Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về việc phân chia tài sản chung của vợ

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 31)

chồng trong thời kỳ hôn nhân

1.4.1. Quy định gián tiếp thông qua thoả thuận của vợ chồng về chế độ tài sản

Nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận quyền thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể, quy định này cho phép sau khi kết hôn, vợ chồng có quyền dịch chuyển tài sản từ sở hữu chung theo luật định hoặc theo thoả thuận ban đầu sang sở hữu

riêng theo một thoả thuận khác. Đây là một hình thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tuy nhiên điểm khác biệt so với quy định trong pháp luật HNGĐ Việt Nam đó là thỏa thuận này có thể làm thay đổi chế độ tài sản của vợ chồng chứ không chỉ dừng lại ở việc phân chia khối tài sản chung thực tế.

Pháp luật tiểu bang New York của Hoa Kỳ thừa nhận, trước và trong suốt thời kỳ hôn

nhân, vợ chồng có thể xác lập một thỏa thuận về hầu hết các khía cạnh của đời sống gia đình, được gọi là hậu hôn ước (postnuptial agreement). Nội dung thoả thuận có thể bao gồm di chúc và từ bỏ di chúc; mức và thời gian cấp dưỡng sau ly hôn; nuôi dưỡng, giáo dục và cấp dưỡng cho con chung; hoặc quyền sở hữu, chia tách và phân phối tài sản riêng, tài sản

hôn nhân60. Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một nội dung thuộc thoả thuận trong hơn nhân. Thoả thuận này có hiệu lực khi được lập thành văn bản, do các bên ký kết và được thừa nhận hoặc chứng minh theo quy định bắt buộc của pháp luật.

Trong một vụ việc tranh chấp tài sản khi ly hôn ở quận Nassau (New York), giữa vợ và chồng có bất đồng ý kiến về hiệu lực của các thoả thuận trong hôn nhân61. Hai bên kết hôn vào năm 2000. Năm 2002, năm 2006 và năm 2010, họ lần lượt ký với nhau các hậu hơn ước, trong đó thoả thuận nơi ở và phòng khám tư của người vợ là tài sản riêng của vợ; diện tích đất ở Florida được mua bằng tài sản riêng của vợ khi hôn nhân đang tồn tại sẽ thuộc sở hữu riêng của vợ trong suốt thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn; người chồng sẽ không liên quan đến bất kỳ tài sản nào có được trong thời kỳ hơn nhân, bao gồm số diện tích đất, lợi nhuận ở phịng khám thần kinh, tài khoản ngân hàng và môi giới của vợ. Đồng thời, người chồng cũng từ bỏ quyền được vợ cấp dưỡng.

Tháng 11/2011, người vợ yêu cầu ly hôn và phân chia tài sản trên cơ sở các thoả thuận trong hôn nhân. Ngược lại, người chồng phủ nhận hiệu lực của những thoả thuận nói trên vì cho rằng có sự gian lận và cưỡng ép từ vợ. Ngày 31/1/2013, Thẩm phán Toà án quận Nassau, Edward A.Maron đã ban hành phán quyết công nhận đề nghị của người vợ và bác bỏ sự phản đối của người chồng. Không đồng ý với phán quyết này, người chồng kháng cáo lên Toà Phúc thẩm. Mặc dù Toà án phúc thẩm nhìn nhận nội dung của những thoả thuận trong hơn nhân có điểm vơ lý và yêu cầu một buổi điều trần để kiểm tra tính hợp lệ của

60

Chapter 14, Article 13, § 236 (Part B, Paragraph 3), Consolidated Laws of New York.

61

Gardella v Remizov, [http://www.nycourts.gov/reporter/3dseries/2016/2016_07924.htm] (truy cập ngày 19/4/2018).

chúng nhưng Toà án cũng khẳng định rằng hậu hôn ước phải được ưu tiên xem xét về mặt pháp lý và không được dễ dàng bị vô hiệu. Một khi người vợ chứng minh được các thoả thuận trên được xác lập hợp pháp thì dù nội dung của chúng tỏ ra bất hợp lý (theo các bản hậu hôn ước, rõ ràng người chồng đã từ bỏ mọi quyền lợi tài sản mà mình có được từ cuộc hơn nhân, trong khi người chồng khơng có tài sản giá trị và khả năng kiếm tiền trong tương lai cũng rất hạn chế) thì Tồ án cũng phải căn cứ vào những thoả thuận đó để giải quyết mối quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Thực tế, người vợ đã chỉ ra trong thoả thuận có điều khoản rằng cả hai bên đều nhận thức đầy đủ về tài sản và tình hình tài chính của bên kia. Đồng thời, người vợ gửi đến Tòa án bản xác nhận của chồng với nội dung người chồng đã đọc từng chữ và hiểu thoả thuận chia tài sản, thực hiện thoả thuận một cách hoàn toàn tự nguyện. Trên cơ sở đó, Thẩm phán đã cơng nhận hiệu lực của các thoả thuận trong hôn nhân về việc phân chia tài sản của vợ chồng.

