Về quy chuẩn kỹ thuật khí thải cơng nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp (2) (Trang 43)

2.1.1. Thực trạng các quy chuẩn kỹ thuật về khí thải cơng nghiệp

Quy chuẩn kỹ thuật về KTCN là quy chuẩn được xây dựng để khống chế hàm lượng các chất thải khí được đưa vào mơi trường trong lĩnh vực công nghiệp. Để ngăn ngừa, giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí từ các hoạt động cơng nghiệp, việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn về nồng độ tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong KTCN là hết sức cần thiết71. Để kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí từ các nguồn cơng nghiệp tại Việt Nam, nhiều quy chuẩn kỹ thuật về KTCN đã được ban hành như QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp đối với một số chất hữu cơ, QCVN 21:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp sản xuất phân bón hố học, QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện, QCVN 23:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp sản xuất xi măng, QCVN 34:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ, QCVN 51:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải cơng nghiệp sản xuất thép.

Nhìn chung, những quy chuẩn kỹ thuật về KTCN nêu trên đã tạo nên nền tảng cơ bản cho q trình kiểm sốt KTCN tại Việt Nam. Tuy nhiên, những quy chuẩn này vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát KTCN một cách hiệu quả.

- Thứ nhất, thiếu quy định nồng độ ôxy tham chiếu trong nhiều quy chuẩn kỹ thuật về KTCN hiện hành

Để kiểm sốt việc phát tán khí thải của các nguồn cơng nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN đưa ra mức nồng độ tối đa cho từng chất có trong một mét khối khí thải chuẩn. Khi tới kiểm tra, thanh tra tại các cơ sở công nghiệp, đơn vị chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu khí thải để phân tích nồng độ các chất trong khí thải của nhà

71 Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Mơi trường, Lê Hồng Hạnh, Vũ Thu Hạnh, Nxb.

máy và so sánh với nồng độ tối đa trong các quy chuẩn. Một cơ sở công nghiệp bị xem là vi phạm quy chuẩn kỹ thuật nếu nồng độ các chất trong mẫu khí thải của nhà máy vượt quá nồng độ tối đa cho phép trong quy chuẩn. Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp có thể qua mặt cơ quan quản lý nhà nước bằng cách bơm thêm lượng khí sạch từ nơi khác vào khí thải nhằm pha lỗng nồng độ các chất có trong khí thải trong thời gian thanh tra, kiểm tra. Điều này dẫn tới kết quả đo đạc khí thải của doanh nghiệp có thể vẫn nằm trong giới hạn cho phép dù trên thực tế khí thải đã vượt chuẩn72.

Theo các quy định tại Nhật Bản, EU và nhiều quốc gia khác, để đề phịng tình trạng gian lận này, người ta đưa ra nồng độ ôxy tham chiếu trong khí thải tại các quy chuẩn kỹ thuật như một bộ lọc kết quả đo đạc, doanh nghiệp dù có bơm thêm khí sạch vào cũng không thể thay đổi được kết quả đo. Các quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về KTCN hiện tại chỉ mới quy định nồng độ ôxy tham chiếu tại hai quy chuẩn là QCVN 22:2009/BTNMT và QCVN 51:2013/BTNMT. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Báo cáo tổng kết Dự án Tăng cường thể chế về quản lý chất lượng khơng khí tại Việt Nam, trong QCVN 22:2009/BTNMT, ta chỉ mới nhắc đến nồng độ ơxy tham chiếu trong khí thải đối với nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu than là 15%, đối với tua bin khí là 6% mà chưa có quy định về nồng độ ơxy tham chiếu đối với nhiên liệu lỏng hoặc dầu nặng73. Đây là điểm thiếu sót cần phải nghiên cứu bổ sung vì các loại nhiên liêu khác nhau, sự cháy của chúng cũng phát thải lượng khí thải với nồng độ khác nhau. Các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN còn lại bao gồm QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT, QCVN 21:2009/BTNMT, QCVN 23:2009/BTNMT, QCVN 34:2010/BTNMT không hề quy định về nồng độ ôxy tham chiếu.

