CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả và mở rộng thị phần hoạt động tín dụng tài trợ
4.5.1. Mở rộng thị phần
Thị phần tín dụng tài trợ xuất khẩu thị trường của chi nhánh chiếm khoảng trên 20% tổng tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, chi nhánh có thể mở rộng thị phần này khi nâng cao năng lực cạnh tranh đối với những ngân hàng khác trong tỉnh và nhất là khi BIDV đã cổ phần hóa. Khi đó, một số ràng buộc về điều kiện cho vay sẽ khơng cịn nữa. Trong tồn tỉnh Cà Mau tính đến 6 tháng đầu năm 2012 thì cịn 27 doanh nghiệp kinh doanh chế biến và xuất khẩu thủy sản còn hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Trong khi đó, chi nhánh hiện đang cho vay 11 doanh nghiệp, chiếm khoảng hơn 40% tổng số doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lớn như Quốc Việt, Anh Khoa, Seanamico,… khơng vay vốn từ chi nhánh. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp đang vay vốn tại BIDV Cà Mau cũng đang vay vốn một số ngân hàng khác trong tỉnh, ngân hàng tỉnh khác hoặc là những ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy chi nhánh đã chưa mở rộng doanh số cấp tín dụng tối đa được đối với những doanh nghiệp đang vay vốn. Bởi một số doanh nghiệp vay vốn chi nhánh trong những năm trước thì đến hiện tại đã chọn ngân hàng khác để vay vốn. Tuy nhiên, ta khơng thể nói rằng doanh số huy động vốn của chi nhánh không đủ để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp bởi vì hoạt động của tồn hệ thống BIDV là theo mơ hình tập trung vốn nên khi chi nhánh cần vốn cho vay xuất khẩu thủy sản thì ln được hội sở chính bán vốn để chi nhánh có
thể cho vay lại khách hàng. Mối quan hệ giữa chi nhánh và những khách hàng lớn không được tăng cường cộng thêm chất lượng và sự chuyên nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV Cà Mau chưa hoàn thiện so với những ngân hàng lớn như Vietinbank, Vietcombank nên chưa thể dễ dàng trong việc mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Để hoạt động có hiệu quả và nâng cao doanh số tài trợ xuất khẩu thủy sản nói chung và một số ngành nghề khác nói riêng thì chi nhánh nên thành lập một phòng chun về marketing. Phịng này hoạt động sẽ có sự nghiên cứu kỹ về tình hình của các doanh nghiệp để có chiến lược phù hợp với từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nên mở thêm một số chi nhánh ở các huyện của tỉnh Cà Mau bởi vì tại các huyện cũng có những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hoạt động. Do đó, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc mở rộng khách hàng ở khu vực này. Thêm vào đó, hiện nay chi nhánh cũng đang cho vay một số doanh nghiệp ở huyện như công ty Seaprimexco ở huyện Trần Văn Thời, công ty Cadovimex ở huyện Phú Tân, công ty FFC ở huyện Cái Nước. Nếu có chi nhánh ở huyện thì BIDV Cà Mau sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của những doanh nghiệp này, tránh trường hợp doanh nghiệp có nguy cơ phá sản mà chi nhánh không nắm được thông tin một cách nhanh chóng để kịp thời xử lý.
Tuy nhiên, khi có rủi ro trong ngành thủy sản thì chi nhánh khơng nên cứng nhắc trong việc chủ yếu cho vay thủy sản mà nên chuyển sang việc đẩy mạnh cho vay các ngành nghề khác mặc dù thủy sản vẫn là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Bởi vì ngồi ngành thủy sản, tỉnh Cà Mau cũng còn rất nhiều ngành nghề đang phát triển và cần sự hỗ trợ nguồn vốn của BIDV Cà Mau.
