2.1. Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ mơi trường bên ngồi
2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hội
Cùng với gia đình, nhà trường, kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình hình thành và hồn thiện nhân cách của NCTN. Bên cạnh những tác động tích cực, sự phát triển kinh tế - xã hội cịn là điều kiện, là mơi trường thuận lợi làm phát sinh, phát triển tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, trong những năm qua, Tp.HCM đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, khoa học kỹ thuật. Với sự tăng trưởng kinh tế, xã hội phát triển mọi mặt, thành phố đã thu hút một lượng lớn dân nhập cư từ địa phương khác đến làm ăn, sinh sống. Phần đơng là những người (trong đó NCTN chiếm tỷ lệ cao) có hồn cảnh kinh tế khó khăn, lang thang từ nơng thơn ra thành thị kiếm việc làm. Cũng do nghèo đói, nhiều người không được học hành, mù chữ, sớm đi vào con đường tự cứu sống mình với những điều kiện bất lợi. Trong số NCTN phạm tội trên địa bàn Tp.HCM hầu hết là những người khơng có việc làm ổn định hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp. Để sinh tồn nhiều em lao vào kiếm tiền bằng mọi cách kể cả thực hiện hành vi phạm tội. Điển hình là câu chuyện của kiểm sát viên Dương Thị Hoàng Yến (kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quận 1, Tp.HCM) kể về trường hợp phạm tội của một bị cáo chưa thành niên: “ Học hết lớp 9, T. phải bỏ học giữa chừng vì hồn cảnh gia đình q khó khăn. Mẹ của T. bệnh tật triền miên. Tiền thuốc men chữa bệnh cho mẹ, tiền lo học cho hai đứa em ngày càng tốn kém. T. quyết định xin gia đình cho vào Sài Gịn
lập nghiệp. Giữa đất thị thành, T. chẳng biết bám víu vào đâu để sống. Bạn của T. đang làm công nhân. T. xin vào làm công nhân cùng bạn nhưng khơng được vì chưa tới tuổi. Khơng thể nương nhờ bạn đang chật vật mưu sinh, T. xin vào làm bảo vệ trong một quán cà phê với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng. Chừng đó thu nhập để sống trong đất Sài Gịn đã khó, thế nhưng hằng tháng T. vẫn tằn tiện để gửi về cho ba mẹ lúc thì 300.000 đồng, khi thì 500.000 đồng. Sau gần sáu tháng làm bảo vệ, một ngày kia, lợi dụng lịng tin của khách, T. đã lấy chìa khóa xe của khách, chiếm đoạt xe rồi bỏ trốn về quê. Phải mất hơn một năm sau, cơ quan điều tra mới bắt được T. theo lệnh truy nã. Cảm thơng với hồn cảnh thương tâm của bị cáo, tại tòa, vị kiểm sát viên thực hiện quyền công tố đã đề nghị hội đồng xét xử xem xét, tuyên bị cáo mức án từ chín tháng tới 12 tháng tù. “Hồn cảnh bị cáo vơ cùng đáng thương. Sau khi bị bắt, có lần ngồi ăn cơm trong trại, T. ăn ngon lành và nói: Cơm ngon quá chị ạ! Lâu lắm rồi em không được ăn thịt” - nữ kiểm sát viên rơm rớm nước mắt”.18
Trong điều kiện kinh tế phát triển, ngồi những gia đình nghèo khó, khơng ít gia đình trở nên giàu có, cha mẹ mải làm ăn kiếm tiền nên khơng có thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Tuy nhiên họ lại có nhiều tiền và do vậy đã bù đắp cho con trẻ bằng việc đáp ứng mọi đòi hỏi của chúng. Điều này dẫn đến nhu cầu hưởng thụ cao, thói ích kĩ, đua địi, khơng chịu học hành nên dễ bị lôi kéo đến những môi trường không lành mạnh như vũ trường, ma túy. Đây là lý do giải thích tại sao một bộ phận NCTN phạm tội ở Tp.HCM xuất thân từ gia đình khá giả.
Song song với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội là sự du nhập các luồng văn hóa ngoại lai. Bên cạnh các yếu tố văn hóa tích cực là sự bùng nổ những luồng văn hóa, tư tưởng chưa được kiểm soát kỹ càng trong xã hội nhưng lại được truyền bá mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của công nghệ thơng tin. Tiếp xúc sớm với internet, truyền hình,… mà không được định hướng đúng, NCTN rất dễ bị tác động xấu từ các loại văn hóa phẩm đồi trụy, nhất là sách, báo, phim ảnh về bạo lực, về tình dục khơng lành mạnh. Khơng ít trường hợp do ảnh hưởng của phim đồi trụy, nhiều đối tượng chưa thành niên đã thực hiện hành vi hiếp dâm. Trường hợp Huỳnh Văn Cảnh (17 tuổi) là một điển hình. Ngày 03/11/2010, Cảnh đi làm về thấy cháu Đ (bốn
18 Người chưa thành niên phạm tội: Vì sao ngày càng bạo lực? (Bài 4), Tạp chí pháp luật, Pháp luật Tp.HCM online, ngày 07/02/2012.
