3.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm do ngườ
3.2.1. Nhóm giải pháp phịng ngừa mang tính xã hội
3.2.1.1. Giải pháp giáo dục và xây dựng mơi trƣờng xã hội mang tính giáo dục
Con người sinh ra khơng có sẵn những tính cách tốt hay xấu, lương thiện hay độc ác. Nhân cách được hình thành thơng qua q trình sống của con người, trong đó giáo dục giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.30
29
Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học và vấn đề bảo vệ quyền con người, sách Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam/Võ Thị Kim Oanh, Huỳnh Thị Kim Ánh, Trần Thanh Bình… [và các tác giả khác], Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, năm 2010, tr.273- 280.
Một trong hai loại thành tố tương tác tạo ra nguyên nhân của tội phạm do NCTN thực hiện là “phẩm chất tâm lý tiêu cực” của NCTN. “Phẩm chất tâm lý tiêu cực” này là sản phẩm của q trình xã hội hóa cá nhân. Nó có thể nảy sinh từ những hạn chế trong hoạt động giáo dục hay từ khiếm khuyết về tính giáo dục của mơi trường xã hội (mơi trường gia đình, mơi trường nhà trường là chủ yếu). Để thay đổi “phẩm chất tâm lý tiêu cực” cũng như để ngăn ngừa khơng cho nó tiếp tục hình thành chúng ta cần xem xét khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế đó.
* Tăng cƣờng vai trị giáo dục của gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù mà ở đó có sự tập hợp, chung sống giữa các thành viên trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng. NCTN sinh ra và lớn lên ở mỗi gia đình sẽ thụ hưởng truyền thống tốt đẹp hoặc phải chịu tác động tiêu cực từ những yếu tố khuyết tật của đặc điểm hồn cảnh gia đình dẫn đến thái độ xử sự khác nhau: tuân thủ hoặc chống đối xã hội của các em. Có thể nói “hàng rào nhau thai” là “hàng rào tự nhiên” giúp cho bào thai tránh được nhiều độc hại từ bên ngồi thâm nhập, thì giáo dục gia đình cũng có thể đóng vai trị chủ động tạo ra “hàng rào ý thức” để giúp trẻ biết tự “miễn nhiễm” với những trò chơi và hành động bạo lực ở ngồi đời. Việc xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc là tiền đề tạo ra môi trường sống và môi trường giáo dục lành mạnh giúp các em phân biệt được đúng sai từ đó có những hành vi xử sự đúng đắn, phù hợp với yêu cầu xã hội. Do vậy:
- Duy trì gia đình bền vững, tạo sự bình đẳng giữa các thành viên, khơng có sự mâu thuẫn, bất hòa. Các thành viên quan tâm, chăm sóc, tơn trọng lẫn nhau trên cơ sở tình u thương, lịng vị tha, luôn sẵn sàng thông cảm, chia sẽ, lắng nghe ý kiến của nhau.
- Cha mẹ và các thành viên lớn tuổi luôn gương mẫu trong cuộc sống, không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; không dung túng, bao che cho các hành vi sai trái; kịp thời khuyên răn khi con cái có hành vi trái đạo đức hoặc trái pháp luật.
- Cần đề ra những phương pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, không buông lỏng, bỏ mặc hoặc nuông chiều quá mức; không sử dụng bạo lực, ép buộc, cấm đoán hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các em.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để có biện pháp quản lý các em ngồi giờ học đồng thời quan tâm đến mối quan hệ bạn bè của con để hướng dẫn, dạy bảo con cái về tình bạn và phương pháp học phù hợp.
- Các bậc cha mẹ cần nâng cao tri thức về tệ nạn xã hội, tội phạm để hiểu được tệ nạn xã hội, tội phạm là gì; nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc thực hiện các hành vi này; tác hại của những hành vi này đối với bản thân, gia đình, xã hội để có những định hướng và biện pháp quản lý, giáo dục con cái.
* Hồn thiện cơng tác giáo dục tại nhà trƣờng
“Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở trong trường có ý nghĩa rất lớn cho tương lai của thanh niên”.31 Với một môi trường nhà trường trong sạch, lành mạnh sẽ tạo ra cho xã hội những “sản phẩm hồn thiện” và ngược lại, mơi trường nhà trường khiếm khuyết sẽ tạo ra cho xã hội những “sản phẩm khuyết tật”. Thực tế hiện nay công tác giáo dục và mơi trường giáo dục ở nhà trường cịn nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến NCTN phạm tội là học sinh chiếm tỷ lệ lớn. Do đó cần có giải pháp hồn thiện vai trò giáo dục của nhà trường đặc biệt là giáo dục đạo đức và pháp luật. Một số giải pháp cụ thể:
- Thứ nhất, nhà trường cần tạo môi trường giáo dục thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Hành vi, cách xử sự của các em chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tâm sinh lý. Người giáo viên có kiến thức, kỹ năng giảng dạy; đạo đức, phẩm chất tốt kết hợp với việc hiểu được tâm lý lứa tuổi học trị để có hình thức giáo dục mềm dẻo (khơng áp đặt, không thô bạo, không gây tổn thương tâm lý cho các em) sẽ tạo được sự tơn trọng, kính phục người thầy ở các em. Khi đó những gì thầy cơ truyền đạt (văn hóa, đạo đức,…) mới thật sự có ý nghĩa với các em. Do vậy ngoài những lớp bồi dưỡng về kỹ năng giảng dạy, nhà trường cần khuyến khích giáo viên tham gia vào những lớp bồi dưỡng kiến thức tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên.