Luật Hôn nhân Trung Quốc khơng có sự giới hạn về thời gian lập thoả thuận (trước

hay trong thời kỳ hơn nhân). Tất cả tài sản có được trong thời kỳ hơn nhân và tài sản trước khi kết hơn có liên quan đều có thể được vợ chồng thoả thuận thuộc sở hữu cá nhân, sở hữu chung, sở hữu cá nhân theo phần hay sở hữu chung theo phần62. Điều luật chỉ ấn định hình thức của thoả thuận là lập thành văn bản, không yêu cầu các thủ tục khác như công chứng hay Tồ án cơng nhận để thoả thuận có hiệu lực.

Như vây, pháp luật một số quốc gia không trực tiếp công nhận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, bằng quy định xác lập thoả thuận trong thời kỳ hôn nhân, việc xác định lại quyền sở hữu của vợ chồng đối với khối tài sản chung là hoàn toàn được phép.

Pháp luật Pháp cho phép vợ chồng xác lập thoả thuận về tài sản trong hôn nhân trước

khi đăng ký kết hôn. Thoả thuận sẽ phát sinh hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn63

. Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn dự liệu những trường hợp vợ chồng cần thay đổi chế độ tài sản sau khi kết hôn, bao gồm trường hợp thay đổi từ sở hữu chung sang sở hữu riêng. Việc thay đổi này phải thực hiện theo những thủ tục nghiêm ngặt: nếu xuất phát từ yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng thì chế độ tài sản chỉ có thể được sửa đổi bằng bản án của Tồ án; nếu cả hai vợ chồng vì lợi ích gia đình đều thống nhất ý chí thay đổi chế độ tài sản và chế độ tài sản

62

Điều 19 Luật Hơn nhân Cộng hồ nhân dân Trung Hoa. 63

trong hơn nhân đã áp dụng được hai năm thì có thể thoả thuận thay đổi một phần hoặc tồn bộ chế độ tài sản, thoả thuận này phải được lập thành văn bản cơng chứng và do Tồ án phê chuẩn64.

1.4.2. Quy định trực tiếp về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân hơn nhân

Ngồi những trường hợp cho phép phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân một cách gián tiếp thông qua thoả thuận (về tài sản) như đã nêu, một số quốc gia quy định trực tiếp về việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Pháp luật Đài Loan

trong lĩnh vực này công nhận cả hai giải pháp:

Một mặt, các nhà lập pháp cho phép vợ chồng xác lập thoả thuận trước hoặc sau khi kết hôn để lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân, nếu khơng có thoả thuận thì chế độ tài sản theo luật định được áp dụng. Thậm chí, trong suốt thời kỳ hơn nhân, pháp luật trao cho vợ chồng quyền chấm dứt thoả thuận hoặc áp dụng bất kỳ thoả thuận nào khác. Việc kết luận, sửa đổi hay chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản và được đăng ký để phát huy hiệu lực với bên thứ ba.65

Từ các quy định trên có thể thấy chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Đài Loan khá linh động, vợ chồng khơng chỉ có quyền thoả thuận chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại mà cịn có thể chuyển biến chế độ tài sản.

Mặt khác, pháp luật Đài Loan cũng có quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do yêu cầu của một bên khi xảy ra trường hợp luật định. Nội dung này khá giống với cách quy định của Luật HNGĐ năm 1986 nhưng đã cụ thể hoá các nguyên nhân được yêu cầu chia tài sản chung. Các nhà lập pháp dự kiến một bên vợ hoặc chồng sẽ có nhu cầu chia tài sản vì những lý do sau:

- Một bên có trách nhiệm chi trả chi phí sinh hoạt gia đình nhưng khơng thực hiện; - Một bên rơi vào tình trạng vỡ nợ; một bên muốn định đoạt tài sản mà pháp luật quy định cần sự chấp thuận của hai bên nhưng bên kia khơng đồng ý và khơng có lý do chính đáng;

- Bên có quyền quản lý tài sản đã có hành vi quản lý khơng thoả đáng và không cải thiện theo yêu cầu của bên kia;

64

Điều 1396, Điều 1397 Bộ luật dân sự Pháp. 65

- Một bên làm giảm giá trị tài sản chung của vợ chồng và đe doạ đến phần quyền tài sản của bên kia trong khối tài sản chung; hoặc xảy ra một sự kiện chính đáng khác.

Trường hợp đặc biệt, cả vợ và chồng đều rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả hoặc gặp khó khăn khi duy trì cuộc sống chung và khơng sống cùng nhau trong sáu tháng thì để tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, các lý do luật định phải xảy ra với cả hai bên.66

Khi quy định trường hợp này, dường như các nhà lập pháp hướng đến cứu vãn hôn nhân đang có nguy cơ đổ vỡ cao bằng cách yêu cầu nghiêm ngặt hơn về điều kiện tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Bởi lẽ, trong đa số tình huống, việc phân chia này sẽ làm mối liên hệ vợ chồng càng thêm lỏng lẻo, dẫn đến hơn nhân đổ vỡ nhanh chóng hơn.

Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan cho phép vợ chồng chia tài sản chung trong

thời kỳ hôn nhân theo yêu cầu của một bên khi xảy ra một trong những trường hợp luật định. Những trường hợp này không được liệt kê tại một quy định thống nhất mà nằm rải rác ở các điều luật khác nhau, tổng kết lại thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân có thể tiến hành trong các trường hợp sau:

- Một bên vợ hoặc chồng có nghĩa vụ tài sản riêng nhưng khơng có hoặc khơng đủ tài sản riêng để thực hiện, phải thực hiện bằng phần tài sản của mình trong khối tài sản chung67

; - Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố phá sản68;

- Một bên vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản chung như gây mất mát tài sản, lâm vào tình trạng nợ nần, cản trở vợ hoặc chồng quản lý tài sản69

;

- Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, người giám hộ khơng phải bên cịn lại mà chỉ định một người khác, người này cùng quản lý tài sản chung của vợ chồng thì chồng hoặc vợ của người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền u cầu Tồ án chia tài sản chung nếu có tình huống nghiêm trọng gây nguy hại cho họ70

.

66

Điều 1010 Bộ luật dân sự Đài Loan.

67 Điều 1488 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. 68 Điều 1491 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. 69 Điều 1484 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. 70 Điều 1598 Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan.

Các quốc gia trên đều ghi nhận quyền của một bên vợ hoặc chồng được yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Dễ nhận thấy cả pháp luật Đài Loan và pháp luật Thái Lan đều chú trọng lý do dẫn đến chia tài sản chung của vợ chồng khi hơn nhân đang tồn tại. Nhìn chung, Tồ án sẽ chấp nhận việc vợ hoặc chồng đơn phương yêu cầu chia tài sản chung khi mục đích của việc phân chia là bảo vệ quyền lợi của một bên do bên kia có hành vi sai phạm hoặc rơi vào tình trạng đe doạ đến lợi ích gia đình, lợi ích của bên vợ, chồng cịn lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tài sản chung của vợ chồng chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự về tài sản nói chung và pháp luật HNGĐ về việc xác định hình thức sở hữu chung - riêng. Để xác định tài sản thuộc sở hữu chung hay là tài sản riêng của mỗi bên, Luật HNGĐ năm 2014 đưa ra các căn cứ: thời điểm phát sinh tài sản, nguồn gốc hình thành tài sản, ý chí của vợ chồng và suy đốn pháp lý.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải một điều luật mới, quy định này đã hình thành và phát triển trong một thời gian dài. Về nội dung này, pháp luật HNGĐ hiện hành đã có sự kế thừa, tiếp thu một cách chọn lọc và phát triển theo hướng tích cực so với các quy định tương ứng trước đó.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bảo vệ quyền tự định đoạt của vợ, chồng với tư cách là chủ sở hữu tài sản. Mặt khác, thông qua việc phân chia tài sản chung, vợ, chồng có thể chủ động tổ chức đời sống kinh tế, độc lập tài chính với bên cịn lại. Đồng thời, quy định về phân chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại gia tăng tính linh hoạt của tài sản trong các mối quan hệ dân sự, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, một gia đình kiểu mới sẽ ra đời với những thay đổi về chức năng kinh tế, giáo dục, xã hội. Đời sống gia đình và quyền lợi con chung có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc phân chia tài sản chung của vợ chồng.

Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập giữa các quốc gia, việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật nước ngồi có ý nghĩa đưa pháp luật Việt Nam tiệm cận hơn với pháp luật thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập. Bên cạnh đó, những nội dung tiến bộ của pháp luật nước ngoài về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ bổ khuyết các thiếu sót cịn tồn tại trong pháp luật hiện hành. Thay vì tự đặt ra điều luật mới và tiến hành thử nghiệm vào thực tế đời sống, việc tiếp thu có chọn lọc và nội luật hố pháp luật nước ngoài, hoặc dựa vào kinh nghiệm pháp luật nước ngoài để xây dựng các giải pháp cụ thể cho pháp luật nước mình sẽ tiết kiệm thời gian, cơng sức hơn và hạn chế những rủi ro, hậu quả khó lường cho xã hội.

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN,

BẤT CẬP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.1. Điều kiện để việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân có hiệu lực, bất cập và kiến nghị hoàn thiện

2.1.1. Điều kiện về ý chí

Điều kiện có hiệu lực về ý chí cho biết ý chí của chủ thể hoặc những chủ thể nào sẽ làm phát sinh việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân. Nói cách khác, nội dung này giải quyết vấn đề: ai có quyền phân chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại.

(i) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng cùng thoả thuận

Khoản 1 Điều 219 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền u cầu chia tài sản chung.” Vì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia71 nên theo điều luật trên, vợ và chồng đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Luật HNGĐ năm 2014 một lần nữa khẳng định vợ chồng được trao quyền tự do định đoạt việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)