tuổi, em họ Cảnh) từ trong lán trại đi ra. Do nhiều lần xem phim đồi trụy Cảnh nảy sinh ý định giao cấu với cháu Đ. Sau đó Cảnh đã bế cháu Đ lên để thực hiện hành vi. Ngày 06/01/2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Tp.HCM đã tuyên phạt Huỳnh Văn Cảnh 06 năm 06 tháng tù về tội Hiếp dâm trẻ em (Bản án sơ thẩm tuyên phạt Huỳnh Văn Cảnh 06 năm 10 tháng tù nhưng do tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bị cáo mới 17 tuổi và gia đình Cảnh đã bồi thường cho gia đình người bị hại 6 triệu đồng nên Tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo giảm cho bị cáo 04 tháng tù).19
Hay trường hợp của Huỳnh Văn Trọng, sinh năm 1995, học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Tiến, huyện Hốc Môn, Tp.HCM. Ngày 07/02/2011, cháu P.T.T.V (5 tuổi, hàng xóm với Trọng) cùng hai bé gái khác sang nhà Trọng chơi. Lúc đó, thấy khơng có ai ở nhà, Trọng kêu bé V lên gác lấy hạc giấy rồi thực hiện hành vi giao cấu. Ngày 15/12/2011, công an huyện Hốc Môn chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang công an Tp.HCM thụ lý.20
Thực trạng trên là nguyên nhân khiến nhóm tội Hiếp dâm chiếm tỷ lệ khá cao (1.3%) trong THTP do NCTN thực hiện ở Tp.HCM.
Một nguyên nhân khác nữa tác động đến THTP do NCTN thực hiện là sự ảnh hưởng của những hành vi xấu từ những bạn bè cùng trang lứa. Khi gia đình thiếu quan tâm, nhà trường quản lý kém thì những vi phạm của các em về quy tắc đạo đức, về pháp luật đều có thể bị ảnh hưởng từ: bạn bè cùng lớp, cùng trường, hàng xóm, khu phố. Sự học địi, bắt chước của các em ban đầu mới chỉ là vài lời nói tục tiễu, quậy phá, học hành chểnh mảng sau đó là những hành vi gian dối, đàn đúm, nghiện hút, đua xe, thậm chí lừa đảo, trộm cắp, giết người.
Một thực tế khác cho thấy ở đâu có nhiều đối tượng hay nhiều người lớn phạm tội thì ở đó có NCTN phạm tội nhiều. Sở dĩ như vậy là vì người ở lứa tuổi vị thành niên hiếu động, bồng bột, khơng có khả năng kiềm chế được ý muốn bản năng, cũng rất dễ bị các đối tượng phạm tội lớn tuổi hơn kích động. Càng có nhiều người thành niên vi phạm pháp luật ở xung quanh thì người ta thấy càng có nhiều NCTN vi phạm. Do đó, cũng cần tiến hành giám sát, hỗ trợ người thành niên phạm tội để ngăn chặn họ tái phạm và ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của những đối tượng này đối với NCTN.
19 Xem phim đồi trụy nên… hiếp dâm em họ, Tạp chí pháp luật, Pháp luật Tp.HCM online, ngày 07/01/2012. 20 Học sinh lớp 11 hiếp dâm bé gái 5 tuổi, chuyên mục Pháp luật, báo Người lao động online, ngày 15/12/2011.
2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện về sự quản lý của nhà nƣớc
Bên cạnh yếu tố gia đình, nhà trường, kinh tế - xã hội, vấn đề quản lý nhà nước cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến THTP do NCTN thực hiện. Thiếu sót trong hệ thống pháp luật về NCTN; yếu kém trong hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật; hạn chế trong việc phát hiện, xử lý NCTN vi phạm pháp luật chính là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên.
Thứ nhất, về hệ thống pháp luật, Quốc hội đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến NCTN như Luật Bảo vệ trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Phòng chống bạo lực gia đình,… Tuy nhiên, việc tổ chức và thực thi các văn bản này còn nhiều bất cập. Do vậy, quyền của trẻ em chưa được đảm bảo, số trẻ em bỏ học còn nhiều; nhiều người trong độ tuổi lao động không được đào tạo nghề, tạo cơng ăn việc làm ổn định hoặc có việc làm nhưng thu nhập lại thấp không đủ chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày; khơng ít trẻ em là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình;… Hệ quả của những bất cập trên là nhiều trẻ em bỏ nhà lang thang kiếm sống rồi bị lôi kéo vào con đường phạm tội.
Thứ hai, một trong những căn nguyên quan trọng dẫn đến sự tồn tại của THTP do NCTN thực hiện trong thời gian qua là do hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật có liên quan (Tịa án, Viện kiểm sát, Công an, Tư pháp) trong công tác thi hành, giám sát việc thực thi pháp luật nói chung và việc đấu tranh phịng ngừa NCTN vi phạm pháp luật nói riêng. Một mặt các cơ quan này chưa phát huy được tính tích cực, chủ động trong việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa NCTN làm trái pháp luật. Mặt khác sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan trong quá trình đấu tranh phịng chống tội phạm NCTN dẫn đến sự chồng chéo và vướng mắt về cơ chế cần giải quyết.
