ngƣời chƣa thành niên phạm tội
Đối với con người, đặc trưng cơ bản là hoạt động có ý thức, có mục đích. Tội phạm được thực hiện dù cố ý hay vơ ý thì vẫn là hành vi của một chủ thể có ý thức. Đối với NCTN, hành vi phạm tội luôn chịu sự chi phối của đời sống tâm lý, đặc điểm cá nhân trong sự tương tác biện chứng với tình huống, hồn cảnh, mơi trường bên ngoài. Do vậy, khi nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện THTP do NCTN thực hiện, vấn đề quan trọng không thể bỏ qua là làm rõ những đặc điểm tâm lý, nhận thức tác động đến việc thực hiện hành vi phạm tội của NCTN.
Thứ nhất, NCTN là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý lẫn tâm lý, ý thức. Ở họ chưa có sự nhận thức đầy đủ về những chuẩn mực, giá trị đạo đức; chưa có cuộc sống tự lập, tính tự chủ cịn rất thấp; tị mị, hiếu kì, muốn tìm hiểu, thử nghiệm những điều chưa biết. Hơn nữa, NCTN là đối tượng rất dễ dàng tiếp thu, bắt chước những hành vi, sự việc ngoài đời, nhất là những hành động mang tính chất phiêu lưu, mạo hiểm. Nhiều khi các em nhầm lẫn, ảo tưởng giữa những hành vi mang tính chất kích động với những hành động anh hùng. Hiện nay trên các phương tiện truyền thơng có q nhiều các tin, bài, hình ảnh mô tả quá chi tiết các hành vi tội ác vơ tình kích động tâm lý tị mị, ưa phiêu lưu đó của NCTN khiến các em dễ bị cuốn vào những cái xấu, thực hiện những hành vi trái đạo đức và pháp luật: nghiện ma túy, trộm cắp, hiếp dâm,…
Thứ hai, tuổi chưa thành niên là giai đoạn mất cân bằng tạm thời về cảm xúc. Theo y học, giai đoạn chưa thành niên tuyến nội tiết hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương dễ gây nên những xúc động mạnh, những phản ứng vô cớ và những hành vi bất thường. Trong khi đó sự mất cân bằng giữa tim và hệ mạch gây thiếu máu cục bộ trên võ não làm hệ tim mạch rối loạn dẫn đến mệt mỏi, dễ bị kích thích và dễ nổi nóng. Khi khơng làm chủ được cảm xúc của mình, họ có những hành động thiếu suy nghĩ, mù quáng. Thực tế nhiều trường hợp, chỉ vì những mâu thuẫn, những xích mích nhỏ mà NCTN đã thực hiện hành vi phạm tội: cố ý gây thương tích, giết người,… Ngày 24/06/2009, Nguyễn Minh Thắng cùng hai người bạn đến trường THCS Lê văn Hưu (huyện Nhà Bè, Tp.HCM) rút học bạ nộp vào
trung tâm dạy nghề. Khi đến nơi do trường đang tổ chức kì thi chuyển cấp nên bảo vệ khơng cho vào. Lúc đó, thấy Lê cùng một nhóm bạn đến trường thi, Thắng nảy sinh ý định trả thù vì cách đây hai tháng Lê có mâu thuẫn với Thắng. Thắng dặn bạn ngồi chờ ở quán nước trước cổng trường rồi chạy về nhà lấy hai con dao bỏ vào trong cặp. Thấy Lê ra khỏi phòng thi, đứng chờ bạn trước cổng trường, Thắng đeo cặp đi về phía sau lưng Lê rồi bất ngờ rút dao đâm một nhát vào lưng nạn nhân. Kết quả Lê bị thương tật 11%. Với hành vi phạm tội này, TAND huyện Nhà Bè tuyên phạt Nguyễn Minh Thắng 09 tháng tù về tội cố ý gây thương tích. Sau đó gia đình Thắng và gia đình Lê kháng cáo xin giảm án. Xét thấy bị cáo phạm tội khi vừa bước qua tuổi chịu trách nhiệm hình sự, gia đình bồi thường cho người bị hại nên Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chuyển hình phạt từ 09 tháng tù giam thành 09 tháng tù treo.25
Hay chỉ vì khơng hài lịng với câu nói của bạn mà một học sinh đã dùng dao chém bạn: ngày 17/11/2010 do thấy bạn là Trần Quốc Vương không chép bài, Lữ Văn Quý - học sinh Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Hốc Môn vỗ vào vai bạn ngụ ý “chép bài đi”. Khơng ngờ sau đó Vương gọi thêm hai người bạn lớp khác đến hành hung Quý. Hôm sau, Vương và một bạn học tên Đạt chờ Quý ngay trước cổng trường rồi dùng dao chém nhiều nhát vào người Quý.26
Thứ ba, NCTN luôn mong muốn trở thành người lớn và muốn được đối xử như người lớn. Giai đoạn này NCTN tự cho mình khơng cịn là trẻ con, khơng muốn phụ thuộc vào người lớn, thích suy nghĩ và hành động theo cách riêng của mình. Để khẳng định sự trưởng thành, các em thường có khuynh hướng phản ứng lại sự kiểm sốt, giám sát của gia đình như bỏ học, tụ tập thành băng, nhóm ăn chơi lêu lỏng. Đây là mầm móng dẫn đến các hành vi phạm tội.
