Nhóm giải pháp phịng ngừa thông qua hoạt động phát hiện, xử lý tộ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61)

3.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động phịng ngừa tình hình tội phạm do ngườ

3.2.2. Nhóm giải pháp phịng ngừa thông qua hoạt động phát hiện, xử lý tộ

phạm, xử lý vi phạm

3.2.2.1. Phòng ngừa thông qua hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm (chống tội phạm)

Chống tội phạm tuy là hoạt động giải quyết sự việc tội phạm cụ thể đã xảy ra nhưng vẫn có ý nghĩa đối với việc phịng ngừa tội phạm nói chung bởi phát hiện kịp thời tội phạm đồng nghĩa với việc ngăn chặn không để người phạm tội tiếp tục lặp lại hành vi phạm tội đã thực hiện; phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng tội phạm có tác dụng răn đe người phạm tội và qua đó có thể giáo dục, làm thay đổi “phẩm chất tâm lý tiêu cực” của họ theo hướng tích cực; phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh mọi tội phạm tạo ra mơi trường pháp lý nghiêm minh có tác dụng răn đe chung

- răn đe bị phát hiện cũng như răn đe bị xử lý và vừa là môi trường tốt cho việc giáo dục ý thức tham gia tích cực vào hoạt động đấu tranh phịng chống tội phạm. Do vậy hoạt động chống tội phạm do NCTN thực hiện góp phần quan trọng vào q trình phịng ngừa nhóm tội phạm này. Để nâng cao hiệu quả hoạt động chống tội phạm do NCTN thực hiện cần tiến hành các biện pháp:

- Một là hồn thiện pháp luật hình sự về xử lý NCTN phạm tội phù hợp với quy tắc, chuẩn mực quốc tế đối với NCTN cũng như phù hợp với mục đích của việc xử lý NCTN phạm tội lấy giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, tái hòa nhập cộng đồng là chính. Một số biện pháp cụ thể:

 Về hệ thống các biện pháp tư pháp áp dụng đối với NCTN phạm tội: các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng trên thực tế được áp dụng là biện pháp hành chính chứ hầu như không được áp dụng như biện pháp tư pháp hình sự trong quá trình giải quyết các vụ án do NCTN thực hiện. Do vậy các nhà làm luật cần đưa ra văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành các biện pháp tư pháp này tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi nó trên thực tế.

 Về hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội: hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng các hình phạt không tước tự do như cảnh cáo, CTKGG,… nhằm bảo vệ quyền con người của NCTN. Ngoài ra cần xem xét lại hiệu quả của việc áp dụng hình phạt phạt tiền vì hầu hết NCTN phạm tội là những người khơng có tài sản riêng, việc nộp phạt là do bố mẹ, gia đình NCTN thực hiện nên hình phạt này khơng có tác dụng răn đe NCTN phạm tội.

 Xây dựng khung pháp lý cần thiết cho việc tăng cường áp dụng các hình thức xử lý khơng chính thức: hịa giải, hình thức khác do nhà trường, tổ chức xã hội áp dụng. Nói cách khác là hoàn thiện pháp luật về xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi đối với NCTN phạm tội.

- Hai là nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự: điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTN phạm tội. Hiệu quả hoạt động điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt động xét xử giữ vai trò quan trọng đối với sự phục hồi, tái hòa

nhập cộng động của NCTN. Thái độ và xử sự của người tiến hành tố tụng, thủ tục tố tụng có tác động rất lớn đến tâm lý của NCTN. Nếu được tôn trọng và đối xử cơng bằng thì thường các em phản ứng theo khuynh hướng ăn năn, hối cãi, nhận ra lầm lỗi và chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình. Ngược lại nếu bị đối xử bất cơng thì dẫn đến khuynh hướng phẫn uất, phản kháng cực đoan, khơng cịn tin tưởng vào người lớn, vào tính nghiêm minh của pháp luật do người tiến hành tố tụng thực thi, tâm lý này khiến các em có phản ứng bất cần, bất hợp tác, ảnh hưởng tiêu cực đến xu hướng phục hồi và tái hòa nhập ở các em. Do vậy cần thực hiện một số biện pháp nâng cao hiệu quả của những hoạt động này:

 Đào tạo đội ngũ người tiến hành tố tụng vừa nắm vững chuyên môn vừa am hiểu đặc điểm tâm lý của tuổi vị thành niên bởi phần lớn NCTN phạm tội có tâm lý nặng nề, mặc cảm, tự ti, bi quan, chán nản, nhiều lúc tuyệt vọng, có thái độ thờ ơ, bất cần, liều lĩnh. Những đặc điểm ấy đã gây nhiều khó khăn trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử, cải tạo NCTN. Trong khi đó, có một thực tế là đội ngũ thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên đều không phải là những cán bộ chuyên trách để điều tra, truy tố với riêng loại đối tượng NCTN. Họ cũng chưa qua một khóa đào tạo nào về tâm sinh lý, khoa học giáo dục đối với NCTN hoặc có hiểu biết thì rất hạn chế.

