5.1.1. Những thành tựu đạt đựoc trong hoạt động cho vay hộ sản xuất
Tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT đạt được những thành tựu đang khích lệ như sau:
+ Doanh số cho vay tuy có giảm do ảnh hưởng từ nền kinh tế trong năm 2008 nhưng đến nay đang theo xu hướng tăng trở lại với bước tiến mạnh hơn, trong đó cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao vì hầu hết chu kỳ sản xuất,
doanh số cho vay vào đối tượng KTTH, TTCN – DV cũng chiếm tỷ trọng lớn vì các mơ hình trên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ sản xuất đồng thời cũng tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng trong cơng tác thẩm định, hiện nay do cuộc sống ngày càng hiện đại nên các hộ sản xuất cũng có nhu cầu tiêu dùng và xây dựng nhà nên doanh số cho vay vào các đối tượng này ngày càng gia tăng qua đó NHNN & PTNT huyện Bình Minh giúp họ nâng cao cuộc sống thực hiện đúng sứ mệnh của ngân hàng là làm thay đổi bộ mặt nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Cùng với xu hướng doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của NHNN & PTNT huyện Bình Minh cũng có dấu hiệu khả quan, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã gây khơng ít trở ngại cho cán bộ tín dụng trong việc thu hồi vốn nhưng ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong cơng tác thu nợ, đối với nợ ngắn hạn công tác thu nợ xét về giá trị thì có phần giảm sút nhưng xét về tỷ lệ tăng trưởng thì ln tăng, đặc biệt là việc thu nợ đối với lĩnh vực TTCN – DV và thu nợ khác, bên cạnh đó NHNN & PTNT huyện Bình Minh đã có chính sách thận trọng trong việc cho vay, lấy chất lượng tín dụng đặt lên hàng đầu. Ra sức đôn đốc thu hồi nợ đúng kỳ hạn.
+ Về tình hình dư nợ của ngân hàng thì theo xu hướng tăng đều qua các năm trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 60%, xét về đối tượng cho vay thì dư nợ tập trung nhiều vào KTTH, máy nơng nghiệp, TTCN – DV. Qua đó cho thấy quy mơ tín dụng hộ sản xuất ngày càng được mở rộng và tập trung nhiều vào các lĩnh vực ít rủi ro, đây là kết quả của sự kết hợp đồng bộ từ ban lãnh đạo đến cán bộ tín dụng cùng với các biện pháp tăng cường bám sát địa bàn và mở rộng mạng lưới hoạt động.
+ Ngoài ra hệ số thu nợ của ngân hàng luôn ở mức cao trên 90% cho thấy việc thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt, bên cạnh đó cơng tác huy động vốn của ngân hàng cũng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất vốn huy động tham gia vào dư nợ ngày một tăng lên, song song đó hiệu suất sử dụng vốn vay của ngân hàng cũng ngày một nâng cao, vịng quay vốn tín dụng có chuyển biến tốt, tốc độ thu hồi ở mức chấp nhận được, tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn 1% vẫn nằm trong mức an toàn theo quy định của NHNN.
+ Nhờ sự hỗ trợ vốn kịp thời của NHNo & PTNT huyện Bình Minh mà hầu hết các hộ sản xuất làm ăn bắt đầu có hiệu quả, thêm vào đó là giá cả của hầu hết các nơng sản điều tăng qua đó giúp người dân có lợi nhuận nên việc thanh tốn nợ cho ngân hàng cũng đúng hạn hơn và cải thiện cuộc sống ngày một tốt hơn.
5.1.2. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất
Công tác huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Bình Minh chưa phát huy hết khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, khách hàng tiềm năng với số lượng lớn chưa biết nhiều về các hình thức huy động của ngân hàng do đa số người dân không thường xuyên giao dịch và sợ rủi ro khi gửi tiền vào ngân hàng nên nguồn vốn huy động để cho vay hộ sản xuất vẫn còn phải nhận nhiều từ hội sở.
Đa số cho vay hộ sản xuất chỉ là ngắn hạn, cho vay trung hạn thì chiếm tỷ trọng thấp, ngồi ra cịn chưa có hình thức cho vay dài hạn.
Cơ cấu cho vay vào từng đối tượng phân bố không đều tập trung nhiều vào kinh tế tổng hợp và TTCN – DV, còn các đối tượng khác như trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn… chiếm tỷ trọng rất thấp.
Công tác thu hồi nợ gặp khó khăn do đặc điểm địa hình huyện Bình Minh là vùng nơng thơn nên giao thơng cịn nhiều trở ngại làm cho việc giám sát, thu nợ phải mất nhiều thời gian và chi phí, kèm theo đó là việc sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của một số ít hộ sản xuất.
Tỷ lệ nợ xấu trung hạn chiếm tỷ trọng gần 40% trong khi doanh số cho vay chỉ chiếm khoản 20%, mơ hình KTTH, máy nơng nghiệp, TTCN – DV chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của ngân hàng.
