9. Cấu trúc khóa luận
2.2.4. Sử dụng công nghệ thông tin và bảng chữ khoa học
Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật hiện đại con ngƣời cũng cần có sự thay đổi đề phù hợp với sự phát triển đó. Trong dạy học hiện nay vận dụng
mang tính hiện đại vừa cập nhật với xu thế phát triển của xã hội. Để làm đƣợc điều đó, đòi hỏi mỗi GV phải có quá trình tự học, nỗ lực cố gắng không để cho mình bị tụt hậu.
Phần mềm Power Point là phần mềm đƣợc ứng dụng nhiều nhất vào dạy học hiện nay. Bài giảng đƣợc thiết kế với nhiều Slide Show chạy nối tiếp nhau trên màn hình. Số lƣợng Slide nhiều hay ít phụ thuộc vào lƣợng kiến thức của bài dạy và sự thiết kế của mỗi giáo viên. Trong mỗi Slide có những hiệu ứng chữ, hình ảnh sinh động, đẹp mắt thể hiện nội dung bài học. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với HS lớp 1 bởi các em luôn bị thu hút, hấp dẫn và thích thú với những gì mới lạ.
Hiện nay một sản phẩm mới dành đƣợc rất nhiều sự quan tâm của phụ huynh học sinh và các em nhỏ đó là bảng chữ khoa học. Bảng chữ khoa học là một bảng điện tử mà mỗi âm, vần, tiếng từ đều có hình ảnh minh họa cùng với mẫu phát âm chuẩn. Thiết kế nhỏ gọn, trình bày đẹp mắt theo từng chủ đề, màu sắc nổi bật đặc biệt tuân theo thao tác của cá nhân nên rất phù hợp với trẻ nhỏ. Việc sử dụng phần mềm Power Point hay bảng chữ khoa học sẽ rất hiệu quả đối với luyện phát âm cho HS tiểu học nói chung, HS lớp 1 Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái nói riêng. Vì những lí do trên tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp vận dụng công nghệ thông tin vào luyện phát âm và dạy học Tiếng Việt.
Yêu cầu khi sử dụng công nghệ thông tin và bảng chữ khoa học
Phải có sự đầu tƣ về cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc nhƣ: máy vi tính, máy chiếu, phòng học chức năng … để phục vụ cho việc giảng dạy bằng CNTT. Phải học tập nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, các thiết bị phục vụ dạy học nhƣ máy tính, máy chiếu…
Sử dụng công nghệ thông tin và bảng chữ khoa học trong luyện phát âm
GV có thể sử dụng phần mềm Power Point vào một bài dạy cụ thể. Trong bài dạy có chứa các Slide, mỗi Slide là một nội dung kiến thức về âm, vần, tiếng, từ cần học. Hình ảnh trong mỗi Slide rất sinh động và đẹp mắt đó là tranh minh họa tiếng, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng, bài ứng dụng.
Ví dụ: dạy bài 98: uê – uy,dựa trên thiết kế bài dạy bằng phần mềm Power Point, GV có thể sử dụng công nghệ thông tin nhƣ sau:
- Khi đánh vần uê, uy và đọc từ huệ, huy GV cho học sinh quan sát hình ảnh bông huệ, huy hiệu để nhận biết và nghe phát âm mẫu. Từ đó giúp HS phát âm đúng.
- Khi đọc các từ ứng dụng: cây vạn tuế, tàu thủy, xum xuê, khuy áo, GV giải nghĩa từ kết hợp HS quan sát tranh minh họa, nghe phát âm mẫu qua đó luyện phát âm đúng.
Mỗi bảng chữ khoa học đều gồm rất nhiều âm, tiếng cùng với đó là hình ảnh minh họa. Bảng chữ khoa học thuận tiện bởi ai cũng có thể dễ dàng sử dụng chỉ cần chọn một âm mình định phát âm là ta có thể nghe giọng phát âm mẫu và học phát âm theo.
Một số hình ảnh về bảng chữ khoa học:
2.2.5. Một số điểm cần lưu ý đối với giáo viên khi hướng dẫn học sinh phát âm 2.2.5.1. Mỗi giáo viên phải là một chuẩn về phát âm
Giáo viên tiểu học là những ngƣời đầu tiên đặt nền móng trang bị cho trẻ ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hóa về lời nói. Vì vậy giáo viên cần có ý thức quan tâm đến cách phát âm của mình, đặc biệt với học sinh lớp 1. Do đặc điểm tâm lí, nhận thức nên với học sinh lớp 1 việc làm mẫu của giáo viên là vô cùng quan trọng.