4.5.2. Nâng cao chất lƣợng tín dụng và dịch vụ
Hiện tại, chi nhánh chỉ áp dụng lãi suất ưu đãi cho hai khách hàng thân thiết là Minh Phú và Minh Q cịn đối với những khách hàng lớn khác thì chi nhánh chưa áp dụng lãi suất ưu đãi. Do đó, BIDV Cà Mau cần áp dụng lãi suất ưu đãi linh hoạt đối với những khách hàng còn lại của chi nhánh. Do BIDV thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nên việc phân chia khách hàng để hưởng chính sách lãi suất là tương đối dễ dàng. Cụ thể, đối với những khách hàng có xếp loại
tốt như AAA thì hưởng lãi suất ưu đãi nhất. Khách hàng xếp hạng AA, A thì hưởng lãi suất ưu đãi thấp hơn những doanh nghiệp xếp loại AAA. Tương tự thì có thể phân chia những khách hàng cịn lại với những chính sách lãi suất phù hợp. Điều đó khơng chỉ mở rộng và giữ chân khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh mà cịn có thể thu hút những doanh nghiệp khác vay vốn tại BIDV Cà Mau. Thêm vào đó, chi nhánh cũng đang thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho những doanh nghiệp trong ngành thủy sản. Song song đó sẽ tạo điều kiện để chi nhánh cạnh tranh với những ngân hàng khác điển hình như Vietinbank đang áp dụng gói “Khách hàng quyết định lãi suất” dành cho khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, chi nhánh cần thường xuyên theo dõi những gói sản phẩm ưu đãi của ngân hàng khác để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cơng tác xét duyệt hồ sơ vay vốn của chi nhánh vẫn còn chưa thật nhanh chóng và điều đó có thể dẫn đến việc những doanh nghiệp chờ đợi quá lâu sẽ tìm ngân hàng khác thực hiện chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn để vay vốn. Bởi đối với lĩnh vực kinh doanh, nếu chậm trễ về thời gian thì có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn, những hợp đồng lớn cho doanh nghiệp. Hiện nay, BIDV Cà Mau thực hiện việc xét duyệt hồ sơ có khi trễ nhất là 4 – 6 ngày. Vì thế, chi nhánh có thể rút ngắn được thời gian xét duyệt hồ sơ đối với những hồ sơ quy mô lớn như chia việc thẩm định và xét duyệt hồ sơ cho nhiều nhân viên xử lý. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp mới thực hiện việc vay vốn tại chi nhánh thì càng phải tiến hành nhanh chóng để tăng thêm số lượng khách hàng và thị phần tín dụng tài trợ xuất khẩu của BIDV Cà Mau.
Đối với những khách hàng hiện tại thì chi nhánh cũng nên thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá tốt chất lượng, tránh trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nhỏ chỉ chú trọng mua nguyên liệu để tập trung sản xuất mà chưa có định hướng về thị trường xuất khẩu sau khi chế biến và sản xuất hàng hóa. Do vậy, đối với những doanh nghiệp này thị trường đầu ra cho sản phẩm rất khó. Bên cạnh đó, năng lực quản lý của những doanh nghiệp này còn yếu và chưa mang tính chun nghiệp nên khó cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Vì
vậy, chi nhánh cần có chính sách kiểm tra chặt chẽ q trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Thêm vào đó, chi nhánh cũng nên hợp tác với những công ty bảo hiểm để có thể mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi lô hàng của doanh nghiệp bị tổn thất do yếu tố thời tiết thay đổi bất thường hay lý do khách quan nào đó. Việc bảo hiểm sẽ tạo cho khách hàng an tâm hơn về lô hàng xuất khẩu của mình.
Hiện nay, chi nhánh chỉ hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng đồng nội tệ VND và đồng ngoại tệ USD. Vì thế, khi một vài lý do nào đó như lạm phát cao, đồng VND mất giá hay khi đồng USD mất giá trị thì ảnh hưởng lớn đến tổng giá trị mà doanh nghiệp nhận được từ phía nhà nhập khẩu. Thêm vào đó, khi xuất khẩu sang một số thị trường khác như Nhật Bản, EU,… những quốc gia sử dụng đồng tiền khác ngồi USD thì rất khó cho doanh nghiệp trong việc thương lượng và chọn đồng tiền phù hợp. Do đó, chi nhánh cũng tư vấn cho khách hàng trong việc áp dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ phù hợp với hợp đồng xuất khẩu và thời kỳ kinh tế trong giai đoạn vay.