- Thứ hai, chưa quy định giới hạn nồng độ thông số thủy ngân bay hơi trong QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KTCN nhiệt điện

Nhiệt điện than là một trong số các nguồn phát điện chủ yếu của Việt Nam và đến nay các nhà máy nhiệt điện trong nước đa số đều sử dụng nguồn than anthracide nội địa. Nhiều nghiên cứu cho thấy các nhà máy nhiệt điện than phát tán ra mơi trường khơng khí một lượng lớn hơi thủy ngân (ký hiệu là Hg) vì thủy ngân là thành phần

72 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo tổng k ết Dự án Tăng cường thể chế quản lý chất lượng khơng khí tại Việt Nam - Phụ lục 14: Báo cáo chuyên đề về cải thiện một số quy chuẩn Việt Nam hiện hành, tr.2.

xuất hiện trong nhiên liệu hóa thạch (đặc biệt là than). Theo tài liệu của UNEP, tại các nước Châu Âu năm 2005, ước tính lượng thủy ngân phát thải từ các nhà máy nhiệt điện là 29 tấn/năm, sau khi đã giảm từ 52 tấn/năm ở những năm 1995. Còn theo tài liệu của ACAP năm 2001, lượng thủy ngân phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than ở Ấn Độ khoảng 52 tấn/năm và Trung Quốc khoảng 141 tấn/năm74. Thủy ngân là một hơi cực độc gây nhiều tác hại lớn đến các cơ quan trong cơ thể con người nếu hít phải. Gần đây, các nước phát triển đã đặt ra thêm nhiều yêu cầu phải kiểm soát thủy ngân bay hơi trong khí thải tại các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng than vì tính nguy hiểm của chất này. Trong khi đó, tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa có những quan tâm thích đáng vấn đề này. Trong QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KTCN nhiệt điện và QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ không hề quy định thông số thủy ngân (Hg) trong danh sách các chất ô nhiễm từ KTCN cần phải giới hạn nồng độ tối đa cho phép. Thiếu sót này có thể dẫn đến nguy cơ lượng hơi thủy ngân phát sinh từ KTCN ngành nhiệt điện than khơng được kiểm sốt một cách nghiêm ngặt và trong tương lai có thể gây ô nhiễm thủy ngân nghiêm trọng cho mơi trường khơng khí của nước ta.

- Thứ ba, thiếu quy chuẩn kỹ thuật chuyên biệt cho các chất gây mùi hôi trong KTCN

Hiện nay, nhiều nhà máy phát tán mùi hôi ảnh hưởng đến đời sống của khơng ít bộ phận cư dân gần đó. Tuy nhiên, trong các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN lại đề cập rất ít về các thơng số cho các chất gây mùi hôi và chưa có quy chuẩn riêng về nồng độ giới hạn các chất gây mùi hôi trong KTCN. QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong khơng khí xung quanh có đưa ra 8 chất khí gây mùi khó chịu. Mặc dù các chất này cũng được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN hiện hành, tuy nhiên, khơng có quy định cụ thể nêu rõ những chất này là căn cứ để đánh giá và xử lý các cơ sở công nghiệp gây mùi hôi. Ngay cả tại Điều 15 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định về xử phạt đối với hành vi thải mùi hôi thối ra môi trường cũng không hề

74 Đào Thị Hiền, Đinh Văn Tơn, Võ Thị Cẩm Bình, Nguyễn Thúy Lan, Nguyễn Mạnh Khải, “Vấn đề thủy ngân (Hg) trong các nhà máy nhiệt điện đốt than tại Việt Nam”, http://vimluki.vn/van-de-thuy-ngan-hg- trong-cac-nha-may-nhiet-dien-dot-than-tai-viet-nam-6538, truy cập ngày 04/6/2018.

giải thích rõ “mùi hơi thối” là như thế nào75. Điều này dẫn đến việc kiểm sốt mùi hơi trong KTCN khơng có cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng để thực thi.

