4.4. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠ
4.4.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đây là chỉ tiêu phản ánh lượng tiền chưa thu hồi được của các thành phần kinh tế, qua đó Ngân hàng có thể biết được dư nợ của từng thành phần để điều chỉnh lại doanh số cho vay và thu nợ cho phù hợp. Vì nếu dư nợ cao mà nguồn vốn cho vay hạn chế thì sẽ gây khó khăn, Ngân hàng sẽ khơng đủ tiền trong việc phát vay trong chu kỳ kế tiếp, hay nói khác đi vịng vay tín dụng bị chậm đi hoặc đến một thời kỳ nào đó thu hồi vốn khơng được sẽ dẫn đến rủi ro về thanh khoản... Vì vậy dư nợ phản ánh một cách thực tế và chính xác tốc độ tăng trưởng của tín dụng.
Từ bảng 20 và bảng 21 ở dưới cho thấy tổng dư nợ theo thành phần kinh tế tăng giảm không ổn định qua các năm. Dư nợ giảm thì quy mơ tín dụng giảm, làm cho thu nhập của ngân hàng giảm ngược lại thu nhập của ngân hàng sẽ tăng. Tuy nhiên dư nợ năm 2011 của LienVietPostBank Hậu Giang giảm 13% so với năm 2010 thì đây khơng phải là triệu chứng xấu cho LienVietPostBank Hậu Giang mà do doanh số cho vay đối với thành phần này năm 2011 có sự sụt giảm theo chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng mà tốc độ thu hồi nợ lại hiệu quả điều đó làm cho dư nợ giảm ở năm 2011. Sang đến 06 tháng đầu năm 2012 đã bắt đầu phục hồi và tăng dư nợ nhưng không đáng kể, chủ yếu tập trung phát triển dư nợ hướng đến đối tượng là cá nhân vì đây là khách hàng truyền thống và ổn định nhất, dần thu hồi bớt vốn cho vay tổ chức kinh tế dẫn đến dư nợ của thành phần này giảm năm 2011 và tiếp tục giảm trong 06 tháng đầu năm 2012.