KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI LIENVIETPOSTBANK HẬU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 47 - 51)

HẬU GIANG

Tín dụng là hoạt động trọng tâm và tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng bên cạnh đó nó cũng mang nhiều rủi ro cần được Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ nhằm tạo ra lợi nhuận. Mặc dù các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang có hướng chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng để cho hoạt động thanh toán, dịch vụ phát triển, hướng tới một ngân hàng đa năng hiện đại. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là sản phẩm truyền thống cho hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay. Do đó, kết quả hoạt động tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Để thực hiện theo chủ trương và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, thì Ngân hàng ln ln đóng vai trị trung gian quan trọng điều phối nguồn vốn cho nền kinh tế. Đối với LienVietPostBank SGD Hậu Giang thì cho vay là chủ yếu, thơng qua việc cho vay thì Ngân hàng thu được lợi tức để bù đắp cho hoạt động kinh doanh của mình. Do đó mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng là mối quan hệ cả hai cùng có lợi, hợp tác cùng phát triển. Ngân hàng giúp khách hàng có vốn để phục vụ sản xuất, ngược lại khách hàng giúp cho Ngân hàng có thêm thu nhập để hoạt động. Cụ thể trong các năm qua việc đầu tư tín dụng đã mang lại cho Ngân hàng kết quả sau:

Bảng 7: Tình hình cho vay tại LienVietPostBank Hậu Giang từ năm 2009 – 2011

Đơn vị tính: Triệu đồng. Tăng (giảm) Tỷ lệ % tăng (giảm) Tăng (giảm) Tỷ lệ % tăng (giảm) - Doanh số cho vay 1,905,739 2,112,954 1,740,262 207,215 11 (372,692) (18) - Doanh số thu nợ 1,580,373 1,918,003 1,836,179 337,630 21 (81,824) (4)

Số dư cho vay 567,785 762,736 666,819 194,951 34 (95,917) (13)

CHỈ TIÊU

NĂM CHÊNH LỆCH TĂNG GIẢM

2010/2009 2011/2010

2009 2010 2011

GVHD: Lương Thị Cẩm Tú Trang 34 SVTH: Vũ Ngọc Thuận

Bảng 8: Tình hình cho vay tại LienVietPostBank Hậu Giang 06 tháng 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Tăng (giảm) Tỷ lệ % tăng (giảm)

- Doanh số cho vay 990,677 2,882,498 1,891,821 191 - Doanh số thu nợ 1,013,644 2,865,414 1,851,770 183

Số dư cho vay 739,769 683,903 (55,866) (8)

- Nợ xấu - 150 150 - CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 6 tháng 2012/ 6 tháng 2011 06 Tháng 2012 06 Tháng 2011

Nguồn số liệu: Phịng Quản lý tín dụng

4.2.1 Doanh số cho vay

Nhằm đa dạng hoá tối đa khách hàng vay vốn của mình, Ngân hàng LietVietPostBank ln mở rộng cho vay với nhiều hình thức, nhiều sản phẩm cho vay khác nhau để vừa đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro.

Doanh số cho vay thể hiện khả năng tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Từ bảng 7 và 8 số liệu trên có thể thấy rõ doanh số cho vay của LienVietPostBank Hậu Giang tăng, giảm qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay đạt 1.905.739 triệu đồng. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 2.112.954 triệu đồng, tăng 207.215 triệu đồng, tương đương tăng 11% so với năm 2009. Năm 2011 doanh số cho vay đạt 1.740.262 triệu đồng, giảm 372.692 triệu đồng, tương đương giảm 18% so với năm 2010. Đến 06 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay đạt 2.882.498 triệu đồng, tăng 1.891.821 triệu đồng, tương đương tăng 191% so với 06 tháng đầu năm 2011. Nhìn chung doanh số cho vay của LienVietPostBank Hậu Giang tăng, giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 là năm doanh số và số dư cho vay của LienVietPostBank Hậu Giang đạt mức

thấp nhất vì trong năm này tình hình kinh thế giới có nhiều bất ổn nên nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn dẫn tới ngân hàng thận trọng khi cho vay để tránh rủi ro nên doanh nghiệp, người đi vay vốn cũng khó tiếp cận được với vốn vay, mặt khác doanh nghiệp cũng không thiết tha đi vay để đầu tư trước tình hình kinh tế

GVHD: Lương Thị Cẩm Tú Trang 35 SVTH: Vũ Ngọc Thuận

khó khăn như vậy. Năm có doanh số cho vay đạt mức cao nhất trong 3 năm qua là năm 2010, vì trong năm này LienVietPostBank Hậu Giang đang mở rộng qui mô và phát triển, tình hình kinh tế có phần khởi sắc hơn so với năm 2009 và 2011, kinh tế địa phương từng bước phát triển, nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao và trong năm này ngân hàng đi vào hoạt động ổn định hơn, điều đó làm cho doanh số cho vay của năm này đạt mức cao nhất. Riêng doanh số cho vay và thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 cao bất thường là do ngân hàng cơ cấu lại danh mục đầu tư, ban đầu bán phần lớn số nợ, tuy nhiên trong thời gian ngắn ngân hàng lại mua lại khi thấy đầu tư cho vay này vẫn hiệu quả, số dư nợ tăng rất ít so với đầu năm.