 Áp dụng mơ hình tư pháp thân thiện đối với NCTN - một hệ thống được thiết kế phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý của NCTN:

 Cách sắp xếp, trang trí phịng điều tra đối với trẻ em, NCTN phạm tội theo hướng thân thiện hơn; Khi tiếp xúc với trẻ em, NCTN phạm tội điều tra viên nên mặc thường phục;

 Phòng xử án được trang trí đảm bảo tính thân thiện để tránh cho NCTN bị ám ảnh quá nhiều bởi hành vi trái pháp luật của mình, bố trí các đồ đạc để các bên ngồi ngang bằng nhau xung quanh một cái bàn, bỏ “vành móng ngựa”; tất cả các bên đều mặc quần áo bình thường; cấm sử dụng còng tay hoặc phương tiện hạn chế khác ở phòng xử án; cho phép NCTN ngồi cạnh cha mẹ hoặc luật sư của

mình; yêu cầu các bên ngồi chứ không đứng khi tiến hành thẩm vấn; yêu cầu thẩm phán giải thích quy trình tố tụng cho NCTN ngay khi bắt đầu xét xử và giải thích đầy đủ hành vi phạm tội của bị cáo bằng ngôn ngữ đơn giản; bảo đảm rằng, tại mọi thời điểm, NCTN được hỏi, giải thích, đối đáp bằng ngơn ngữ mà người đó hiểu; bảo đảm việc giải thích thường xuyên cho NCTN trong suốt quá trình xét xử;  Khơng nên xét xử lưu động các vụ án có liên quan đến NCTN phạm

tội, không cho phép công chúng tham gia xét xử tránh tạo sự mặc cảm, chai lỳ của NCTN;

 Cần xây dựng Tòa án chuyên biệt đối với NCTN theo hướng có thẩm quyền giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến NCTN (NCTN vi phạm pháp luật; những vấn đề gia đình ảnh hưởng đến NCTN) sẽ đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan tư pháp, trong đó có hệ thống Tòa án cũng như đội ngũ cán bộ thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư ký tịa án, vì những quy định về thủ tục tiến hành tố tụng đối với NCTN mang tính đặc thù, nhất là trong lĩnh vực TTHS.

3.2.2.2. Phòng ngừa thông qua hoạt động phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật (chống vi phạm pháp luật)

Chống tội phạm có hiệu quả khơng thể tách rời việc chống các vi phạm pháp luật. Tính nghiêm minh của pháp luật khơng chỉ địi hỏi mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật mà còn đòi hỏi các vi phạm pháp luật khác cũng phải được phát hiện và xử lý kịp thời. Tội phạm và vi phạm pháp luật là hiện tượng xã hội tiêu cực cùng tồn tại song song nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tội phạm có thể bắt nguồn từ vi phạm pháp luật. Vì vậy chống vi phạm pháp luật phải được xem là biện pháp cần thiết của phịng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do NCTN thực hiện nói riêng. Hiện nay việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính NCTN vi phạm pháp luật cịn mang tính hình thức và chưa thật sự hiệu quả. Do vậy cần tạo cơ sở pháp lý áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính, hợp lý, cơng bằng, minh bạch phù hợp với pháp luật quốc tế đối với NCTN. Bên cạnh đó cần nghiên cứu và sửa đổi, cải tiến các quy định về thủ tục áp

dụng biện pháp xử lý hành chính theo hướng tăng cường tính chất phục hồi của việc áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi cho NCTN.

KẾT LUẬN

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Giáo dục và ngăn chặn trẻ em vi phạm pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia. Trong những năm qua, việc giải quyết tình hình NCTN vi phạm pháp luật đặc biệt là cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện đã được triển khai ở nhiều địa phương trong đó có Tp.HCM. Tuy nhiên THTP do NCTN thực hiện vẫn còn đáng báo động, nhất là sự sa sút đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Do vậy cơng cuộc đấu tranh phịng ngừa tội phạm vị thành niên cần tiếp tục được đẩy mạnh.

Trong khuôn khổ của một luận văn cử nhân, tác giả đã cố gắng phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng tội phạm do NCTN thực hiện tại Tp.HCM, góp phần lý giải nguyên nhân và điều kiện THTP từ đó kiến nghị những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phịng ngừa tội phạm do nhóm đối tượng này thực hiện trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.