4.5.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Như đã phân tích ở trên, nhiều doanh nghiệp nhận nguồn tín dụng tài trợ từ chi nhánh nhưng khi thực hiện hoạt động thanh tốn quốc tế thì lại chọn một số ngân hàng chuyên nghiệp hơn. Vì thế để mở rộng thị phần, nâng cao doanh số tài trợ tín dụng thì chi nhánh cũng nên hồn thiện tốt hoạt động thanh toán quốc tế. Một hoạt động không thể thiếu trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu. Trước hết là nâng cao nghiệp vụ của nhân viên, mở rộng và tăng cường hợp tác với những ngân hàng nước ngồi để dễ dàng thực hiện hoạt động thanh tốn quốc tế khi mà ngân hàng BIDV chưa thể mở nhiều chi nhánh ở các nước trên thế giới như là Vietcombank đã làm. Đồng thời, đối với những doanh nghiệp có uy tín và hoạt động nhiều năm trong ngành thủy sản thì việc hiểu rõ những hình thức thanh tốn như L/C, D/A, D/P đã nắm tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp nhỏ, mới bắt đầu hoạt động thì chưa hiểu chi tiết về những hình thức này. Do đó, BIDV Cà Mau cũng nên nắm rõ về những doanh nghiệp này, tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp để chọn hình thức thanh tốn phù hợp nhất, tránh rủi ro cho phía nhà xuất khẩu. Mặt khác, hoạt động thanh toán quốc tế cũng thường xuyên
thay đổi và có nhiều bộ quy tắc mới ban hành như UCP 600 nên chi nhánh cũng cần có những đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động nắm bắt và cập nhập những quy định hàng ngày để kịp thời xử lý và tư vấn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chi nhánh có thể đến công ty xuất khẩu để tư vấn riêng cho từng khách hàng về những gói sản phẩm phù hợp với từng khách hàng. Cụ thể, đối với những khách hàng lớn và uy tín trên thị trường thì nhân viên chủ yếu tư vấn hình thức D/P và những gói khuyến mãi, cịn đối với những doanh nghiệp nhỏ thì nhân viên nên tư vấn nhiều về hình thức L/C và những gói ưu đãi kèm theo. Ban đầu, chi nhánh có thể thực hiện đối với những doanh nghiệp lớn và chủ yếu là những khách hàng doanh nghiệp đang thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh. Đồng thời, đối với những khách hàng này, chi nhánh có thể giảm phí thanh tốn quốc tế để dần mở rộng thị phần thanh toán quốc tế và nâng cao tỷ lệ giá trị thanh toán quốc tế trên doanh số cấp tín dụng của mình. Cịn đối với những khách hàng đã thực hiện thanh toán quốc tế tại chi nhánh thì cũng nên thường xuyên gọi điện, trực tiếp trao đổi về một số điểm mới trong phương thức thanh toán, hoặc giới thiệu những gói ưu đãi cho khách hàng.
4.5.4. Đội ngũ nhân viên
Ban giám đốc có giỏi trong việc quản lý thì cũng khơng thể trực tiếp quan hệ với khách hàng mà khách hàng ln phải trao đổi với nhân viên tín dụng. Do đó, nhân viên là một bộ mặt của ngân hàng. Nhân viên có giỏi thì mới có thể cho vay nhiều khách hàng và thu hồi nợ đúng hạn cho chi nhánh. Tuy nhiên, do hoạt động của chi nhánh thường xuyên thay đổi nhân viên giữa các phịng ban nên đơi lúc đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng nghiệp vụ của nhân viên. Nhân viên khó nắm rõ được nghiệp vụ nên không thể dễ dàng trao đổi và tư vấn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số nhân viên vừa mới được chọn vào làm chưa có kinh nghiệm và những nhân viên chuyển đổi cơng tác thì chi nhánh nên thường xuyên mở lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. Đặc biệt là sau khi hệ thống BIDV đã thành lập trường đào tạo cán bộ BIDV.
