PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ 2009 –2011 (Trang 71)

4.2.1 Doanh số cho vay trung dài hạn

4.2.1.1 Theo mục đích sử dụng vốn

BẢNG 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

Đơn vị: triệu đồng 2010/ 2009 2011/2010 CHỈ TIÊU 2009 Tỷ trọng % 2010 Tỷ trọng % 2011 Tỷ trọng %

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Sản xuất kinh doanh 427.126 80,21 505.482 75,94 205.197 61,86 78.356 18,34 -300.285 -59,40 Tiêu dùng 30.200 5,67 70.476 10,59 41.397 12,48 40.276 133,36 -29.079 -41,26 Khác (Kinh doanh BĐS) 75.156 14,11 89.642 13,47 85.123 25,66 14.486 16,16 -4.519 -5,0

Tổng 532.482 100 665.600 100 331.717 100 133.118 25,00 -333.880 -50,16

GVHD: Võ Thành Danh 72 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

HÌNH 8: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN 2009 – 2011

(Nguồn: Phòng kế tốn – hành chính Sacombank Cần Thơ)

Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh

Nhu cầu vốn trung dài hạn là nhằm để phục vụ sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp, tiểu thương trong các trung tâm thương mại. Do đó doanh số cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Doanh số cho vay vào mục đích sản xuất kinh doanh tăng trưởng không ổn định

trong 3 năm vừa qua. Cụ thể năm 2010 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh là

505.482 triệu đồng tăng 78.356 triệu tương đương với 18,34% so với năm 2009.

Năm 2010 tình hình kinh tế cả nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đã có những bước phát triển theo hướng tích cực, hầu hết các ngành, lĩnh vực

kinh tế then chốt của thành phố đều duy trì nhịp độ phát triển ở mức cao. Do

trong năm ngân hàng đã sử dụng đa dạng các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh

khả năng huy động vốn tại chỗ, nâng cao các dịch vụ Ngân hàng, sự tăng trưởng cao của nguồn vốn huy động đã giúp hệ thống có điều kiện mở rộng tín dụng,

đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của doanh nghiệp tại địa phương. Tuy

nhiên, mặc dù doanh số có tăng nhưng con số vẫn còn rất hạn chế, nền kinh tế dù

đã có những bước chuyển biến theo đà phục hồi những vẫn còn tiềm ẩn nhiều

GVHD: Võ Thành Danh 73 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

số cho vay giảm mạnh là 205.197 triệu giảm 300.285 triệu đồng tương đương với 59,40% so với năm 2010, cùng với hàng loạt những vấn đề khó khăn của nền kinh tế trong nước, như tăng trưởng GDP sụt giảm tăng chỉ 5,89%, những chính sách về cân đối vĩ mơ vẫn chưa được cải thiện, lạm phát đã có chiều hướng giảm

nhưng vẫn ở mức cao 17 – 18%, mặt bằng lãi suất tăng 20 – 22%, như đã biết,

phần lớn các đối tượng cho vay của Sacombank là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với lãi suất cao như thế thì phần lớn năng lực tài chính các doanh nghiệp không thể nào tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng do chi phí lãi vay cao trong khi doanh thu của doanh nghiệp không thể bù đắp các khoản chi phí từ lãi vay của Ngân hàng. Với hàng loạt những yếu tố như thế, đã phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của doanh nghiệp và dân cư, từ đó doanh số cho vay của Ngân hàng cũng đã bị sụt giảm đáng kể trong năm.

Doanh số cho vay tiêu dùng

Tiêu dùng là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi người dân. Trong nền kinh tế hiện nay việc tạm thời thiếu tiền để mua sắm đồ dùng sinh hoạt, trang trí nội thất, du học nước ngoài, mua xe… là chuyện thường xuyên xảy ra. Bởi vì xã hội ngày càng phát triển đời sống của người dân trong nước ngày

càng được cải thiện, nhu cầu cũng ngày càng nâng cao. Chính vì vậy mà doanh

số cho vay phục vụ cho tiêu dùng cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay trung dài hạn của Ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay tiêu dùng là 222.784 triệu đồng tăng 99.364 triệu tương đương với 44,6% so với năm 2009, đây là năm mà hệ thống các NHTM trong nước đều hưởng ứng chính sách kích cầu của chính phủ, mặc dù cho vay tiêu dùng không trực tiếp đưa vốn vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhưng lại gián tiếp tác động rất lớn