Một thực trạng đang diễn ra hiện nay là nhiều giáo viên còn nói ngọng, phát âm chƣa chuẩn, đọc một văn bản chƣa thành công, chƣa thể đọc đƣợc một câu chuyện cho hấp dẫn….điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc dạy phát âm đúng, cũng nhƣ sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Trong quá trình dạy học, hƣớng dẫn học sinh học bài, giọng phát âm của giáo viên sẽ là mẫu cho học sinh noi theo. Để học sinh phát âm đúng trƣớc hết phải dạy đƣợc học sinh phát âm đúng.
Nếu bản thân giáo viên phát âm chƣa chuẩn thì hãy lập kế hoạch tự rèn luyện cho riêng mình, vì giáo viên là không thể nói ngọng, không thể phát âm kém chuẩn xác, không để tiếng địa phƣơng chi phối quá nhiều.
2.2.5.2. Sửa lỗi phát âm trong giờ học các môn và ngoài giờ lên lớp
Sửa lỗi phát âm không chỉ trong các giờ Tiếng Việt mà còn ở tất cả các môn học khác nhau nhƣ Toán, Tự nhiên và Xã hội,…, việc luyện tập thƣờng xuyên sẽ tạo thành kĩ năng bền vững cho học sinh.
GV nên có sổ theo dõi việc phát âm Tiếng Việt của một số học sinh hay mắc lỗi ở trong lớp để luôn quan tâm sửa lỗi cho các em trong mọi tình huống ngôn ngữ nhƣ giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Đôi khi GV cũng cần tạo ra tình huống cho HS bộc lộ lỗi phát âm để có cơ hội sửa lỗi cho các em.
Điều quan trọng là GV phải tạo ra một không khí thân thiện, động viên khích lệ HS để các em mạnh dạn, tự tin cởi mở với thầy cô, bạn bè.
2.2.5.3. Khuyến khích HS sửa lỗi phát âm cho nhau
chức cho HS thực hành luyện tập trong nhóm. Khi lần lƣợt đọc bài trong nhóm em nào phát âm sai các em khác trong nhóm sẽ sửa cho nhau. Nếu trong nhóm có em phát âm sai nhiều, đọc yếu GV cần quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Học vần với tƣ cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ to lớn trong việc rèn kĩ năng phát âm cho HS lớp 1. Nhiệm vụ đó cho thấy, việc học tiếng Việt nói chung và rèn luyện phát âm nói riêng cho HS lớp 1 cần dựa trên những hiểu biết về đối tƣợng, khả năng phát âm của HS để đề xuất các phƣơng pháp cho phù hợp. Các giải pháp đƣợc đề xuất ở trên đƣợc xây dựng theo định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tiểu học lấy ngƣời học làm trung tâm, do đó, phát huy đƣợc tối đa tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia học tập để lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là những biện pháp rèn phát âm đúng cho HS, khắc phục tình trạng phát âm sai và hƣớng tới việc phát âm chuẩn của học sinh.
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM 3.1. Mục đích thể nghiệm
Thể nghiệm dạy học là phƣơng pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối tƣợng giáo dục. Đây là một phƣơng pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tƣợng nghiên cứu một cách chủ động, là sự tác động có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để quá trình ấy diễn ra theo mục đích của ngƣời nghiên cứu.
Với ý nghĩa nhƣ trên, tôi tiến hành thể nghiệm và áp dụng các biện pháp mà khóa luận đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đó. Nếu những giờ dạy thể nghiệm thu đƣợc thành công nhất định thì có nghĩa là những biện pháp mà tôi đƣa ra có tác dụng tốt và có tính khả thi.
3.2. Đối tƣợng, thời gian và địa bàn thể nghiệm 3.2.1. Đối tƣợng thể nghiệm 3.2.1. Đối tƣợng thể nghiệm
Đối tƣợng mà khóa luận lựa chọn thể nghiệm là HS lớp 1 Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái.
3.2.2. Thời gian và địa bàn thể nghiệm
Thời gian các bài giảng thể nghiệm đƣợc tiến hành trong học kì II năm học 2013-2014.
Địa bàn thể nghiệm là Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái.
