Hoạt động quan trắc khí thải cơng nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp (2) (Trang 61 - 64)

2.3. Về vấn đề giám sát, phát hiện vi phạm pháp luật về kiểm sốt khí thải cơng

2.3.1. Hoạt động quan trắc khí thải cơng nghiệp

2.3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật

Hiện nay, vấn đề quan trắc KTCN được quy định trong nhiều văn bản pháp luật về môi trường như Luật BVMT năm 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT và gần đây nhất là Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT thay thế Thông tư số 40/2015/TT-BTNMT. So với Thông tư số 40/2015/TT-BTNM T,

Thơng tư số 24/2017/TT-BTNMT có nhiều bổ sung mới trong đó khơng chỉ quy định về quy trình quan trắc KTCN định kỳ mà cịn hướng dẫn vận hành hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục, hướng dẫn bảo đảm chất lượng hoạt động quan trắc, quy định về quản lý và sử dụng thiết bị quan trắc mơi trường. Có thể nói, Thơng tư số 24/2017/TT-BTNMT đã xây dựng được một hệ thống các hướng dẫn tương đối hoàn chỉnh để thực hiện hoạt động quan trắc KTCN. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong các quy định về quan trắc KTCN cần phải xem xét như sau:

- Thứ nhất, quy định thiếu hợp lý về chủ thể phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục

Về nghĩa vụ lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục, Khoản 4 Điều 64 Luật BVMT năm 2014 có quy định: “cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải khí cơng nghiệp lưu lượng lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục …”. Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 47 và Phụ lục của Nghị định số

38/2015/NĐ-CP thì nguồn thải khí thải lưu lượng lớn được xác định dựa trên mức sản lượng (tấn/năm) của cơ sở đó (trừ ngành cơng nghiệp nhiệt điện và xi măng). Đánh giá vấn đề này, tác giả cho rằng quy định của nước ta sử dụng mức sản lượng để xác định một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguồn phát thải KTCN lưu lượng lớn là chưa hợp lý. Trên thực tế, một cơ sở cơng nghiệp tuy có mức sản lượng lớn nhưng nếu được đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải hiện đại với khả năng giảm thiểu, làm sạch KTCN ở tỷ lệ cao có thể sẽ có lưu lượng khí thải và mức độ gây ô nhiễm thấp hơn nhiều so với một cơ sở cơng nghiệp có sản lượng thấp nhưng sử dụng công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu với mức phát thải cao và không đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải. Việc chỉ căn cứ vào mức sản lượng mà không căn cứ vào lưu lượng KTCN có thể phát sinh từ nguồn thải là không đảm bảo việc xác định chính xác các nguồn KTCN lưu lượng lớn có nguy cơ gây ơ nhiễm cao. Về vấn đề này, Nhật Bản có cách tiếp cận khác hơn. Như đã trình bày tại Chương 1, theo các pháp lệnh về kiểm soát lượng SOx và NOx tại Nhật Bản, nguồn thải có lưu lượng phát thải lớn phải lắp đặp hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục được xác định dựa trên lượng khí thải mà cơ sở cơng nghiệp có thể phát sinh, cụ thể: (1) Những nguồn thải có lượng phát thải SO2 từ 10 Nm3/h trở lên hoặc có lượng khí thải từ 40,000 Nm3/h trở lên thuộc hệ thống kiểm soát tổng thải lượng ơ nhiễm vùng, có trách nhiệm lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục cho SO2; (2) Nếu nguồn thải thải ra môi trường có lượng bụi từ 40,000 Nm3/h trở lên, thuộc hệ thống kiểm sốt tổng thải lượng ơ nhiễm vùng, thì chủ nguồn thải phải có trách nhiệm phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự

động liên tục cho NOx98. Tương tự như Nhật Bản, theo Đạo Luật khơng khí sạch được bổ sung vào năm 1990 của Hoa Kỳ, nguồn thải lưu lượng lớn cũng được xác định dựa trên lượng phát thải của nguồn đó chứ khơng phải dựa trên mức sản lượng. Cụ thể, các nguồn phát thải hoặc có khả năng phát thải 100 tấn mỗi năm đối với bất kỳ chất gây ô nhiễm nào được quy định thì được xem là nguồn phát thải chính và phải tuân thủ các yêu cầu về giấy phép xả thải. Hoa Kỳ còn đưa thêm những yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các khu vực đặc biệt, theo đó ở các khu vực được đánh giá là không đạt tiêu chuẩn về chất lượng không khí, tùy vào tình trạng ơ nhiễm khơng khí khu vực đó là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay cực kỳ nghiệm trọng mà lần lượt các nguồn phát thải ít nhất là 50 tấn, 25 tấn hoặc 10 tấn VOC mỗi năm cũng sẽ được đưa vào diện kiểm sốt như là những nguồn khí thải lưu lượng lớn99.

