thoả thuận hoặc bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Trừ trường hợp một bên đơn phương yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, việc phân chia này chỉ có thể tiến hành khi có sự thoả thuận giữa vợ và chồng, dù thoả thuận ở mức độ nào77. Thỏa thuận chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại là một trong những giao dịch dân sự mà pháp luật quy định hình thức là điều kiện để giao dịch phát sinh hiệu lực. Theo khoản 2 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014: “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.” Trong thực tiễn xét xử, có Tồ án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm cho rằng Bản thoả thuận phân chia tài sản không trái pháp luật, đạo đức xã hội, được pháp luật cho phép thì Bản thoả thuận vẫn có hiệu dù khơng tn thủ quy định cơng chứng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quan điểm này đã bị Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao bác bỏ. Theo đó, Bản thoả thuận về tài sản là bất động sản chưa được công chứng, chứng thực nên chưa có giá trị pháp lý.78

76

Khoản 1 Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015. 77

Mức độ và phạm vi thoả thuận của vợ chồng về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có thể chia thành các trường hợp sau: một là vợ chồng thống nhất sẽ tiến hành chia tài sản chung và thoả thuận được cách thức phân chia; hai

là vợ chồng thống nhất sẽ chia và khối lượng tài sản chia nhưng không thoả thuận được cấu tạo tài sản chia; ba là vợ

chồng thống nhất sẽ chia nhưng không thoả thuận được sẽ chia những tài sản gì cũng như ai nhận được phần nào. 78

Quyết định Giám đốc thẩm số: 215/2015/DS-GĐT về vụ án: “Hơn nhân và gia đình” của Tồ dân sự Toà án nhân dân tối cao: “Xét thấy, Bản thoả thuận về tài sản (là bất động sản) ngày 07/4/2011 nêu trên chưa được công chứng, chứng thực nên chưa có giá trị pháp lý. Mặt khác, nội dung Bản thoả thuận lại phân chia cả tài sản là nhà đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng cho các con ơng Nghị và bà Tuyết, khi khơng có ý kiến của các con. Thực tế thì nhà đất tranh chấp ơng Nghị cũng chưa đăng ký kê khai theo quy định của pháp luật nên nhà đất trên chưa được chuyển quyền cho ơng Nghị. Do vây, Tồ án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm cho rằng bản thoả thuận về tài sản ngày 07/4/2011, đây là bản thoả thuận cuối cùng, bản phân chia tài sản này không trái pháp luật, đạo đức xã hội được pháp luật cho phép, để từ đó khơng chấp nhận yêu cầu của bà Tuyết chia nhà đất số 291 đường Lê Văn Khương; chấp nhận yêu cầu phản tố của ơng Nghị, giao tồn bộ nhà đất tranh chấp cho ông Nghị được quyền sở hữu, sử dụng là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.”

Từ quy định của điều luật, có thể suy ngược lại, nếu vợ chồng tự tiến hành chia tài sản chung, pháp luật không quy định văn bản thoả thuận phân chia phải được cơng chứng và vợ chồng cũng khơng có nhu cầu cơng chứng thì chỉ vợ và chồng biết về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân. Bên thứ ba có mối quan hệ tài sản với một hoặc cả hai bên vợ chồng không biết về sự thay đổi hình thức sở hữu tài sản của vợ chồng nhưng sự thay đổi đó vẫn phát sinh hiệu lực với bên thứ ba.

Rõ ràng những văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không được công chứng đem lại khá nhiều rủi ro cho bên thứ ba, nhất là những người chỉ thực hiện giao dịch với một bên vợ hoặc chồng. Trong thực tế rất khó kiểm sốt việc phân chia của vợ chồng, đặc biệt là xác định các trường hợp thỏa thuận phân chia để trốn tránh các nghĩa vụ riêng về tài sản của một bên. Cơ chế giám sát hiệu quả nhất là từ phía người có quyền lợi liên quan, tuy nhiên những người này cũng khó biết được khi nào thì vợ, chồng thỏa thuận phân chia tài sản chung và thỏa thuận phân chia như thế nào.79 Có ý kiến cho rằng “việc chia tài sản chung của vợ chồng do tự thoả thuận với nhau dứt khoát phải được Tồ án cơng nhận hoặc phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế tối đa hành vi của vợ chồng lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người khác”80.