3.3. Nội dung, phƣơng pháp thể nghiệm 3.3.1. Nội dung thể nghiệm 3.3.1. Nội dung thể nghiệm
Chọn bài dạy: Chúng tôi chọn các bài học vần trong chƣơng trình và SGK lớp 1 để thể nghiệm giảng dạy, đó là:
- Bài100: UÂN – UYÊN ( SGK Tiếng Việt 1 tập 2) - Bài 102: UYNH – UYCH ( SGK Tiếng Việt tập 2)
Chọn lớp thể nghiệm: Chúng tôi chọn 2 lớp để tiến hành thể nghiệm là 1A và 1B của Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh, 2 lớp này có điều kiện tƣơng đƣơng về sĩ số ( 1A: 30HS, 1B: 30 HS) , chất lƣợng…để kết quả thể nghiệm thể hiện tính khách quan.
Chọn ngƣời dạy: 2 lớp tiến hành thể nghiệm với cùng một ngƣời dạy để đảm bảo sự tƣơng quan, đồng đều.
3.3.2. Phƣơng pháp thể nghiệm
Trƣớc khi tiến hành thể nghiệm chúng tôi đã đến gặp gỡ các GV của Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái để trình bày ý tƣởng và xin ý kiến. Nhận đƣợc sự góp ý cũng nhƣ nhất trí cao chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để tiến hành thể nghiệm. Tiến hành soạn giáo án và dạy ở 2 lớp: lớp thể nghiệm (lớp 1A) và lớp đối chứng (lớp 1B). Thực hiện phƣơng pháp do cùng một đối tƣợng thể hiện ( ngƣời dạy), cùng một nội dung thể hiện (bài dạy), hai lớp đƣợc tiến hành giảng dạy với các điều kiện :
+ Giống nhau: số học sinh ở hai lớp bằng nhau (30 học sinh) Mức độ nhận thức nhƣ nhau
Thời gian tiến hành thể nghiệm nhƣ nhau. + Khác nhau:
Bảng 11: Sự khác nhau giữa lớp thể nghiệm và đối chứng về thiết bị và phƣơng pháp dạy học:
Các yếu tố Lớp thể nghiệm Lớp đối chứng
Thiết bị dạy học -SGK Tiếng Việt 1
-Mẫu phát âm, hình ảnh minh họa bài.
-SGK Tiếng Việt 1
Phƣơng pháp dạy học -Phƣơng pháp trực quan -Phƣơng pháp luyện tập theo mẫu.
-Phƣơng pháp thực hành (vừa đọc vừa viết chữ). -Phƣơng pháp sử dụng trò chơi.
-Phƣơng pháp trực quan -Phƣơng pháp giảng giải thuyết trình.
-Phƣơng pháp hỏi đáp
Cuối cùng kiểm tra chất lƣợng cuối giờ học ở cả 2 lớp. Từ kết quả thu đƣợc rút ra nhận xét, đánh giá tác dụng, hiệu quả biện pháp mà khóa luận đề xuất.
3.4. Kết quả thể nghiệm
Sau khi tiến hành thể nghiệm giảng dạykết quả thu đƣợc cho thấy: Đối với lớp thể nghiệm, chúng tôi đã mạnh dạn vận dụng một số đề xuất của đề tài vào giảng dạy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả luyện phát âm làm cho chất lƣợng bài học của HS đƣợc nâng cao hơn. HS tiếp thu bài nhanh hơn, phát âm tốt và rất hăng hái với bài dạy.
Bảng 12: Kết quả phát âm đúng phụ âm đầu ở lớp đối chứng và lớp thể nghiệm
SLHSKS Lớp
Phát âm đúng phụ âm đầu
x/s (? %) tr/ch (? %) l/n (? %) 30 Đối chứng 20 ( 67%) 18 (60%) 21 (70%) 30 Thể nghiệm 28 (93%) 27 (90%) 28 (93%)
Bảng 12: Với tiêu chí phát âm đúng phụ âm đầu ở lớp đối chứng chỉ có 67% thì ở lớp thể nghiệm kết quả đạt 92%. Thông qua sử dụng trò chơi thu hút đƣợc HS vào nội dung bài học và HS đƣợc phát âm nhiều lần, kết hợp với GV sửa lỗi giúp HS phát âm đúng.
Bảng 13: Kết quả phát âm đúng phần vần ở lớp đối chứng và lớp thể nghiệm SLHSKS Lớp Phát âm đúng phần vần ân/uân (? %) uynh/uych (? %) en/eng (? %) 30 Đối chứng 21 (70%) 21 (70%) 19 (63%) 30 Thể nghiệm 29 (97%) 28 (95%) 28 (96%)
Nếu nhƣ ở lớp đối chứng chỉ có 70% HS phát âm đúng phần vần thì ở lớp thể nghiệm kết quả đạt 93%. Cùng với việc sử dụng các phƣơng pháp dạy học truyền thống: phƣơng pháp luyện tập theo mẫu, phƣơng pháp trực quan …thì
nhà, kết hợp vừa đọc vừa viết chữ đã đem lại hiệu quả nhất định, tránh đƣợc tình trạng HS phát âm sai vần, bỏ sót âm cuối của vần…
Bảng 14: Kết quả phát âm đúng về thanh điệu ở lớp đối chứng và lớp thể nghiệm.