đến tăng trưởng sản xuất và kích thích tăng trưởng kinh tế, từ đó mà trong năm

nhiều ngân hàng khá thoáng đối với các khoản vay trung dài hạn cho mục đích tiêu dùng, các Ngân hàng đồng loạt tung ra nhiều sản phẩm tín dụng tiêu dùng có sức hấp dẫn đối với các khách hàng cá nhân. Khách hàng muốn vay tiền chi tiêu bắt đầu dễ tiếp cận vốn hơn khi một số ngân hàng thông báo hạ lãi suất và bớt khắt khe hơn trong công tác thẩm định hồ sơ. Do các Ngân hàng đều có những chiến lược thu hút khách hàng riêng dẫn đến việc cạnh tranh trong hệ thống các NHTM ngày một gay gắt nên Ngân hàng Sacombank đã có những bước chuẩn bị

GVHD: Võ Thành Danh 74 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

chiến lược phát triển nhằm chiếm lĩnh thị phần cho mình như đưa ra các sản phẩm vay du học, sản phẩm này tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn nhằm mục đích đi du học nước ngoài với mức tài trợ là 100% nhu cầu, thời hạn trả nợ là 10 năm, ngồi ra cịn có các sản phẩm như cho vay mua nhà, vay mua xe… các sản phẩm này đều mang lại những tiện ích tối đa và phục vụ được nhu cầu thiết thực của khách hàng. Nhưng đến năm 2011, khoản cho vay này chỉ còn 152.223 triệu đồng giảm 70.561 triệu tương đương với 31,7% so với năm 2010. Do có sự vận dụng quá đà của các NHTM trong việc cho vay tiêu dùng

trong năm 2010, các tổ chức tín dụng đã tập trung quá nhiều cá khoản cho vay

vào thị trường nhà đất, cho vay mua ôtô và các loại tài sản xa xỉ.. không nhằm mục đích phục vụ đời sống dân cư, từ đó các lảm giảm đi các khoản cho vay nhằm vào lĩnh vực sản xuất, đi sai với định hướng của Ngân hàng nhà nước. Nên

đến năm 2011 NHNN quyết định thắt chặt tín dụng, ưu tiên vốn tín dụng vào sản

xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, xuất khẩu, hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quy mơ hoạt động nhỏ và vừa. Từ đó, khoản cho vay tiêu dùng cũng đã giảm

đáng kể trong năm.

Doanh số cho vay kinh doanh bất động sản

Doanh số cho vay vào lĩnh vực bất động sản không ổn định trong 3 năm hoạt động của Ngân hàng. Năm 2010 doanh số cho vay là 89.642 triệu tăng 14.486 triệu tương đương với 16,16% so với năm 2009, do năm 2010 kinh tế

trong nước có những bước phục hồi sau khủng hoảng cùng với lượng đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước tăng trở lại đã tạo được tiền đề tốt cho thị trường bất động sản có một bộ mặt tươi tắn hơn. Sự trở lại của các nhà đầu tư

nước ngoài để liên doanh và phát triển thị trường bán lẻ đã đem lại một tương lai tươi sáng cho nền kinh tế nói chung đang được phục hồi và cho thị trường bất động sản sau những thử thách khốc liệt của cuộc khủng hoảng năm 2009, từ đó thu hút được đơng đảo các nhà đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực béo bở này, tuy

nhiên, do việc đầu tư quá nóng vào thị trường chứng khoán và bất động sản ở

năm 2010, đến năm 2011 khi nền kinh tế đã bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn trở

lại, đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thị trường bất động sản trượt dốc do khơng có được nguồn tiêu thụ … Trong cục diện như thế, NHNN đã quyết định thực hiện giảm tốc độ cho vay đầu

GVHD: Võ Thành Danh 75 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

tư vào lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng

khoán vào giai đoạn 30/06/2011 về dưới 22% và đến 31/12/2011 là 16% nhằm làm cho thị trường này hạ nhiệt trở lại. Vì vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng vào lĩnh vực này là 85.123 triệu giảm 4.519 triệu đồng tương đương với 5% so với năm 2010.