Theo tác giả, không nên bắt buộc vợ chồng công chứng văn bản thoả thuận khi pháp luật khơng u cầu, một mặt vì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là giao dịch dân sự do các bên tự xác lập và thực hiện với nhau, pháp luật chỉ đặt ra sự kiểm soát khi đối tượng phân chia là những tài sản đặc biệt cần quản lý nghiêm ngặt; mặt khác vợ chồng phải tốn kém chi phí cơng chứng, mà đơi khi khoản tiền này không hề nhỏ do phụ thuộc vào giá trị tài sản liên quan81. Hơn nữa, khi việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba, pháp luật HNGĐ đã đề ra biện pháp giải quyết là vơ hiệu việc phân chia. Tóm lại, giữ ngun quy định chỉ cơng chứng văn bản thoả thuận phân chia tài sản chung khi pháp luật quy định hoặc vợ chồng yêu cầu là hợp lý.

79 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Sđd, tr. 240. 80

Phan Tấn Pháp, Nguyễn Nho Hoàng (2012), “Một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 1, tr. 20.

81

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phịng cơng chứng; lệ phí cấp thẻ cơng chứng viên.

2.1.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định điều kiện có hiệu lực về ý chí của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

(i) Quy định những trường hợp một bên vợ hoặc chồng có quyền đơn phương yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Tham khảo pháp luật giai đoạn trước và pháp luật thế giới, có thể thấy việc đơn phương yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cần đi kèm lý do chính đáng. Nghĩa là Tồ án chỉ chấp nhận yêu cầu từ một phía nếu thoả mãn một trong các trường hợp luật định. Tác giả cho rằng, việc không đặt ra yêu cầu về lý do phân chia chỉ hợp lý khi cả hai bên vợ chồng đã thoả thuận sẽ tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Ngược lại, nếu chỉ một bên yêu cầu Toà án phân chia tài sản chung nhưng bên cịn lại khơng đồng ý chia thì vợ hoặc chồng có u cầu cần chứng minh việc chia tài sản chung khi hơn nhân đang tồn tại là chính đáng và cần thiết.

Có ý kiến cho rằng ngồi đầu tư kinh doanh riêng và thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như quy định của Luật HNGĐ năm 2000 thì những lý do sau cũng được xem là lý do chính đáng để Tồ án chấp nhận u cầu đơn phương chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

- Vợ, chồng được xác định là đã mất tích;

- Một bên có hành vi phá tán tài sản hay hoang phí tài sản chung của gia đình mà bên kia ngăn cản nhưng không được;

- Một trong hai người bị tịch thu tài sản do phạm tội;

- Mâu thuẫn vợ chồng, tình trạng trầm trọng đời sống chung khơng thể kéo dài nhưng vì danh dự, con cái mà không lý hôn.82

Tham khảo thêm pháp luật nước ngoài về vấn đề này, tác giả đề xuất bổ sung vào khoản 3 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014 những trường hợp một bên vợ hoặc chồng được đơn phương yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

a) Một bên đầu tư kinh doanh riêng;

b) Một bên khơng có hoặc khơng đủ tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ riêng;

c) Một bên khơng đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;

82

Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý (2004), Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000,

d) Một bên có hành vi phá tán tài sản chung hoặc hành vi khác làm giảm đáng kể giá trị tài sản chung gây thiệt hại cho quyền lợi của bên kia và gia đình; quy định này cũng được áp dụng với người quản lý tài sản cho vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự;

đ) Một bên bị tuyên bố mất tích, bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án;

e) Hơn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt được nhưng khơng muốn ly hơn;

g) Những lý do chính đáng khác.

Sự bổ sung trên một mặt bảo vệ lợi ích cá nhân vợ hoặc chồng khi bên cịn lại cố tình ngăn cản việc phát triển khối tài sản chung hoặc có những sai phạm khác; mặt khác tránh tình trạng một bên tuỳ tiện yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng, gây ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân và đời sống gia đình. Phương pháp liệt kê có ưu điểm rõ ràng, cụ thể nhưng khuyết điểm là khơng dự tính được tất cả trường hợp có thể xảy ra trên thực tế. Do đó, cách nhìn nhận và phán đốn của Thẩm phán vẫn đóng vai trị quan trọng khi giải quyết chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy đa số các vụ án hơn nhân gia đình về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phát sinh từ sự khơng thống nhất về hình thức sở hữu tài sản chia - một bên cho rằng đó là tài sản chung và yêu cầu phân chia, trong khi bên còn lại nhận định đây là tài sản riêng. Tịa án chỉ quyết định tính chất chung - riêng của tài sản mà khơng có bất kỳ ghi nhận nào về lý do chia tài sản chung83. Ngay cả trong giai đoạn Luật HNGĐ năm 2000 đang có hiệu lực, bản án của Tồ án cũng khơng cho biết lý do phân chia có chính đáng hay không84

