Điều kiện về ý chí

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 38 - 40)

2.1. Điều kiện để việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn

2.1.1. Điều kiện về ý chí

Điều kiện có hiệu lực về ý chí cho biết ý chí của chủ thể hoặc những chủ thể nào sẽ làm phát sinh việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân. Nói cách khác, nội dung này giải quyết vấn đề: ai có quyền phân chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại.

(i) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng cùng thoả thuận

Khoản 1 Điều 219 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền u cầu chia tài sản chung.” Vì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia71 nên theo điều luật trên, vợ và chồng đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung. Luật HNGĐ năm 2014 một lần nữa khẳng định vợ chồng được trao quyền tự do định đoạt việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014: “Trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có quyền thoả thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này.” Có thể thấy rằng, pháp luật HNGĐ vẫn bảo vệ quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng theo hướng đề cao sự thống nhất ý chí giữa các chủ sở hữu (thỏa thuận của vợ và chồng). Quy định như vậy là hợp lý vì hành vi chia tài sản chung chính là một trường hợp định đoạt tài sản chung của vợ chồng và theo nguyên tắc luật định thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung phải do vợ chồng thoả thuận72. Mặt khác, việc phân chia dựa trên thoả thuận giữa vợ chồng sẽ phù hợp với tính chất của tài sản chung hợp nhất, do phần quyền của mỗi chủ sở hữu khơng được xác định theo tỷ lệ nên khó có thể cho rằng một bên được tuỳ ý đơn phương tách riêng phần tài sản thuộc sở hữu của mình ra khỏi khối tài sản chung. Khác với chủ sở hữu chung theo phần được pháp luật trao quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu chung hợp nhất chỉ được định đoạt tài sản theo thoả thuận với các chủ sở hữu chung khác hoặc theo quy

71

Khoản 1 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015. 72

định của pháp luật73

. Việc khuyến khích sự thống nhất ý chí từ cả hai phía, một mặt tơn trọng quyền tự quyết của vợ chồng, mặt khác hướng đến đảm bảo tính ổn định, bền vững của gia đình thể hiện qua sự kiện vợ chồng đồng thuận.

Luật HNGĐ năm 2014 không đặt ra yêu cầu về lý do phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là nội dung tiến bộ so với quy định của Luật HNGĐ năm 2000. Điều 29 Luật HNGĐ năm 2000 giới hạn điều kiện chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong ba trường hợp luật định, bao gồm: đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng và có lý do chính đáng khác74

. Điều này cho thấy, khi tranh chấp diễn ra, vợ chồng phải luôn chứng minh được lý do chính đáng cho việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân. Trong khi đó, về ngun tắc, chủ sở hữu có quyền tự do định đoạt tài sản của mình, miễn là khơng trái pháp luật và khơng gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác75. Bản chất việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một quan hệ dân sự, mà cốt lõi trong quan hệ dân sự là ý chí đồng thuận của các bên tham gia. Việc giới hạn các trường hợp được tiến hành phân chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại đã phủ nhận phần lớn quyền tự định đoạt của chủ sở hữu và quyền tự thoả thuận của các chủ thể trong quan hệ dân sự. So với pháp luật HNGĐ giai đoạn trước, quy định hiện nay đảm bảo tốt hơn quyền lợi của chủ sở hữu tài sản cũng như thể hiện đúng bản chất quyền sở hữu trong pháp luật dân sự. Chỉ cần nội dung thoả thuận không vi phạm các trường hợp vô hiệu luật định thì vợ chồng - với tư cách là chủ sở hữu tài sản - được toàn quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình.

(ii) Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo yêu cầu của một bên

Luật HNGĐ năm 2014 đề cao sự thoả thuận của vợ chồng khi phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không có nghĩa là phủ nhận quyền yêu cầu chia tài sản chung của một bên vợ hoặc chồng. Theo khoản 3 Điều 38 Luật HNGĐ năm 2014: “Trong trường hợp vợ, chồng có u cầu thì Tồ án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này”. Điều này cho thấy quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung không chỉ được trao cho cả hai vợ chồng mà còn trao riêng cho từng cá nhân vợ hoặc chồng. Quy định này cũng phù hợp với nguyên tắc chung trong pháp luật dân sự “mỗi chủ sở

73

Khoản 1, khoản 2 Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015. 74

Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 75

Khoản 4 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.” mà quyền định đoạt của chủ sở hữu là một quyền dân sự.

hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung”76. Như vậy, Tồ án đóng vai trị giải quyết cách thức phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trên cơ sở yêu cầu của vợ và/hoặc chồng.

Tóm lại, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân diễn ra trên cơ sở ý chí của vợ và/hoặc chồng. Điều đó có nghĩa là hoặc vợ và chồng thoả thuận chia tài sản chung; hoặc chỉ một bên đơn phương yêu cầu phân chia tài sản. Trong cả hai trường hợp trên, pháp luật đều công nhận việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân có hiệu lực về ý chí.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (2) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)