GVHD: Võ Thành Danh 76 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc 4.2.1.2 Theo thành phần kinh tế

BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị: triệu đồng

( Nguồn: Phịng kế tốn – hành chính Sacombank Cần Thơ)

2010/2009 2011/2010 CHỈ TIÊU 2009 Tỷ trọng % 2010 Tỷ trọng % 2011 Tỷ trọng % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Doanh nghiệp tư nhân 127.116 23,87 143.712 21,59 99.515 29,98 16.596 13,05 -44.197 -30,75 Hộ kinh doanh cá thể

và cá nhân 104.003 19,53 130.472 19,60 66.343 18,97 26.469 25,45 64.139 - 49,15 Cty TNHH và Cty CP 301.362 56,60 391.416 58,81 165.859 51,05 90.054 29,88 -225.557 -57,62

Thầy: Võ Thành Danh 77 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

HÌNH 9: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 2009 - 2011

(Nguồn: Phịng kế tốn – hành chính Sacombank Cần Thơ)

Cty TNHH và Cty cổ phần

Hiện nay các cty đều hoạt động theo cơ chế là cổ phần hóa, bao gồm cả cty có vốn đầu tư nước ngoài, nên về mặt cơ cấu cho vay Sacombank tiếp tục dành nhiều quan tâm hỗ trợ vốn cho cho nhóm khách hàng là các cty TNHH và cty cổ phần, khu vực này chiếm tỷ trọng rất lớn từ 50 – 60% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng trong 3 năm hoạt động, cụ thể năm 2010 doanh số cho vay là 391.416 triệu tăng 90.054 triệu đồng tương đương với 29,88% so với năm

2009, do năm 2010 cùng với xu hướng chung của nền kinh tế đang trên đà hồi phục, riêng thành phố Cần thơ cũng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận:

trong 10 tháng đầu năm 2010 tổng GDP thành phố đạt 15,04%, giá trị sản xuất

công nghiệp là 19.286 tỷ đồng tăng 15,8% cùng với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 881 triệu USD, tăng 8,4% so với năm 2009, có thể thấy đây là một năm khá thuận lợi cho kế hoạch phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời NHNN yêu cầu các hệ thống NHTM cần có những chính sách hỗ trợ các cty phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ… nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế cả

nước nói chung và đơn vị tại địa phương nói riêng, từ đó lượng cho vay của Ngân hàng đối với khu vực này cũng được đẩy mạnh trong năm. Đến năm 2011,

Thầy: Võ Thành Danh 78 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

lượng cho vay đã sụt giảm đáng kể chỉ còn 165.859 triệu giảm 225.557 triệu tương đương với 57,62% so với năm 2010, nguyên nhân do các NHTM trong nước thời gian qua đã chạy theo mục tiêu lợi nhuận làm tăng nóng tốc độ tăng trưởng tín dụng, nhằm có thể kiểm soát lạm phát cũng như làm giảm lượng tiền

lưu thông trong nền kinh tế, NHNN đã siết chặt tiền tệ tín dụng về dưới 20%, từ đó lượng cho vay của Ngân hàng trong năm cũng bị hạn chế đi rất nhiều.

Doanh nghiệp tư nhân

Với định hướng phát triển là một Ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu khu

vực Đông dương nên hệ thống Sacombank luôn quan tâm hỗ trợ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư

nhân, do đa số các doanh nghiệp này có quy mơ hoạt động nhỏ, năng lực tài

chính cũng không cao, tuy nhiên hàng năm các doanh nghiệp đóng góp rất lớn vào nguồn thu của Ngân sách nhà nước, nên việc hỗ trợ từ phía Ngân hàng là hết sức cần thiết.

