2.1. Thực trạng cho vay kinh doanh bất động sản của các ngân hàng
2.1.2. Tổng quan thực trạng cho vay kinh doanh bất động sản của các
ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh
Con số 60% vốn cho thị trường BĐS hiện nay là vay từ ngân hàng70 đã
khẳng định một điều chắc chắn rằng nguồn vốn có tính quyết định và vai trò lớn nhất cung cấp cho thị trường BĐS là từ hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ cho vay BĐS
gia tăng cao và “nóng” qua từng năm, nhất là năm 2007 – 2008, tuy nhiên con
số này đến nay được cho là có giảm dần, đồng nghĩa với thực trạng hiện nay, các ngân hàng vẫn chưa thể cung cấp vốn cho vay đối với nhà đầu tư kinh doanh BĐS vì diễn biến thị trường nhà, đất còn phức tạp và đặc biệt là do biện
pháp thắt chặt tín dụng BĐS của NHNN71.
Theo tìm hiểu số liệu thống kê từ nhiều nguồn, tổng dư nợ cho vay BĐS
được đưa ra có sự chênh lệch nhau. Theo báo cáo của Tổ chuyên gia liên ngành
về tình hình phát triển nhà ở và thị trường BĐS vừa gửi phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, năm 2009, ngân hàng đã cung cấp 219.000 tỉ đồng cho lĩnh vực
BĐS, tăng 36,1% so với năm 200872. Trong đó, TP.HCM chiếm 47,3% dư nợ
BĐS cả nước. Còn thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đưa ra con số
70
Theo bài viết “Nguồn cung vốn cho thị trường BĐS đã kịch trần”, nguồn: http://laodong.vn/Tin- Tuc/Nguon-cung-von-cho-thi-truong-bat-dong-san-da-kich-tran/768
71
Từ khoảng gần cuối năm 2009 hầu như không còn những khoản cho vay mua nhà lên tới 90 – 100% giá trị tài sản, thời hạn 15 – 20 – 25 năm, mà tỷ lệ này bị giảm xuống còn 50 – 70%, thời hạn 7 – 12
năm, và điều kiện vay được nâng lên. Với những chính sách hạn chế tín dụng đổ vào kinh doanh BĐS, dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS tuy vẫn theo chiều hướng tăng nhưng đã hạn chế nhiều. Theo
NHNN, số liệu được Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cơng bố tính đến cuối tháng 5/2010, dư nợ BĐS đạt 192.000 tỉ đồng, tăng 4,54% so với đầu năm, trong đó cho vay kinh doanh BĐS chiểm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là cho vay BĐS tiêu dùng.
72
Theo bài viết “192.000 tỉ đồng vốn ngân hàng chảy vào BĐS”, nguồn: http://www.dothi.net/news/tin- tuc/thi-truong/2010/06/3b9af14a/
218.899 tỉ đồng đối với tổng dư nợ trong lĩnh vực BĐS tại hội thảo “Toàn cảnh
thị trường BĐS Việt Nam và triển vọng 2010 ngày 15/5/2010”73. Tuy nhiên, hai
con số này cũng xấp xỉ nhau.
Riêng thị trường BĐS TP.HCM với những đặc điểm đặc trưng đã phân tích ở trên, được đánh giá là thị trường sơi động và quy mơ lớn nhất tồn quốc. Vì vậy, vốn ngân hàng cho vay thị trường này là khá lớn, tính đến 31/12/2009,
dư nợ cho vay BĐS tại TPHCM đạt 78.290 tỉ đồng74.
Như vậy, chính sách hạn chế tín dụng đã thể hiện được vai trị của nó qua
thực trạng hiện nay, hầu hết các NHTM đều rất thận trọng đối với loại hình cho
vay kinh doanh BĐS qua việc thẩm định dự án rất chặt chẽ, thậm chí nhiều
ngân hàng đã tạm thời ngừng hẳn loại hình cho vay đã từng được ưa chuộng
này.