Thứ ba là vấn đề phát hiện, xử lý NCTN phạm tội. Khi vi phạm pháp luật, NCTN có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Những sai phạm trong quá trình xử lý là nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy tội phạm là NCTN phát triển.
Về xử lý hành chính, một trong những biện pháp xử lý hành chính đối với NCTN là giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định đối với một số đối tượng vi phạm pháp luật
nhằm giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã là từ 3 tháng đến 6 tháng. Thời hiệu áp dụng biện pháp này là 6 tháng kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp này đã thể hiện một số hạn chế, cụ thể: Nó phụ thuộc quá nhiều vào sự hỗ trợ của cộng đồng, tính tự giác rèn luyện của bản thân người vi phạm, trong khi gia đình người vi phạm lại có chiều hướng bao che cho con cái. Tình trạng này dễ dẫn đến sự bng xi hoặc thờ ơ. Mặc khác, hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể nào về trách nhiệm của địa phương trong việc tăng cường hiệu quả của công tác quản lý NCTN phạm tội tại địa phương nên có tình trạng địa phương ra quyết định nhưng chậm thực hiện hoặc thực hiện một cách hình thức, chiếu lệ, gây phản ứng khơng tốt cho người bị áp dụng và gia đình họ.21
Biện pháp xử lý hành chính nghiêm khắc hơn là đưa vào trường giáo dưỡng do chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.22 Đối tượng áp dụng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự; Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự cơng cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú nhất định; Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nghiện ma túy thuộc loại côn đồ hung hãn, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng; càn quấy, gây gổ đánh nhau; sử dụng vũ lực hành hung người khác hoặc chống người thi hành công vụ; tổ chức đua xe trái phép từ hai lần trở lên trong mười hai tháng; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh, trong giai đoạn cắt cơn, phục hồi mà có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, sử dụng vũ lực chống người thi hành công vụ, gây rối
21
Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam, UNCEF, Viện khoa học pháp lý Bộ Tư Pháp, Hà Nội, năm 2004, tr.50.
22 Điều 24, Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002.
trật tự tại cơ sở chữa bệnh từ hai lần trở lên trong mười hai tháng. Thời hạn áp dụng từ sáu tháng đến hai năm.23
Tuy nhiên, kết quả khảo sát ở một số trường giáo dưỡng cho thấy, có trên 50% học sinh của trường chưa tham gia vào chương trình giáo dục tại cơ sở mà cụ thể là cấp xã. Trong một số trường hợp lãnh đạo nhà trường cho biết, uỷ ban nhân dân cấp cơ sở thể hiện trong hồ sơ của các em là đã được giáo dục ở cộng đồng nhưng trên thực tế các em chưa hề tham gia vào các chương trình này. Lý do của việc làm này là các nhà chức trách địa phương muốn loại bỏ những em được coi là hư hỏng để nhanh chóng giảm tỷ lệ tội phạm ở địa phương mình. Trong trường giáo dưỡng, việc dạy văn hóa và dạy nghề là mục tiêu hàng đầu được đưa ra nhưng hiện nay đang gặp phải những khó khăn nhất định, như chưa đảm bảo được chương trình giảng dạy như thiếu giáo viên, chỉ dạy nghề chủ yếu là những nghề đơn giản và có thu nhập thấp trên thị trường như bóc vỏ hạt điều, đan chiếu, nón lá … ; Cịn các chương trình dạy nghề hồn chỉnh như hàn, tiện,… lại khơng được thực hiện vì thiếu cơ sở vật chất và khơng có cơ sở để thực tập.
Vấn đề lưu giữ hành chính nhằm đảm bảo để NCTN vi phạm pháp luật bị xử lý đưa vào trường giáo dưỡng có điều kiện chấp hành biện pháp giáo dục này tới nay vẫn chưa thực hiện được. Hệ quả xảy ra là nhiều trường hợp bỏ trốn hoặc lang thang, khơng xác định được tung tích dẫn đến không thực hiện được biện pháp giáo dưỡng dù đã ra quyết định. Vấn đề này vừa làm giảm hiệu quả thi hành pháp luật, vừa dễ dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn.
Về xử lý hình sự, việc xử lý NCTN phạm tội tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Về hình phạt, theo Điều 70, Tịa án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp mang tính giáo dục, phịng ngừa như: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng. Trên thực tế xét xử của TAND Tp.HCM và TAND 24 quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM, trong 5 năm từ năm 2007 đến 2011, khơng có trường hợp nào áp dụng hai biện pháp này, chỉ có 09 trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ. Số còn lại là phạt tù có thời hạn [Bảng 1.5. Tổng hợp hình phạt đối với NCTN
phạm tội từ 2007 - 2011]. Rõ ràng, việc quán triệt và áp dụng nguyên tắc xử lý đối
23 Điều 1, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 01/08/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị Định 142/2003/NĐ-