KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau đặt trọng tâm và xem là hoạt động chủ yếu nhất của chi nhánh bởi đây là lĩnh vực chiếm khoảng 80% dư nợ tín dụng của BIDV Cà Mau. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nên từ lâu thủy sản đã trở thành ngành thế mạnh của tỉnh Cà Mau và đem lại doanh thu cao cho các doanh nghiệp của tỉnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp thủy sản không ngừng tăng trưởng qua các năm và đem lại nhiều giá trị về kinh tế và xã hội cho tỉnh Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để có thể dễ dàng mở rộng sản xuất thì điều đầu tiên là doanh nghiệp phải có vốn. Do đó, khi chi nhánh nắm bắt được nhu cầu tín dụng của những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản thì đã cố gắng đáp ứng nhu cầu thơng qua các gói tín dụng phù hợp cho từng doanh nghiệp.
Qua việc tìm hiểu hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản của chi nhánh, ta thấy rõ BIDV Cà Mau cũng đã rất cố gắng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp thủy sản. Cụ thể là khi kim ngạch thủy sản của Cà Mau tăng lên thì chi nhánh đã cố gắng tăng doanh số cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là khi doanh nghiệp thủy sản của tỉnh gặp khơng ít khó khăn trong việc sản xuất bởi việc thiếu nguyên liệu do dịch bệnh lan rộng và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới. Chi nhánh đã cố gắng thực hiện đúng theo chủ trương, chính sách hỗ trợ lãi suất, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất góp phần ổn định thị trường trong tỉnh.
Tuy nhiên, do chưa thể cạnh tranh được với những ngân hàng lớn có thế mạnh về tín dụng xuất khẩu thủy sản và thanh toán quốc tế như Vietinbank, Vietcombank, Agribank nên chi nhánh cũng đang có nhiều chính sách nâng cao nghiệp vụ của nhân viên, tăng cường mối quan hệ với những khách hàng truyền thống và mở rộng đối với những khách hàng tiềm năng khác. Đồng thời, chi
nhánh cũng cần có sự hỗ trợ từ phía hội sở chính của BIDV để mở thêm chi nhánh trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm nâng cao thương hiệu, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp trong tỉnh để có thể dễ dàng đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất khẩu thủy sản của chi nhánh.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Hội sở chính BIDV
Tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản của chi nhánh đã hoạt động rất hiệu quả trong những năm qua, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định mà cần phải được hỗ trợ từ hội sở chính.
Thứ nhất, hội sở chính cần thường xuyên cử cán bộ kiểm tra, giám sát hoạt động hoạt động tín dụng xuất khẩu thủy sản của nhân viên tín dụng khi vừa qua chi nhánh đã có một vài khách hàng phát sinh nợ quá hạn khá cao trong khoảng thời gian dài. Mặc dù chi nhánh đã thu hồi nợ trong thời gian sau đó nhưng để tránh xảy ra trường hợp tương tự thì hội sở chính nên quan tâm đến thực tế hoạt động tín dụng chứ đừng nên quá chú trọng xem xét thông qua các báo cáo.
Thứ hai, hội sở chính cần thường xun kiểm tra trình độ chun mơn của các nhân viên chuyên về tín dụng xuất khẩu thủy sản và thanh toán quốc tế để nâng cao nghiệp vụ của nhân viên kịp thời phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. BIDV có thể thực hiện việc kiểm tra trực tiếp internet để hạn chế về vật lực, tài chính và nhân lực. Đồng thời, hội sở chính cần có chính sách tăng cường nhân viên cho bộ phận thanh toán quốc tế tránh trường hợp nhân viên đi công tác và nhân viên khác thay thế không đúng nghiệp vụ của họ.
Thứ ba, hội sở chính cần xem lại chính sách marketing tín dụng tài trợ xuất khẩu của mình khi mà một số khách hàng của ngân hàng trong những năm trước đã chuyển sang những ngân hàng khác. Trong đó, phí thanh tốn chưa có đủ sức cạnh tranh so với những ngân hàng khác nên ngân hàng cần có chiến lược giảm phí thanh tốn và có chính sách ưu đãi cho một số khách hàng lớn.
Thứ tư, Hội sở chính để sớm mở rộng thêm phịng giao dịch hoặc chi nhánh ở một số huyện của tỉnh Cà Mau và chuyển chi nhánh hiện tại sang vị trí thuận lợi hơn cho việc hoạt động của ngân hàng. Bởi hiện tại chi nhánh đang nằm trên con đường ít người qua lại và khơng nằm trong khu vực trung tâm ngân hàng của
những ngân hàng lớn khác của tỉnh. Do đó, khi người dân tìm đến thì khơng thể nghĩ nhanh đến BIDV Cà Mau.
Thứ năm, nếu hoạt động huy động vốn luôn được chi nhánh quan tâm đến khách hàng trong những ngày đặc biệt như lễ, tết, sinh nhật thì đối với hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản, hội sở chính cũng nên có những chính sách đối với những những khách hàng truyền thống, khách hàng mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh.
5.2.2. Đối với Hiệp hội thủy sản tỉnh Cà Mau và tỉnh Cà Mau
Ngành thủy sản là ngành thế mạnh của tỉnh Cà Mau, do đó tỉnh cũng đã có nhiều chính sách hợp lý nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân có điều kiện tốt nhất phát triển ngành nghề. Tuy nhiên, trên con đường đi lên theo tiến trình nâng cao vị thế xuất khẩu thủy sản của tỉnh thì ngành thủy sản vẫn cịn nhiều khó khăn cần giải quyết.