Thêm vào đó, thực tế cho thấy ngưỡng phát hiện mùi của con người rất nhạy trong khi mức giới hạn trong các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam đang quy định ở mức tương đối cao. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều trường hợp phàn nàn về mùi hôi nhưng các kết quả phân tích trong q trình thanh tra, kiểm tra đối với các thông số gây mùi hôi tại các cơ sở đều không phát hiện hoặc phát hiện ở mức rất thấp so với quy chuẩn nên việc kiểm soát các yêu tố gây mùi cũng như việc xử lý đối tượng này rất khó khăn76.

- Thứ tư, quy định quá nhiều thông số mục tiêu trong QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KTCN đối với các chất hữu cơ

Hiện tại, nước ta còn thiếu nhiều thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quan trắc, đo lường thành phần của KTCN, vì vậy, đa phần hiện nay, các đồn thực hiện cơng tác đo đạc tại các nhà máy cũng chỉ có thể đo nồng độ trược tiếp một số thông số như SO2, NO, NO2, CO. Nhiều chất khác trong KTCN, đặc biệt là phần lớn các chất hữu cơ đều phải tiến hành lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phịng thí nghiệm. Nhưng theo đánh giá của Báo cáo tổng kết Dự án Tăng cường thể chế về quản lý chất lượng khơng khí tại Việt Nam, việc phân tích các thơng số tại phịng thí nghiệm hiện nay cũng rất hạn chế vì thiếu các cơng cụ cần thiết cũng như nguồn kinh phí để thực hiện cơng tác này còn rất thiếu thốn. Điều này dẫn đến hệ quả 100 chất hữu cơ trong QCVN 20:2009/BTNMT, số lượng các chất có thể phân tích định lượng một cách chính xác rất hạn chế77. Vì vậy, việc QCVN 20:2009/BTNMT quy định tới 100 chất cần thực hiện đo nồng độ là thiếu tính khả thi, vượt quá khả năng hiện tại của Việt Nam.

2.1.2. Giải pháp hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật về khí thải cơng nghiệp - Thứ nhất, cần bổ sung nồng độ ôxy tham chiếu vào các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN của Việt Nam

Để tránh tình trạng các doanh nghiệp pha loãng KTCN để qua mặt cơ quan thanh tra, kiểm tra, tác giả đồng ý với kiến nghị mà Báo cáo tổng kết Dự án tăng

75 Cao Vũ Minh (2017), “Bất cập và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường”, Tạp chí k hoa học pháp lý, số 06 (109)/2017, tr.26.

76 Nguyễn Thành Tâm (2016), “Thực trạng và giải pháp trong công tác quản lý mùi hôi”, http://tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1257/94345/ Nong -nghiep---Phat-trien-nong-thon/Thuc-trang-va-giai- phap-trong-cong-tac-quan-ly-mui-hoi.aspx, truy cập ngày 04/6/2018.

cường thể chế quản lý chất lượng khơng khí tại Việt Nam đưa ra78, theo đó cần bổ sung nồng độ ơxy tham chiếu trong các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN hiện hành.

Về lâu dài, để có được thông số nồng độ ôxy tham chiếu phù hợp với từng ngành công nghiệp và hiện trạng môi trường tại Việt Nam, cách tốt nhất chính là tiến hành đo đạc khí thải các nhà máy, sau đó tổng hợp, tích lũy số liệu để lựa chọn giá trị phù hợp79. Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế về trang thiết bị, kinh phí cũng như đội ngũ nhân lực để thực hiện việc này một cách tồn diện, hiệu quả. Vì vậy, biện pháp tạm thời vẫn là học hỏi, tiếp thu quy định nồng độ ôxy tham chiếu quy định trong pháp luật nước ngoài, lựa chọn những giá trị phù hợp để đưa vào các quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. Mặc dù việc tiếp thu này không thật sự phù hợp một cách chính xác cho điều kiện nước ta, nhưng cũng phần nào có thể hạn chế được sự gian lận của các cơ sở cơng nghiệp phát tán khí thải.