31 Nguyễn Văn Cừ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng ngừa tội phạm, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10 (72) tháng 4/2006.
- Thứ hai, thay đổi phương pháp giảng dạy tạo tâm lý thoải mái, hứng thú, ham học hỏi của các em để tránh tình trạng học sinh chán học, bỏ học và bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Thay vì áp dụng những phương pháp giảng dạy mang tính lý thuyết nặng nề, gây áp lực, nhàm chán cho các em như: đọc chép, trả bài, khơng thuộc bài thì điểm kém, chép bài phạt, ghi sổ đầu bài,… nhà trường cần đưa ra cách thức truyền đạt kiến thức gắn liền với thực tế, nhẹ nhàng như: đưa ra những tình huống thực tế sinh động, kiểm tra khả năng nắm bài của học sinh bằng cách tổ chức các cuộc thi nhỏ mang tính học thuật, khuyến khích học sinh tham gia bài giảng bằng cách cộng điểm cho các em khi các em phát biểu,…
- Thứ ba, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy trong đó đưa bộ phận pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông nhằm bước đầu giúp các em tiếp cận với khái niệm về pháp luật, tiến tới hình thành trong các em các chuẩn mực xã hội, phân biệt được đúng, sai từ đó có các xử sự phù hợp với địi hỏi của xã hội. Kiện toàn đội ngũ giáo viên giảng dạy môn pháp luật, đổi mới phương pháp giảng dạy, thường xuyên có những tiết học thảo luận hoặc tham dự các phiên tòa thực tế để các em có thể trao đổi, xử lý tình huống, giải thích những thắc mắc thực tiễn mà bản thân hoặc gia đình các em đang gặp phải, tạo sự hứng thú cho các em khi học mơn học này.
- Gia đình và nhà trường cần có mối quan hệ mật thiết, chi hội phụ huynh cần là cầu nối đúng nghĩa để trao đổi thông tin qua lại, quản lý chặt chẽ thời gian đi học và thời gian nghỉ học của các em. Hiện nay, hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển, đây là điều kiện cho trao đổi thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng đạt hiệu quả cao.
* Phát huy vai trò giáo dục của cộng đồng:
Môi trường sống tại các cộng đồng dân cư tác động không nhỏ đến hành vi xử sự của các thành viên trong cộng đồng, nhất là đối với các em ở độ tuổi chưa thành niên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm là ý thức coi thường pháp luật. Vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân là vấn đề cần thiết. Cần tạo điều kiện cho NCTN có điều kiện lao động, gây quỹ
để hoạt động như trồng cây, làm vệ sinh đường sá, tham gia học các nghề truyền thống của gia đình, của địa phương, tăng gia sản xuất giúp gia đình tăng thu nhập, tuyên truyền chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tuyên truyền về an tồn giao thơng, chống đua xe trái phép… tổ chức các buổi nói chuyện cho NCTN nhằm trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội như: không xem không thử, không sử dụng ma túy, lập các tổ trinh sát, lập các hộp thư phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp NCTN phạm tội bị áp dụng các loại hình phạt, biện pháp tư pháp cần có chính sách riêng, tránh tư tưởng sống bị cách ly khỏi xã hội, cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người bị kết án có trách nhiệm phân cơng người trực tiếp giám sát, giáo dục tạo điều kiện để người đó được lao động, học tập, hịa nhập vào cuộc sống chung tại địa bàn dân cư, phối hợp với nhà trường, cơ quan tổ chức hữu quan khác và gia đình giáo dục, cảm hóa giúp họ sửa chữa lỗi lầm. Chính quyền thành phố phải có trách nhiệm yêu cầu NCTN phạm tội thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, có biện pháp ngăn ngừa giáo dục kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báo cho cơ quan bảo vệ pháp luật có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết. Lực lượng cảnh sát khu vực, công an xã, phường, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn nơi NCTN phạm tội cư trú có trách nhiệm phối hợp với gia đình, nhà trường trong việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ người đó tiến bộ.
Tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường cũng như ở cấp xã cần tạo nhiều sân chơi bổ ích, thu hút nhiều đồn viên, thanh niên tham gia; tạo môi trường lành mạnh, thiết thực trong sinh hoạt, học tập như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Bộ luật hình sự, cuộc thi tìm hiểu Luật giao thơng đường bộ, phong trào hiến máu nhân đạo, góp quỹ xây dựng nhà tình nghĩa, tham gia dạy chữ cho các lớp học tình thương,… giúp cho từng Đồn viên phát huy vai trị xung kích, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Đối với những thanh niên lầm lỡ, khi trở về nơi cư trú thì tổ chức Đồn ở nơi đó phải đối xử thân thiện, không xa lánh phân biệt đối xử, tạo cho họ có niềm tin, có cơ hội phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.