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau đặt trọng tâm và xem là hoạt động chủ yếu nhất của chi nhánh bởi đây là lĩnh vực chiếm khoảng 80% dư nợ tín dụng của BIDV Cà Mau. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nên từ lâu thủy sản đã trở thành ngành thế mạnh của tỉnh Cà Mau và đem lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp của tỉnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp thủy sản không ngừng tăng trưởng qua các năm và đem lại nhiều giá trị về kinh tế và xã hội cho tỉnh Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng mở rộng sản xuất thì điều đầu tiên là doanh nghiệp phải có vốn. Do đó, khi chi nhánh nắm bắt được nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì đã cố gắng đáp ứng nhu cầu thơng qua các gói tín dụng phù hợp cho từng doanh nghiệp.
Qua việc tìm hiểu hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản của chi nhánh, ta thấy rõ BIDV Cà Mau cũng đã rất cố gắng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản. Cụ thể là khi kim ngạch thủy sản của Cà Mau tăng lên thì chi nhánh đã cố gắng tăng doanh số cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi doanh nghiệp thủy sản của tỉnh gặp khơng ít khó khăn trong việc sản xuất bởi việc thiếu nguyên liệu do dịch bệnh lan rộng và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới. Chi nhánh đã cố gắng thực hiện đúng theo chủ trương, chính sách hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất góp phần ổn định thị trường trong tỉnh.
Tuy nhiên, do chưa thể cạnh tranh được với những ngân hàng lớn có thế mạnh về tín dụng xuất khẩu thủy sản và thanh toán quốc tế như Vietinbank, Vietcombank, Agribank nên chi nhánh cũng đang có nhiều chính sách nâng cao nghiệp vụ của nhân viên, tăng cường mối quan hệ với những khách hàng truyền thống và mở rộng đối với những khách hàng tiềm năng khác. Đồng thời, chi
nhánh cũng cần có sự hỗ trợ từ phía hội sở chính của BIDV để mở thêm chi nhánh trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm nâng cao thương hiệu, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp trong tỉnh để có thể dễ dàng đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu thủy sản của chi nhánh.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Hội sở chính BIDV
Tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản của chi nhánh đã hoạt động rất hiệu quả trong những năm qua, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định mà cần phải được hỗ trợ từ hội sở chính.
Thứ nhất, hội sở chính cần thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, giám sát hoạt động hoạt động tín dụng xuất khẩu thủy sản của nhân viên tín dụng khi vừa qua chi nhánh đã có một vài khách hàng phát sinh nợ quá hạn khá cao trong khoảng thời gian dài. Mặc dù chi nhánh đã thu hồi nợ trong thời gian sau đó nhưng để tránh xảy ra trường hợp tương tự thì hội sở chính nên quan tâm đến thực tế hoạt động tín dụng chứ đừng nên quá chú trọng xem xét thông qua các báo cáo.
Thứ hai, hội sở chính cần thường xun kiểm tra trình độ chun mơn của các nhân viên chuyên về tín dụng xuất khẩu thủy sản và thanh toán quốc tế để nâng cao nghiệp vụ của nhân viên kịp thời phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. BIDV có thể thực hiện việc kiểm tra trực tiếp internet để hạn chế về vật lực, tài chính và nhân lực. Đồng thời, hội sở chính cần có chính sách tăng cường nhân viên cho bộ phận thanh toán quốc tế tránh trường hợp nhân viên đi công tác và nhân viên khác thay thế không đúng nghiệp vụ của họ.
Thứ ba, hội sở chính cần xem lại chính sách marketing tín dụng tài trợ xuất