. Tác giả cho rằng, trong

83

Theo số liệu của Trang thông tin điện tử cơng bố bản án, quyết định của Tồ án

[https://congbobanan.toaan.gov.vn/] (truy cập ngày 25/5/2018), từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018, trong 281 bản án của Toà án về chia tài sản chung của vợ chồng, chỉ có 3 bản án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, gồm:

- Bản án số: 07/2018/HN-PT của Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre [https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta62443t1cvn/chi-tiet-ban-an]; - Bản án số: 03/2018/HNGĐ-PT của Toà án nhân dân Thành phố Cần Thơ [https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta60646t1cvn/chi-tiet-ban-an]; - Bản án số: 10/2018/HN-PT của Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre [https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta60906t1cvn/chi-tiet-ban-an].

Cả 3 bản án này đều có nội dung một bên vợ hoặc chồng yêu cầu chia tài sản nhưng bên cịn lại xác định đó là tài sản riêng và Tồ án có nhiệm vụ xác định tính chất chung - riêng cho tài sản tranh chấp, từ đó quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

84

Quyết định giám đốc thẩm số: 686/2011/DS-GĐT về vụ án “Hơn nhân gia đình” của Tồ dân sự Tồ án nhân dân tối cao: “Ông Nguyễn Văn Ly khởi kiện yêu cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là quyền sử dụng 1118m2 đất. Bà Nguyễn Thị Lệ - vợ ơng Ly - xác định có một phần diện tích đất tăng lên khơng có cơng sức đóng góp của ơng

tương lai, cần nhìn nhận đúng mức tầm quan trọng của lý do chính đáng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo yêu cầu của một bên.

(ii) Không trao quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cho người thứ ba mà vợ, chồng có nghĩa vụ tài sản

Từ quy định của Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014, có thể thấy sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân ln có sự hiện diện ý chí của vợ chồng hoặc ít nhất một bên vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, theo BLDS năm 2015 - nguồn của Luật HNGĐ năm 2014 về tài sản thì “trường hợp có người u cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh tốn và chủ sỡ hữu chung đó khơng có tài sản riêng hoặc tài sản riêng khơng đủ để thanh tốn thì người u cầu có quyền u cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung”85. Nếu áp dụng điều luật trên vào mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng thì khơng chỉ vợ, chồng được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà một bên thứ ba cũng có quyền này.

Theo một số quan điểm, “pháp luật cần quy định rõ: Trong trường hợp người có quyền có đủ chứng cứ cho rằng, vợ chồng khơng có thoả thuận hoặc khơng u cầu Toà án chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người có quyền có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để lấy phần tài sản của người vợ hoặc người chồng có nghĩa vụ thực hiện thanh toán các khoản nợ”86. Song song đó cũng tồn tại những ý kiến phản đối theo hướng không nên công nhận quyền khởi kiện của bên thứ ba vì người thứ ba khó thực hiện được nghĩa vụ chứng minh khi khởi kiện87.

Tác giả ủng hộ quan điểm “không công nhận bên thứ ba có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”. Khi quy định về việc người thứ ba có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, khoản 2 Điều 219 BLDS năm 2015 còn kèm theo điều khoản loại trừ “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Theo tác giả, Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014 chỉ đề cập đến những chủ thể có quyền

Ly nên khơng đồng ý chia tồn bộ diện tích đất trên. Nội dung Bản án chỉ cơng nhận quyền sử dụng đất đang tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng, không ghi nhận lý do ông Ly yêu cầu chia tài sản chung có chính đáng hay khơng.” 85

Khoản 2 Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015. 86

Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hơn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí Luật học, số 5, tr. 27; Phan Tấn Pháp, Nguyễn Nho Hoàng (2012), Sđd, tr. 20. 87

Phan Duy Đô (2009), “Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân: người thứ ba có quyền khởi kiện”,

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là vợ và chồng mà không trao quyền này cho bên thứ ba có thể xem là “trường hợp pháp luật có quy định khác”. Do đó, việc phủ nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của bên thứ ba không mâu thuẫn với quy

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)