Một số ít hộ sản xuất sử dụng sai mục đích như đã cam kết với ngân hàng. Khi nhận được tiền họ không đầu tư vào sản xuất như phương án đưa ra mà dùng tiền này để trang trải cuộc sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng riêng của bản thân.
Đối với các hộ trồng trọt, chăn nuôi chịu ảnh hưởng nhiều của nhân tố khách quan như : dịch bệnh, thời tiết… đã gây khơng ít khó khăn cho họ trong việc trả nợ cho ngân hàng.
5.2. Một số giải pháp giúp tăng cường vốn huy động và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, đây là nguồn thu nhập để ngân hàng tiếp tục hoạt động, nếu hoạt động tín dụng khơng hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng và có khả năng gây ra tổn thất. Do đó địi hỏi NHNo & PTNT huyện Bình Minh phải tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và của hộ sản xuất nói riêng. Với vai trị là trung gian tín dụng thì ngân hàng cũng phải đi vay để cho vay từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…và dừng số tiền này đem cho vay. Do đó để đáp ứng nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất thì NHNo & PTNT huyện Bình Minh phải tăng cường cơng tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng và để giúp hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng đạt hiệu quả hơn thì cần thực hiện một số giải pháp sau:
5.2.1. Đối với công tác huy động vốn
Đa dạng hóa nhiều phương thức huy động vốn, chủ động quảng bá, tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu về các hình thức huy động của ngân hàng kèm theo các chương trình rút thăm trúng thưởng để khuyến khích khách hàng tham giam gửi tiền.
Khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ ATM vì hầu hết người dân nơi đây chưa biết đến lợi ích của việc sử dụng thẻ nên thị trường tiềm năng là rất lớn
Tăng cường mối quan hệ thân thiết, gắn bó với khách hàng để tạo niềm tin cho khách hàng mạnh dạn tham gia vào các loại hình tiền gửi, giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành.
Áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn ứng với từng hình thức huy động để thu hút khách hàng.
5.2.2. Đối với hoạt động tín dụng hộ sản xuất
Cần cơ cấu lại thời hạn cho vay của hộ sản xuất, khuyến khích cho vay trung hạn và dài hạn để các hộ sản xuất mạnh dạn đầu tư và mở rộng sản xuất với quy mô lớn, tuy nhiên phải xét đến tính khả thi của phương án sản xuất.
Không nên tập trung cho vay quá nhiều vào một đối tượng nhất định nào như mơ hình KTTH, TTCN – DV, cần phải cơ cấu một cách đều độ giữa các đối tượng cho vay để khi các đối tượng này làm ăn khơng hiệu quả thì ngân hàng
cũng không bị tổn thất nhiều, thực hiện chiến lược khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng bằng cách mở rộng điều kiện cho vay, đối tượng cho vay cũng như đổi mới điều kiện tín dụng.
Đối với các ngun nhân khách quan thì khơng thể dự báo trước vì thế ngân hàng nên nhắc nhở các hộ sản xuất thuộc đối tượng trồng trọt, chăn ni... theo dõi thơng tin thời tiết, tình hình dự báo dịch bệnh để có biện pháp phịng ngừa.
Ngoài ra ngân hàng cần kết hợp với trung tâm khuyến nông nhằm hỗ trợ cho hộ sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để hoạt động sản xuất của các nơng hộ đạt năng suất cao, vì hiệu quả sản xuất của các hộ vay cũng là hiệu quả của hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT huyện Bình Minh.
Đối với nợ đến hạn thì ngân hàng chủ động gửi giấy thơng báo để nhắc nhở đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, hạn chế tối đa việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Riêng đối với những món nợ xấu nếu khơng có trường hợp đặc biệt thì ngân hàng phải mạnh dạn tiến hành phát mãi để thu hồi nợ vay vì ngân hàng là người đi vay để cho vay nếu nợ xấu q nhiều sẽ gây khơng ít khó khăn cũng như ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và thu nhập. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động đầy phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho các ngân hàng. NHNNVN nói chung và NHNo & PTNT nói riêng thật sự là người bạn thân thiết của người dân nông thôn, với mục tiêu phấn đấu trở thành tập đồn tài chính lớn nhất Việt nam và làm thế nào để thay đổi, nâng cao cuộc sống ở nông thôn ngày một phát triển và văn minh hơn. NHNo & PTNT huyện Bình Minh là nơi cung cấp vốn giúp người dân trong huyện đặc biệt là hộ sản xuất yên tâm trong hoạt động sản xuất của mình. Với một nền kinh
tế mở như hiện nay, cạnh tranh và hội nhập luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, vì vậy việc phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Bình Minh là rất cần thiết vì đây là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, thơng qua q trình phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất để tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng vào đối tượng này để giúp hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT ngày một hiệu quả hơn.