- Thứ hai, thiếu hướng dẫn thực hiện quan trắc KTCN phát sinh không phải từ ống khói, ống thải nhà máy

Các văn bản quy định về quan trắc KTCN hiện nay chỉ mới hướng dẫn hoạt động động quan trắc khí thải tại các ống khói nhà máy, cịn khí thải phát sinh từ các vị trí khác thì khơng có quy định hướng dẫn đo đạc và kiểm soát cụ thể. Theo PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và BVMT, hiện tại nước ta chỉ mới tập trung vào nguồn khí thải phát ra từ ống khói nhà máy. Cịn những nguồn khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông, bay hơi dung môi hữu cơ từ hệ thống bồn chứa, bụi từ xưởng sản xuất, bụi từ hệ thống kho chứa hàng… chưa được tính đến100. Thậm chí, các bãi rác lộ thiên có chất thải rắn hữu cơ có thể phát sinh khí CH4, CO2 và mùi hôi với mức độ đáng kể101. Hay đối với hoạt động sản xuất thép, khí thải có thể phát sinh tại các khu vực như nhà xưởng, lò than, khu vực tập kết sản phẩm, nhà kho, bãi chứa chứ không chỉ tại các ống khói102. Trong khi đó, như đã đề cập tại Chương 1, khái niệm về KTCN trong các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN hiện nay chỉ coi KTCN là phải được thải ra mơi trường khơng khí tại ống khói, ống thải của các cơ sở công nghiệp chứ không đề cập đến vị trí khác. Theo tác giả, việc khơng quan tâm đến khí thải phát tán từ các vị trí khác ngồi ống khói, ống thải có thể làm cho

98 Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (67), tr.A-1.

99 James E. McCarthy, Claudia Copeland, Larry Parker, Linda-Jo Schierow (2011), Clean Air Act: A Summary of the Act and Its Major Requirements, Congressional Research Service, Washington D.C, tr.15.

100 Minh Xuân, “Báo động bất cập xử lý khí thải”, http://www.sggp.org.vn/bao-dong-bat-cap-xu-ly- khi-thai-157273.ht ml, truy cập ngày 04/6/2018.

101 Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (45), tr.28.

cơng tác kiểm sốt ơ nhiễm KTCN khơng được triệt để vì chúng ta đã bỏ qua một lượng đáng kể khí thải phát tán ra mơi trường khơng khí.

2.3.1.2. Giải pháp hồn thiện quy định pháp luật

- Thứ nhất, cần quy định lại căn cứ xác định nguồn thải khí thải lưu lượng lớn

Tác giả cho rằng, nên điều chỉnh lại căn cứ xác định định nguồn thải khí thải lưu lượng lớn trong Phụ lục của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP tương tự như định hướng của Nhật Bản và Hoa Kỳ. Theo đó, việc xác định các nguồn KTCN lưu lượng lớn không nên dựa trên mức sản lượng mà phải căn cứ vào lưu lượng, hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong KTCN mà một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải trong một khoảng thời gian xác định.

- Thứ hai, cần nghiên cứu, đưa ra hướng dẫn quan trắc KTCN từ các vị trí phát thải khơng phải từ ống khói, ống thải nhà máy

Để việc kiểm sốt KTCN được toàn diện, triệt để, cần nghiên cứu và xây dựng phương pháp quan trắc KTCN phát tán ra mơi trường khơng khí khơng chỉ từ ống khói, ống thải mà còn tại các vị trí khác bao gồm: bãi chứa nguyên liệu, phế phẩm, kho chứa hàng, bồn chứa dung mơi hữu cơ. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lại khái niệm về KTCN trong các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN theo hướng bao quát hơn. Như đã trình bày tại Chương 1, khái niệm này nên sửa lại là : “KTCN là chất thải tồn tại dưới trạng thái khí, hơi hoặc những hạt rắn nhỏ bay lơ lửng phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp phát tán ra mơi trường khơng khí và có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe con người hoặc môi trường sống”. Tác giả cho rằng, với khái

niệm này, chúng ta sẽ không bị giới hạn phạm vi áp dụng của các quy chuẩn chỉ áp dụng cho KTCN được thải ra từ ống khói, ống thải nhà máy mà còn cho các vị trí khác có phát sinh khí thải.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp (2) (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)