Thứ nhất, trong một vài năm gần đây, dịch bệnh tôm xảy ra ở nhiều nơi đã gây thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm và ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Do đó, tỉnh cần xem xét tình hình hoạt động ni tơm của người dân nhất là đối với những nơi xảy ra dịch bệnh để xử lý kịp thời tránh trường hợp chỉ kiểm tra mà không xử lý hay kiểm tra quá sơ sài. Đồng thời, nếu những hộ có thiệt hại lớn thì tỉnh cũng nên có chính sách hỗ trợ vốn và kỹ thuật xử lý kịp thời giúp người dân khắc phục khó khăn để tiếp tục ni thủy sản. Thứ hai, đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội và tỉnh cần kiểm tra quy trình và vệ sinh an tồn thực phẩm để không lâm vào trường hợp lô hàng xuất khẩu bị trả về do bơm tạp chất hay nhiễm kháng sinh khơng cho phép. Bên cạnh đó, cần quy định về nguồn vốn và phương tiện kỹ thuật trong quá trình chế biến của các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động nhằm hạn chế trường hợp doanh nghiệp quá yếu kém từ lúc thành lập và có nhiều khả năng khơng thể cạnh tranh trong ngành, dễ phá sản. Đồng thời cần xử lý kịp thời trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao uy tín thương hiệu thủy sản của tỉnh. Bên cạnh đó, đối với việc đánh bắt thủy sản thì tỉnh cần xử phạt trường hợp đánh bắt thủy sản bằng những hình thức gây hại đến nguồn lại tự nhiên như dùng xung điện hay đánh bắt quá gần bờ.
Thứ ba, hiệp hội cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề giúp người dân hiểu rõ và nắm kỹ phương pháp nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao. Khi đó, nguồn nguyên liệu tốt và dồi dào sẽ giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản hoạt động hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho BIDV Cà Mau. Thứ tư, Hiệp hội thủy sản Cà Mau và tỉnh Cà Mau cũng cần phối hợp với các ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thủy sản. Đồng thời, tỉnh và ngân hàng sẽ phối hợp chặt chẽ để nắm rõ thông tin về hoạt động của doanh nghiệp tránh trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, bị phá sản.
5.2.3. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc
Trong thời gian gần đây, Ngân hàng nhà nước và chính phủ cũng đã có các chính sách nhằm cứu nguy cho những doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thủy sản. Cụ thể, Nghị quyết 13/2012/NQ – CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có nhiều giải pháp hợp lý và kịp thời đối với những ngân hàng thương mại đang hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Thứ nhất, tỉnh Cà Mau là một trong những tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, do đó Ngân hàng Nhà nước cần nhiều chính sách hợp lý hỗ trợ cho doanh nghiệp chứ không đợi đến lúc doanh nghiệp bị khó khăn thì mới bắt đầu tìm hiểu và giải quyết.
Thứ hai, nếu như mặt hàng gạo – mặt hàng quan trọng về an ninh lương thực quốc gia và vẫn nhiều hình thức cho vay hỗ trợ lúa gạo trong những lúc khó khăn. Còn đối với ngành thủy sản, ngành chiếm kim ngạch lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của đất nước thì Ngân hàng Nhà nước cũng nên thường xuyên có những gói cho vay với lãi suất hợp lý chứ không nên gom chung nhiều ngành nghề ưu tiên để cho vay. Bởi đối với các ngành nghề khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau mà cần phải có giải pháp cụ thể hơn để giải quyết.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần có mối quan hệ chặt chẽ với những ngân hàng thương mại hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thủy sản để nắm bắt kịp thời tình hình vay vốn của doanh nghiệp mà có chính sách phù hợp trong từng thời kỳ. Đồng thời, cũng nên có những chính sách riêng đối với từng ngân hàng thương mại ở những tỉnh khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2010). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, tủ sách trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2010). Tiền tệ ngân hàng, tủ sách trường Đại
học Cần Thơ, Cần Thơ
3. Lê Hồng Xn Giao (2008). Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu thủy sản tại chi nhánh NHN0 & PTNT tỉnh Sóc Trăng, Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Hồ Anh Khoa (2012). Phân tích hoạt động kinh doanh, tủ sách Đại
học Cần Thơ, Cần Thơ.
5. Phương Mai (2011). “Thị trường Mỹ tiếp tục thu hút hàng thủy sản Việt Nam”, Thương mại thủy sản, http://vietfish.org/20111021091122859p48c58t91/ thi-truong-my-tiep-tuc-hut-hang-thuy-san-viet-nam.htm.
6. Vĩnh Thanh (2012). “Cấp cứu doanh nghiệp thủy sản khó khăn”, Nhân dân,
http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/chuy-n-lam- n/c-p-c-u-doanh-nghi-p-th-y-s-n-kho-kh-n-1.367000.
7. Nguyễn Ngọc Thi (2012). “Vay thế chấp hàng tồn kho đối với các doanh nghiệp thủy sản”, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, số 187 (6/2012), tr. 34-35.
8. Nguyễn Thị Thu Trang (2012). “Câu chuyện lãi suất – niềm tin và sự phối hợp chính sách”, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, số 189 (8/2012), tr. 30- 31. 9. http://bidv.com.vn 10. http://casep.com.vn/ 11. http://cucthongke.camau.gov.vn/ 12. http://vietcombank.com.vn 13. http://vietinbank.com.vn