Pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp (2) (Trang 30 - 33)

1.3. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về kiểm sốt khí thải công

1.3.3. Pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng nghiệp tại Việt Nam

(1) Giai đoạn trước ngày 10 tháng 01 năm 1994

Trước khi Luật Bảo vệ môi trường số 29-L/CTN ngày 27 tháng 12 năm 1993 (Luật BVMT năm 1993) của Quốc hội có hiệu lực thi hành, các quy định về BVMT ở nước ta còn khá đơn sơ và tồn tại một cách rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Bên cạnh đó, với tàng dư nền kinh tế quan liêu bao cấp, khủng hoảng kinh tế những năm 70 làm cho kinh tế Việt Nam chậm phát triển, đặc biệt là nền cơng nghiệp. Chính vì những lý do trên, vấn đề kiểm sốt KTCN hầu như khơng được quan tâm và đề cập đến trong các quy định pháp luật.

(2) Giai đoạn từ ngày 10 tháng 01 năm 1994 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2006

Khi Luật BVMT năm 1993 có hiệu lực vào ngày 10 tháng 01 năm 1994, những nội dung ban đầu có liên quan đến kiểm soát KTCN ở Việt Nam mới bắt đầu được ghi nhận, mặc dù khá ít ỏi và đơn giản. Có thể thấy, Luật BVMT năm 1993 chỉ đề cập đến vần đề này trong Khoản 2 Điều 29 về một hành vi bị cấm là “thải khói, bụi, khí độc, mùi hơi thối gây hại vào khơng khí”.

Đến năm 1996, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành Quyết định số 2920/QĐ-MTg ngày 21 tháng 12 năm 1996 về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Kèm theo quyết định này, nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến KTCN đã được ban hành như TCVN 5939-1995 - Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn KTCN đối với bụi và các chất vô cơ, TCVN 5940-1995 - Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn KTCN đối với các chất

51 “UNECE’s Convention on Long-range Transboundary Air Pollution celebrates 30th Anniversary ”, https://www.unece.org/fileadmin/DAM/press/pr2009/09env_p29e.htm, truy cập ngày 04/6/2018.

hữu cơ. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT trong đó có xử phạt hành vi “thải khói, bụi, khí độc q giới hạn cho phép, thải mùi hôi thối gây hại vào khơng khí”. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý về kiểm sốt KTCN nhìn chung vẫn cịn khá đơn giản.

(3) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến nay

Trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, sự diễn biến sơi động và tồn diện của tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật BVMT năm1993 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi 52. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật BVMT năm 2005) của Quốc hội ra đời và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đã ghi nhận những điểm mới trong quy định về kiểm soát KTCN. Nội dung này được đề cập tại Điều 83 về quản lý và kiểm sốt bụi, khí thải. Đồng thời, có tính đến vấn đề hiệu ứng nhà kính và thủng tần ô-dôn trên thế giới, Điều 84 Luật BVMT năm 2005 đã có quy định về việc quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ơ-dơn. Nhìn chung, các quy định này vẫn mang tính định hướng chung và chưa được cụ thể hóa để đảm bảo khả năng thực thi trên thực tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thêm những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KTCN của các ngành cơng nghiệp chính như QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp sản xuất phân bón hố học, QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp nhiệt điện, QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp sản xuất xi măng, QCVN 34:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp của ngành lọc hóa dầu, QCVN 51:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ngành sản xuất thép. Bên cạnh đó, Thơng tư số 04/2012/TT- BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về khí thải, bụi.

Cùng với quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế, đến năm 2013, chất lượng mơi trường khơng khí ở nước ta đang bị suy giảm. Mơi trường khơng khí ở các đơ thị đều bị ơ nhiễm bụi, có nơi bị ơ nhiễm nặng, đặc biệt là ở các đô thị lớn

52 “Giới thiệu luật bảo vệ môi trường năm 2005”, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/05/01/ 5834/, truy cập ngày 04/6/2018.

như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh53. Hiện trạng này đã khiến cho các nhà làm luật có những quan tâm nhất định khi xây dựng các quy định về kiểm sốt ơ nhiễm môi trường khơng khí trong Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 (Luật BVMT năm 2014) của Quốc hội. Đối với vấn đề kiểm soát KTCN, Luật BVMT năm 2014 có những đổi mới so với luật cũ. Trong đó, nổi bật nhất chính là quy định tại Điều 64, theo đó đặt ra các nghĩa vụ kiểm sốt nguồn phát thải khí thải, kiểm sốt nguy cơ nguồn khí thải từ khi phê duyệt dự án dựa trên sức chịu tải của mơi trường khơng khí. Đặc biệt, luật cịn quy định thêm về việc nguồn phát thải khí cơng nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xả thải.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP tại chương VI đã cụ thể hóa các quy định về đăng ký, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về KTCN, cấp phép xả thải KTCN và quan trắc KTCN tự động liên tục. Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT ngày 17 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Mơi trường về quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quan trắc KTCN. Thông tư này quy định rõ về quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ cơng nghiệp và các lị đốt chất thải. Đây là những biện pháp cần thiết trước tình trạng mơi trường khơng khí ngày càng bị ơ nhiễm do sự xuất hiện của nhiều nhà máy, khu công nghiệp thải ra một lượng lớn khí độc hại, khói bụi…54

Để hồn thiện hơn nữa các cơ sở pháp lý cho hoạt động quan trắc KTCN, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Gần đây, Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường được ban hành để thay thế cho Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT. Hai thông tư này đã cụ thể hóa những nội dung về quan trắc KTCN định kỳ cũng như vấn đề quan trắc khí thải tự động liên tục, nghĩa vụ lữu giữ và gửi dữ liệu trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường, nghĩa vụ công bố kết quả quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở công nghiệp phát tán khí thải.

53 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo tổng k ết 8 năm thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2005 (2005 – 2013), Hà Nôi, tr.7.

54 “Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thơng tư về quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải”, http://www.thanhthien.com.vn/tin-tuc-nganh/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-ban-hanh-thong-tu-ve-quy-trinh- ky-thuat-quan-trac-khi-thai.html, truy cập ngày 04/6/2018.

Tóm lại, quy định có liên quan đến kiểm soát KTCN ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong Luật BVMT năm 1993 và dần được bổ sung, hồn thiện hơn qua q trình chỉnh sửa, bổ sung, thay thế Luật BVMT qua các năm 2005 và 2014. Cùng với việc ban hành thêm nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn về vấn đề này, nước ta đã có một hệ thống cơ sở pháp lý cơ bản để điều chỉnh hoạt động kiểm soát KTCN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp (2) (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)