Có thể thấy doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân liên tục biến động trong những năm qua, cụ thể năm 2010 doanh số cho vay là 143.712 triệu tăng 16.596 triệu đồng tương đương với 13,05% so với năm 2009, do năm

2010 là năm nền kinh tế theo đà hồi phục, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng

quy mô sản xuất, bổ sung vốn lưu động và đầu tư vào các tài sản cố định như mác thiết bị, cơ sở vật chất, nhà xưởng…từ đó làm tăng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Năm 2011 doanh số cho vay giảm mạnh còn 99.515 triệu giảm 44.197 triệu tương đương với 30,75% so với năm 2010, nguyên nhân là do sức ép về lạm phát đã đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao, lãi suất cao tất yếu sẽ gây khó

khăn cho doanh nghiệp, mà đa số các doanh nghiệp trong nước hoạt động chủ

yếu dựa vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trong tình trạng khó khăn chung, nhu cầu về vốn đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp cũng sẽ bị giảm sút mạnh, từ đó doanh số cho vay đối với khu vực này cũng đã bị hạn chế đi rất nhiều trong năm.

Hộ kinh doanh cá thể và cá nhân:

Đây là những thành phần kinh tế hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh

doanh sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy sản, các mặt hàng tiêu dùng, đó là những ngành nghề có vai trị rất lớn trong q trình phục vụ dân sinh và ổn định

Thầy: Võ Thành Danh 79 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

kinh tế xã hội, việc Ngân hàng đẩy mạnh nguồn vốn cho vay đối với khu vực này sẽ góp phần khơi thơng dịng vốn của thị trường, thúc đẩy nền kinh tế. Do đó, thành phần này chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể là 130.472 triệu đồng tăng 26.469 triệu tương đương với 25,45% so với năm 2009, loại hình doanh nghiệp này được đánh giá là mơ hình quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, giải quyết được nhu cầu việc làm cho một số lượng không nhỏ lao động, tuy nhiên các hộ kinh doanh này rất dễ bị tổn thương trước những

thay đổi của môi trường kinh doanh đặc biệt là những thay đổi về chính sách của

NHNN, do loại hình này thường là các chủ hộ kinh doanh có trình độ học vấn thấp, quy mô hoạt động nhỏ nên Ngân hàng trong năm đã có những hỗ trợ về vốn

cho các đối tượng này, nhằm kích thích khả năng hoạt động của các hộ đồng thời đây cũng là mục tiêu mà NHNN đang hướng tới. Đến năm 2011, lượng doanh số

cho vay giảm còn 66.343 triệu giảm 64.139 triệu tương đương với 49,15% so với

năm 2010, nguyên nhân là do trong năm, sự biến động về thời tiết, thiên tai đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp, mặt bằng lãi suất tăng cao do ảnh hưởng lạm phát kéo dài, kèm theo đó là hàng loạt các chi phí đầu vào như

chí phí mặt bằng, cước vận tải, xăng dầu… đều tăng ở mức cao, đã gây khơng ít trở ngại cho hoạt động sản xuất, từ đó các hộ kinh doanh không đủ khả năng để tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng , từ đó làm cho doanh số cho vay bị sụt giảm trong năm.

Thầy: Võ Thành Danh 80 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

4.2.2 Doanh số thu nợ trung dài hạn

BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ TRUNG DÀI HẠN GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 2009 Tỷ trọng % 2010 Tỷ trọng % 2011 Tỷ trọng % 2010/2009 2011/2010

1. Theo thành phần kinh tế: Tuyệt

đối % Tuyệt đối % Cty TNHH và Cty CP 201.036 49,86 177.493 52,31 386.734 59,38 -23.543 -11,7 209.241 117,89 Doanh nghiệp TN 56.511 14,02 58.428 17,22 149.889 23,02 1.917 3,39 91.461 156,53 Hộ kinh doanh cá thể và cá nhân 145.656 36,12 103.401 30,47 114.641 17,60 -42.255 -29,01 12.240 10,87 2. Theo mục đích sử dụng vốn:

Sản xuất kinh doanh 356.160 88,33 221.775 65,36 586.727 90,09 -134.385 -37,73 364.952 164,6 Tiêu dùng 47.042 11,67 117.546 34,64 64.539 9,91 70.504 149,87 -53.007 -45,1

Tổng 403.202 100 339.321 100 651.266 100 -63.881 -15,84 311.945 91,93

Thầy: Võ Thành Danh 81 SVTH: Nguyễn Thị Phương Trúc

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ 2009 –2011 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)