SLHSKS Lớp
Phát âm đúng thanh điệu
(?)/(~) (%) (?)/(/) (%) (~)/(-) (%) 30 Đối chứng 22 (73%) 24 (80%) 23 (76%) 30 Thể nghiệm 28 (93%) 27 (90%) 30 (100%)
Bảng 14: Về phát âm thanh điệu, HS phát âm đúng ở lớp thể nghiệm đạt 95% còn ở lớp đối chứng chỉ đạt 75%. Đa số các em HS khi đã phát âm đúng phụ âm đầu, phần vần thì việc sửa lỗi phát âm về thanh điệu sẽ dễ dàng hơn. Việc sử dụng các biện pháp dạy học đề xuất đã lôi cuốn, thu hút đƣợc các em tham gia vào quá trình học tập. Đặc biệt HS có hứng thú học tập ở lớp thể nghiệm là 100% trong khi ở lớp đối chứng chỉ có 70%.
Nhƣ vậy, với kết quả thể nghiệm và những phân tích ở trên, chúng tôi đi đến kết luận rằng việc vận dụng các giải pháp mà đề tài đề xuất vào việc luyện phát âm cho HS lớp 1 Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái là đúng hƣớng và có tác dụng tích cực.
PHẦN KẾT LUẬN
Khóa luận “Nâng cao hiệu quả luyện phát âm cho học sinh lớp 1 Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái” đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn. Sau một quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
1. Quan điểm dạy tiếng Việt ở lớp 1 là hƣớng tới rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết. Riêng ở phân môn Học vần, trong bốn kĩ năng trên, đọc và viết đƣợc đặc biệt ƣu tiên. Điều này có nguyên nhân từ mục tiêu của phân môn là dạy chữ - một phƣơng tiện biểu đạt lời nói đặc biệt hiệu quả mà học sinh lớp 1 hầu nhƣ chƣa biết tới. Do đó phân môn Học vần còn có một nhiệm vụ quan trọng là phát triển vốn từ cho học sinh, tập cho các em nói viết đúng mẫu các câu ngắn; bồi dƣỡng lòng ham thích thơ văn, mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội và giáo dục đạo đức, tƣ cách tình cảm, tâm hồn cho các em.
2.Từ thực tiễn dạy – học luyện phát âm cho HS lớp 1 ở các trƣờng tiểu học cho thấy công tác giảng dạy đã đƣợc quan tâm, đầu tƣ song vẫn còn tồn tại những thiếu sót dẫn đến hạn chế hiệu quả dạy – học nhƣ GV chƣa quan tâm, vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy, chƣa nắm bắt đƣợc tâm lí HS lớp 1, HS còn rụt rè, e ngại trong giao tiếp,…
3. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất một số phƣơng pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả luyện phát âm cho HS lớp 1 Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái, đó là:
- Vận dụng các phƣơng pháp trong dạy học Tiếng Việt - Phƣơng pháp sử dụng trò chơi
- Phƣơng pháp kết hợp vừa đọc vừa viết chữ
- Phƣơng pháp kết hợp với phụ huynh cho tăng cƣờng phát âm tiếng Việt ở nhà
- Phƣơng pháp ứng dụng công nghệ thông tin và bảng chữ khoa học
4. Sau khi tiến hành thể nghiệm ứng dụng những giải pháp trên, chúng tôi thấy hiệu quả luyện phát âm của học sinh lớp thể nghiệm cao hơn so với lớp đối
đề xuất vào việc luyện phát âm cho HS lớp 1 Trƣờng Tiểu học Chấn Thịnh – Văn Chấn – Yên Bái là đúng hƣớng và có tác dụng tích cực.
Tuy nhiên, do điều kiện, khuôn khổ của khóa luận, những vấn đề trình bày và kết quả thu đƣợc còn chƣa thật đầy đủ. Rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phƣơng Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga (2003),
Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, NXB Đại học Sƣ Phạm Hà Nội.
2.Nguyễn Trí (2003), Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới,
NXB Giáo dục.