3.2.1.2. Giải pháp kinh tế - văn hóa - xã hội
Các biện pháp kinh tế là mục tiêu, động lực phát triển toàn xã hội. Phát triển kinh tế là cơ sở ổn đinh về chính trị. Kinh tế phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, đồng thời tạo tiềm năng cho việc giải quyết các vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến tội phạm như mở ra nhiều cơ hội thu hút lao động trẻ tìm được việc làm, thu nhập chính đáng… qua đó loại trừ xuất phát điểm của hành vi phạm pháp. Trên cơ sở hiệu quả của các biện pháp kinh tế - xã hội được triển khai trong thời gian qua, cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới trong đó quan tâm một số giải pháp trọng điểm sau:
- Tiếp tục phát triển kinh tế, tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư; nâng cao thu nhập của người dân nhất là người có hồn cảnh khó khăn để tạo điều kiện cho con em mình học tập.
- Tăng cường đầu tư, phát triển các vùng ngoại thành, rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế, xã hội giữa nhân dân các vùng nội thành và ngoại thành; đầu tư phát triển nông nghiệp, kinh tế vườn… để người dân yên tâm bám quê hương, ruộng vườn, không phải bươn chải kiếm sống ở khu vực đơ thị; có kế hoạch phát triển ra ngoại ô, xây dựng các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế, các trường học… để giảm áp lực dân số cũng như các vấn đề xã hội khác ở quận nội thành.
- Có các biện pháp tăng cường việc làm, hạn chế thất nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đang gia tăng nhanh ở Tp.HCM hiện nay thì việc tái định cư, tái tạo nghề cho dân cư thuần nơng thơn bị đơ thị hóa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế tệ nạn xã hội, những nguyên nhân, điều kiện có thể dẫn đến THTP. Tập trung cho hoạt động đào tạo, dạy nghề để một mặt cung ứng lực lượng có tay nghề cao cho các khu công nghiệp, cho các ngành công nghiệp dịch vụ đang phát triển nhanh, mặt khác tạo điều kiện việc làm cho người ở độ tuổi lao động tăng nhanh trong thời gian tới.
- Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội thì mới đạt được mục tiêu hạn chế THTP nói chung và THTP do NCTN thực hiện nói riêng:
Vận động xây dựng nhà tình thương, quỹ quốc gia giải quyết việc làm; triển khai rộng mạnh chương trình quốc gia vì trẻ em nhất là đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt: trẻ mồ cơi, lang thang, trẻ thất học, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ vi phạm hành chính, hình sự đang được quản lý, giáo dục, trẻ nghiện hút ma túy; mở rộng cơ sở xã hội tập trung nuôi dưỡng, giáo dục các em mồ côi, lang thang; huy động xã hội, tình nguyện viên, chuyên gia tư vấn tổ chức mái ấm, nhà mở, xây dựng khơng khí tình cảm gia đình gắn với nhà trường và xã hội để các em có chỗ dựa trong cuộc sống.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng, nâng chất lượng hoạt động của các khu vui chơi giải trí, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, trung tâm thể dục, thể thao…; tổ chức nhiều phong trào để tuyển chọn tài năng và xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị sáng tác, xuất bản, phát hành sách báo, phim ảnh, văn hóa phẩm… có nội dung giáo dục lành mạnh, phục vụ thiếu nhi, lấn át và đẩy lùi văn hóa phẩm ngoại nhập, độc hại có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực.
3.2.2. Nhóm giải pháp phịng ngừa thông qua hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm, xử lý vi phạm phạm, xử lý vi phạm
3.2.2.1. Phòng ngừa thông qua hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm (chống tội phạm)
Chống tội phạm tuy là hoạt động giải quyết sự việc tội phạm cụ thể đã xảy ra nhưng vẫn có ý nghĩa đối với việc phịng ngừa tội phạm nói chung bởi phát hiện kịp thời tội phạm đồng nghĩa với việc ngăn chặn không để người phạm tội tiếp tục lặp lại hành vi phạm tội đã thực hiện; phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng tội phạm có tác dụng răn đe người phạm tội và qua đó có thể giáo dục, làm thay đổi “phẩm chất tâm lý tiêu cực” của họ theo hướng tích cực; phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh mọi tội phạm tạo ra môi trường pháp lý nghiêm minh có tác dụng răn đe chung
- răn đe bị phát hiện cũng như răn đe bị xử lý và vừa là môi trường tốt cho việc giáo dục ý thức tham gia tích cực vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Do vậy hoạt động chống tội phạm do NCTN thực hiện góp phần quan trọng vào q trình