Tóm lại nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của chi nhánh tăng, giảm không ổn định qua các năm là vì kinh tế thế giới 2008 rơi vào tình trạng suy thối nên ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế nước ta, làm cho nền kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn trong những năm qua như: lạm phát cao, lãi suất cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp… với diễn biến kinh tế phức tạp như vậy nên các công ty hay các nhà đầu tư cũng không dám mạnh dạng đầu tư, sản xuất, thậm chí cịn thu hẹp sản xuất, nhiều công ty phải phá sản, giải thể, ngừng hoạt động điều đó làm cho các nhà đầu tư cũng ngại đi vay vì khơng đủ tự tin trả được nợ. Trước tình hình khó khăn như vậy thì khơng chỉ riêng LienVietPostBank mà đối với các ngân hàng thương mại khác cũng rất thận trọng khi cho vay trong lúc này, do đó ngân hàng đã thực hiện thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp nhằm tránh rủi ro, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng nên làm cho doanh số cho vay tăng, giảm không ổn định qua các năm.

4.2.2. Doanh số thu nợ

Là tổng số tiền mà Ngân hàng thu được từ các khoản đã giải ngân trước đây. Do đó, việc thu nợ được xem như là công tác quan trọng hàng đầu trong hoạt động tín dụng. Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là cho vay và thu hồi nợ, có như thế mới góp phần tái đầu tư cho hoạt động cho vay và đẩy nhanh tốc độ lưu thông của đồng tiền. Doanh số thu nợ tăng đồng thời với doanh số cho vay tăng, đó là điều mong muốn của Ngân hàng chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Năm 2009, doanh số thu nợ là 1.580.373 triệu đồng, đến năm 2010 là

GVHD: Lương Thị Cẩm Tú Trang 36 SVTH: Vũ Ngọc Thuận

1.918.003 triệu đồng, tăng 337.630 triệu đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 21%. Năm 2011, doanh số thu nợ là 1.836.179 triệu đồng, giảm 81.824 triệu đồng, giảm tương ứng 4% so với năm 2010. 06 tháng đầu năm 2012, doanh số thu nợ là 2.865.414 triệu đồng tăng 183% so với cùng kỳ năm 2011. Doanh số thu nợ qua các năm tăng giảm liên tục song song tương ứng với doanh số cho vay là do tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước và tùy thuộc vào chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ khác nhau. Ngân hàng không hạn chế cho vay đối tượng khách hàng cá thể hay doanh nghiệp nào mà còn cho vay rộng rãi đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó cũng khơng thể phủ nhận vay trị to lớn của các nhân viên & tập thể Ngân hàng đã có những chiến lược và kế hoạch cụ thể đem lại kết quả rất khả quan, đặc biệt trong khâu thẩm định khách hàng.

4.2.3. Dư nợ

Đây là chỉ tiêu khơng thể khơng nhắc đến trong hoạt động tín dụng. Một Ngân hàng có dư nợ càng nhiều chưa chắc là hoạt động tốt. Chúng ta còn phải xem xét xem chỉ tiêu nợ quá hạn, có như thế mới phản ánh đúng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Theo bảng 5 và 6 như trên số dư cho vay năm 2009 đạt 567.785 triệu đồng. Năm 2010 số dư cho vay đạt 762.736 triệu đồng, tăng 194.951 triệu đồng, tương đương tăng 34% so với dư nợ cho vay năm 2009. Năm 2011 số dư cho vay đạt 666.819 triệu đồng, giảm 95.917 triệu đồng, tương đương giảm 13% so với dư nợ cho vay năm 2010. 06 tháng đầu năm 2012 số dư cho vay đạt 683.903 triệu đồng, giảm 55.866 triệu đồng, tương đương giảm 34% so với dư nợ cho vay 06 tháng năm 2011. Nguyên nhân số dư nợ cho vay tăng giảm đi đôi tương ứng với phần tăng giảm doanh số cho vay và thu nợ đã được phân tích rõ ở phần trên. Qua đó có thể dễ dàng nhận thấy Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo các chỉ tiêu đề ra, với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ để nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung đất nước. Điều này góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có xu hướng tăng theo.

GVHD: Lương Thị Cẩm Tú Trang 37 SVTH: Vũ Ngọc Thuận

4.2.4. Nợ xấu

Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh được hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, nợ xấu càng thấp chứng tỏ được rằng Ngân hàng đang theo dõi kiểm soát và quản lý nợ rất tốt. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng nợ xấu qua các năm từ 2009 đến 2011 tại LienVietPostBank là chưa phát sinh, nhưng đến 06 tháng đầu năm 2012 đã bắt đầu phát sinh nợ xấu 150 triệu đồng, chiếm tỷ lệ rất thấp, không đáng kể so với tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình lãi suất biến động, bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế giá cả một số mặt hàng nông sản khơng cao, kèm theo đó là dịch bệnh sản lượng đạt thấp, dẫn đến khả năng trả nợ của số ít người dân gặp khó khăn. Để có được những thành quả trên do tình hình sản xuất của đa số người dân gặp nhiều thuận lợi, điển hình như giá lúa liên tục tăng cao tạo niềm phấn khởi cho người dân, hơn nữa trong công tác thu hồi nợ vay của Ngân hàng hợp lý và có những hướng đi đúng đắn. Mặc dù nợ xấu mới bắt đầu tuy nhiêm vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng, nhưng trong thời gian tới Ngân hàng cũng phải thường xuyên chú trọng theo dõi để luôn giữ ở mức thấp nhất. Đặc biệt cán bộ tín dụng phải xem xét và thẩm định thật kỹ khách hàng trước khi cho vay đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)