Thứ tư, ở tuổi vị thành niên đặc biệt giai đoạn dậy thì, NCTN có sự phát triển mạnh về cảm xúc giới tính, sự đánh giá về bản thân. Các em bắt đầu có kích thích quan tâm đến người khác giới, có những cảm giác và cảm xúc giới tính mới lạ. Trong giai đoạn này, những cảm xúc được giữ kín và chứa đựng nhiều tâm trạng vui, buồn, nhớ nhung, thích được âu yếm, quan tâm,… có lúc lại chán nản, bi quan, thù ghét
25 Vụ án trước cổng trường, chuyên mục Pháp luật, báo điện tử vnexpress, ngày 30/06/2010.
26 Bạo lực học đường: Huyết án trong sân trường, chuyên mục Giáo dục, Pháp luật Tp.HCM online, ngày 05/12/2010.
người này, người kia, bất mãn với cách cư xử của người khác đối với mình. Khơng ít hành vi phạm tội xảy ra chỉ vì ghen tng, vì bị từ chối tình cảm.
Thứ năm, NCTN có sự hạn chế về ý thức pháp luật thể hiện ở cả ba yếu tố: sự hiểu biết pháp luật, niềm tin đối với pháp luật và thái độ, hành động thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của pháp luật. Thực tế cho thấy NCTN còn rất non nớt về ý thức pháp luật. Nhận thức và quan điểm về pháp luật chưa hình thành đẩy đủ hoặc bị lệch lạc theo cách hiểu chủ quan của họ. Những khiếm khuyết này ở NCTN phạm tội khá phổ biến, tính chất và cường độ mạnh hơn ở người trưởng thành vì sự lệch lạc trong ý thức pháp luật của họ thường xuyên có sự tác động qua lại với các khuyết tật khác của cá nhân và nhất là tác động tiêu cực của môi trường xã hội. Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của NCTN. Khi các em khơng hiểu biết đúng đắn về pháp luật thì nguy cơ rơi vào con đường phạm tội là rất cao. Minh chứng là những trường hợp bị Tòa tuyên phạm tội Hiếp dâm trẻ em nhưng khơng biết mình phạm tội vì khơng nắm được quy định của pháp luật.
Tóm lại, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của THTP do NCTN thực hiện là vấn đề lý luận, diễn biến thực tiễn rất khó khăn và phức tạp. Song để loại trừ các nguyên nhân và điều kiện này cịn khó khăn phức tạp hơn nhiều. Nắm rõ được nguyên nhân và điều kiện của THTP do NCTN thực hiện sẽ giúp chúng ta có thể dự báo và đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế việc gia tăng THTP do NCTN thực hiện ở nước ta nói chung và Tp.HCM nói riêng trong tương lai gần.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phịng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện là đích đến của q trình tìm hiểu đặc điểm, tính chất THTP, nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Trước những thiệt hại và hệ lụy tiêu cực mà THTP do NCTN thực hiện để lại trong năm năm qua, việc đi tìm các giải pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện THTP, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội là hoạt động mang tính tất yếu và là cơ sở đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố.