Về vấn đề này, tại EU, theo mục 2, phần 2 phụ lục V của Chỉ thị số 2010/75/EU, nồng độ ôxy tham chiếu được sử dụng đối với nhiên liệu rắn là 6%, 3% cho các nhà máy đốt khơng phải là tuabin khí và động cơ khí sử dụng nhiên liệu lỏng hoặc khí và 15% cho tuabin khí và động cơ khí. Đối với nhà máy xi măng, theo tiểu mục 2.1, mục 2, phần 4 phụ lục VI của Chỉ thị số 2010/75/EU, nồng độ ôxy chuẩn là 10%. Trên cơ sở các chỉ số nồng độ ôxy tiêu chuẩn của EU, chúng ta có thể tiếp thu và bổ sung vào các quy chuẩn kỹ thuật về KTCN của Việt Nam. Cụ thể, thêm nồng độ ôxy tiêu chuẩn cho nhiên liệu rắn là 6%, cho nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí là 3% vào các quy chuẩn sau: QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 20:2009/BTNMT, QCVN 21:2009/BTNMT, QCVN 34:2010/BTNMT. Bên cạnh đó, bổ sung nồng độ ơxy tiêu chuẩn cho nhiên liệu lỏng và khí là 3% vào QCVN 22:2009/BTNMT, bổ sung thêm nồng độ ôxy tiêu chuẩn vào QCVN 23:2009/BTNMT là 10%.

- Thứ hai, cần bổ sung thêm nồng độ giới hạn thủy ngân bay hơi trong QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về KTCN nhiệt điện

Hiện nay, QCVN 22:2009/BTNMT không hề đề cập đến nồng độ giới hạn hơi thủy ngân trong KTCN nhiệt điện. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ ô nhiễm hơi thủy ngân cho môi trường khơng khí Việt Nam. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, bổ sung nồng độ hơi thủy ngân (Hg) vào trong quy chuẩn này đối với nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than.

78 Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (72), tr.2.

Tại Liên bang Đức, theo Pháp lệnh thứ 13 của Đạo luật kiểm soát phát thải liên bang (The 13th Ordinance of the Federal Immission Control Act -13 BimSchV), giới hạn phát thải là 0.03 mg/m3 đối với thuỷ ngân ở tất cả các nhà máy đốt than (công suất > 50 MWth, tính trung bình trong 24 giờ)80. Tương tự như nước Đức, theo tiêu chuẩn khí thải của các chất ơ nhiễm khơng khí cho các nhà máy nhiệt điện (GB 13223- 2011) đã được Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (Chinese Ministry for Environmental Protection - MEP) phê chuẩn vào ngày 18 tháng 7 năm 2011 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, phát thải thủy ngân sẽ được kiểm soát từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 với giới hạn được thiết lập ở mức 0.03 (mg/m3)81.

Với tình hình hiện tại ở nước ta, chưa thể ngay lập tức tự xây dựng giới hạn nồng độ hơi thủy ngân trong KTCN phù hợp với công nghệ sản xuất và tình trạng mơi trường, vì vậy tác giả cho rằng tạm thời có thể sử dụng nồng độ thủy ngân bay hơi của Liên bang Đức và Trung Quốc. Theo đó, tác giả kiến nghị nên bổ sung nồng độ thủy ngân (Hg) trong KTCN ngành nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than là 0.03 mg/m3 vào QCVN 22:2009/BTNMT.

- Thứ ba, cần xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đối với các chất gây mùi hơi trong KTCN

Việc chưa có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể cho mùi hôi phát tán từ các cơ sở công nghiệp làm cho hoạt động xử lý ô nhiễm mùi hơi rất khó thực hiện trên thực tế. Nhằm giải quyết vấn đề này, tác giả xin nêu ra đây kinh nghiệm kiểm sốt mùi hơi từ Nhật Bản được đánh giá là đem lại hiệu quả khá lớn. Theo Luật kiểm sốt mùi hơi của Nhật Bản được ban hành năm 197282, có 22 chất được xác định là nguyên nhân gây

Một phần của tài liệu Pháp luật về kiểm soát khí thải công nghiệp (2) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)