Để có thể cho vay thì ngân hàng cân phải có vốn, vì vậy ngân hàng phải thực hiện chiến lược huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của ngân hàng nói chung và hộ sản xuất nói riêng, nguồn vốn của ngân hàng ln tăng từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010, trong đó có sự đóng góp của vốn huy động và vốn điều chuyển. vốn huy động trong năm 2007 và 2008 không cao nên phải nhận điều chuyển từ hội sở nên chi phí của ngân hàng cũng gia tăng, nhưng đến nay tình hình huy động vốn của ngân hàng đã có dấu hiệu khả quan hơn chiếm trên 70% trong tổng nguồn vốn giúp ngân hàng kịp thời đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân đặc biệt là hộ sản xuất và phần nào tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng.
Hoạt động tín dụng hộ sản xuất tai NHNo & PTNT huyện Bình Minh từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2010 nhìn chung rất khả quan, doanh số cho vay hộ sản xuất nhìn chung có xu hướng tăng trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trung và dài hạn thì với tỷ lệ rất thấp, mặc dù nền kinh tế bị lạm phát, hàng hoá tăng mạnh nhưng hộ sản xuất vẫn cần vốn để phục vụ cuộc sống, cây trồng vật nuôi, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh, phần lớn tập trung cho vay vào mô hình KTTH, TTCN – DV, những đối tượng cịn lại thì chiếm tỷ trọng khơng cao. Doanh số thu nợ hộ sản xuất năm 2008 có sự giảm nhẹ so với năm 2007 và lại tăng trong năm 2009 nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu, hàng hố tiêu dùng tăng và khơng ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh dã gây khó khăn khơng ít cho hộ sản xuất dẫn đến việc thu nợ cũng bị ảnh hưởng, Ngoài ra chủ yếu là sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu… từ đó
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, thêm vào đó là do ở nơng thơn nên giao thong không thuận lợi nhưng ngân hàng đã có nhiều biện pháp thu nợ tích cực nên cơng tác thu nợ của cán bộ tín dụng nhìn chung tương đối tốt. Về tình hình tổng dư nợ hộ sản xuất của ngân hàng luôn tăng từ năm 2007 đến 6 tháng năm 2010 trong đó dư nợ trung hạn chiếm gần 40%, và đối tượng cao nhất là KTTH, tiếp đến là máy nông nghiệp va TTCN – DV cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng quy mơ tín dụng hộ sản xuất, vị thế của NHNo & PTNT huyện Bình Minh càng vươn xa, hiệu suất sử dụng vốn vay ngày càng được cải thiện vốn huy động đã tham gia nhiều vào trong tổng dư nợ của ngân hàng cho thấy công tác huy động vốn phát huy tác dụng tích cực, vịng quay vốn tín dụng đối với hộ sản xuất cũng tăng nhanh trong thời gian nghiên cứu cho thấy tốc độ thu hồi vốn của ngân hàng rất khả quan, về hệ số thu nợ cũng phát tín hiệu tốt khả năng thu hồi đồng vốn cho vay của ngân hàng luôn đạt mức trên 90%, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay thì ln thấp hơn 1% cho thấy khơng có sự xuất hiện của rủi ro tín dụng hộ sản xuất . Để có được thành quả đó thì NHNo & PTNT huyện Bình Minh đã có những chính sách tín dụng nhất qn và thích hợp trong từng thời kỳ, có khả năng thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường, phát huy được thế mạnh, hạn chế và khắc phục được những điểm yếu giúp ngân hàng có thể vượt qua khủng hoảng và duy trì ổn định hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng như: Sacombank, Vietinbank, Đông Á…đặt trên cung địa bàn đã tạo khơng ít khó khăn trong cơng tác huy động vốn nhàn rỗi để cho vay, NHNo & PTNT huyện Bình Minh cố gắng phấn đấu trở thành ngân hàng lớn, có uy tín trên địa bàn, là sự lựa chọn đầu tiên của người dân khi có nhu cầu về tín dụng. Đối vối hộ sản xuất theo nghị định 41/NHNN được ban hành năm 2010 về tín dụng hộ sản xuất, thì trong thời gian tới việc cho vay vào đối tượng này sẽ tăng lên nhanh chóng, do đó NHNo & PTNT huyện Bình Minh càng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện nghị định này.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam
Có chính sách hỗ trợ ngân hàng chi nhánh thực hiện các cghij định đã ban hành, khuyến khích các ngân hàng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới trong việc huy động vốn lẫn cho vay.
Nâng cao năng lực điều hành nền kinh tế vĩ mơ, chính sách tiền tệ quốc gia sao cho ổn định. Đặc biệt là chính sách lãi suất phải phù hợp và linh hoạt trong từng thời kỳ.
Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay ngân hàng phải đối mặt với khơng ít những khó khăn để giữ vững vị thế của mình, do đó NHNN cần có những chính sách tín dụng đúng đắn và hợp lý để giúp người dân cải thiện cuộc sống, đồng