Hy vọng đề tài “Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” có thể góp phần vào cơng cuộc phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên nói riêng.

Trong quá trình thực hiện đề tài, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, mong nhận được sự thơng cảm và góp ý của q thầy cơ cùng các bạn độc giả để đề tài thêm hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Công ước về quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989, có hiệu lực ngày 2/9/1990.

2. Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng chính sách pháp luật đối với người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11/1985.

3. Hiếp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.

4. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.

5. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

6. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 19/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

7. Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004 về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

8. Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 07 năm 2002.

9. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 01/08/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính Đưa vào trường giáo dưỡng.

SÁCH, GIÁO TRÌNH

10. Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995 11. Từ điển tiếng việt, Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Hà Nội, năm

2002.

12. Giáo trình Tội phạm học, Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2007.

13. Tập bài giảng Tội phạm học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh.

14. Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam/Võ Thị Kim Oanh, Huỳnh Thị Kim Ánh, Trần Thanh Bình… [và các tác giả khác], Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, năm 2010.

BÀI VIẾT TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC

15. Nguyễn Văn Cừ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng ngừa tội phạm, Tạp chí

nghiên cứu lập pháp số 10 (72) tháng 04/2006.

16. Võ Khánh Vinh, Bàn về nguyên nhân của tội phạm, Tạp chí luật học số

11/2011.

17. Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam,

Thông tin khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, số 01/2010.

LUẬN VĂN

18. Nguyễn Văn Hạo, Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên

thực hiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, năm 1996.

19. Lê Hoài Trung, Thực trạng và giải pháp phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, thành phố Hồ Chí Minh,

năm 2001.

20. Lê Thị Minh Ngọc, Phòng ngừa tội phạm đối với người chưa thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh,

21. Lê Thị Hạng, Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực

hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, Luận văn thạc sĩ luật học, thành

phố Hồ Chí Minh, năm 2010.

TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN TƢ PHÁP

22. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử lý tại Việt Nam, UNCEF, Viện khoa học pháp lý Bộ Tư Pháp, Hà Nội, năm 2004.

23. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Thống kê hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh các năm 2007, năm 2008, năm 2009, năm 2010, năm 2011.

24. Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Thống kê hoạt động xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh các năm 2007, năm 2008, năm 2009, năm 2010, năm 2011.

25. Bản án số 235/2011/HSST ngày 27/09/2011 của TAND quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

BÀI VIẾT TRÊN CÁC WEBSITE, BÁO ĐIỆN TỬ

26. Bùi Thành Chung, Khái niệm người chưa thành niên và tội phạm do người chưa thành niên gây ra - Cơ sở có tính tính pháp lý quan trọng để phịng ngừa, điều tra và xử lý người chưa thành niên phạm tội, chuyên mục Diễn đàn pháp

luật, website Đại học cảnh sát nhân dân.

27. Đặng Thanh Nga, Trẻ vị thành niên phạm tội do ảnh hưởng của gia đình, Viện tâm lý học, báo điện tử Dân trí, ngày 27/03/2008.

28. Đã có mơ hình giảm tội phạm trẻ, chuyên mục Giáo dục, Pháp luật Tp.HCM

online, ngày 24/07/2009.

29. Bạo lực học đường: Huyết án trong sân trường, chuyên mục Giáo dục, Pháp

luật Tp.HCM online, ngày 05/12/2010.

30. Xem phim đồi trụy nên hiếp dâm em họ…, Tạp chí pháp luật, Pháp luật

31. Người chưa thành niên phạm tội: Vì sao ngày càng bạo lực? (Bài 4), Tạp chí

pháp luật, Pháp luật Tp.HCM online, ngày 07/02/2012.

32. Xử lý người chưa thành niên: cịn sai sót, Tạp chí pháp luật, Pháp luật

Tp.HCM online, ngày 23/04/2012.

33. Ngăn ngừa tội phạm vị thành niên, Công an Tp.HCM online, ngày 21/12/2012.

34. Vụ án trước cổng trường, chuyên mục Pháp luật, báo điện tử Vnexpress, ngày

30/06/2010.

35. Kẻ giết dì vợ thốt án tử hình vì chưa thành niên, chuyên mục Pháp luật, báo

điện tử Vnexpress, ngày 22/9/2011.

36. Xem Học sinh lớp 11 hiếp dâm bé gái 5 tuổi, báo Người lao động online ngày

15/12/2011. WEBSITE 37. www.tand.hochiminhcity.gov.vn 38. www.hochiminhcity.gov.vn 39. www.sggp.org.vn 40. www.pup.edu.vn

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)