3.1. Dự báo tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Dự báo tội phạm là hoạt động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận định mang tính phán đốn về THTP, những thay đổi về nhân thân người phạm tội, những yếu tố tác động đến THTP và khả năng phòng chống tội phạm của chủ thể, từ đó đưa ra những cơ chế, biện pháp phịng ngừa tội phạm trong tương lai. Các chương trình đấu tranh phịng chống tội phạm hay những chiến thuật, chiến lược phòng ngừa tội phạm của nhà nước sẽ trở nên hình thức, khơng phù hợp với thực tế khi chúng không được xây dựng dựa trên những dự báo có tính khoa học. Do đó đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn Tp.HCM, dự báo là cơng tác khơng thể thiếu và giữ vai trị quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động phòng ngừa thật sự hiệu quả và khả thi.
Nội dung của việc dự báo là phán đoán những đặc điểm của THTP trong tương lai như: thực trạng, tính chất, cơ cấu, động thái,… và những thuận lợi cũng như khó khăn gặp phải trong q trình đấu tranh phịng chống tội phạm trên địa bàn xác định trong giai đoạn nhất định. Nói cách khác dự báo THTP là dự báo những xu hướng phát triển của tội phạm, cơ cấu của THTP, các nguyên nhân và điều kiện ảnh hưởng đến THTP trong tương lai. Những phán đoán này được đưa ra trên cơ sở dữ liệu hiện tại, thơng qua phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến THTP.
3.1.1. Các yếu tố tác động lên tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
* Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Với diện tích 2095,01 km2 gồm 19 quận và 05 huyện ngoại thành; dân số 7.162.864 người; GDP 418.053 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 13 %, Tp.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, cơng nghệ lớn ở nước ta. Trong những năm qua, Tp.HCM đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, thực hiện tốt chính sách văn hóa, xã hội. GDP tăng từ 169.559 tỷ USD (năm 2005) lên 418.053 tỷ đồng (năm 2010); GDP bình quân theo đầu người tăng từ 1985 USD năm 2005 lên 3112 USD năm 2010 27; tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện… Trong năm năm tới, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của thành phố 28 là:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm bình quân là 12%; - Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ bình quân là 13%/năm; - Tốc độ tăng tưởng giá trị gia tăng của ngành cơng nghiệp bình quân là
11%/năm;
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành nơng nghiệp bình qn là 5%/năm;
- Cơ cấu kinh tế năm 2015 (% trong GDP): dịch vụ 57%, công nghiệp 42%, nông nghiệp 1%;
- Tổng mức đầu tư xã hội trong 05 năm trên địa bàn thành phố trên 1,4 triệu tỷ đồng;
- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm dưới 1,1%; - Hằng năm tạo việc làm mới trên 120.000 người;
- Đến năm 2015 tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân trên đầu người đạt 4800 USD.
27 Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, website www.hochiminhcity.gov.vn
28 Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ Tp.HCM lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015, website www.sggp.org.vn.
Song hành cùng sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội trong năm năm tới là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển THTP nói chung và THTP do NCTN thực hiện nói riêng. Cụ thể:
- Thứ nhất, với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển mọi mặt, Tp.HCM đã thu hút giải quyết việc làm cho người dân thành thị và các địa phương khác. Trong làn sóng di dân tự do, phần đông người dân về thành phố học tập, lao động, làm ăn chân chính nhưng cũng khơng ít người xâm nhập đến địa bàn thành phố để hoạt động tội phạm.
- Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế tác động đến sự biến đổi về xã hội, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra sâu sắc. Con người lao vào kiếm tiền bằng mọi cách, lối sống thực dụng, xem nhẹ giá trị nhân văn, bất chấp vi phạm pháp luật. Một bộ phận nghèo khó, con cái khơng được học hành, thiếu sự giáo dục của cha mẹ dễ bị lôi kéo vào con đường phạm pháp.
- Thứ ba, sự du nhập các trào lưu văn hóa ngoại lai trong tiến trình hội nhập kinh tế làm phức tạp hóa mơi trường xã hội và là mầm móng phát sinh tệ nạn xã hội trong đó có tội phạm.
- Thứ tư, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ khiến một bộ phận dân cư làm nông mất việc làm trong khi chưa được đào tạo nghề phù hợp làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Và kéo theo đó là sự gia tăng tỷ lệ tội phạm.
Đây là bốn trong hàng loạt các tác động mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, xã hội đối với THTP do NCTN thực hiện trong thời gian tới tại Tp.HCM.
* Hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố:
Trước diễn biến phức tạp của THTP do NCTN thực hiện, Tp.HCM đã tiến hành nhiều hoạt động phòng ngừa như: Đề án “Đấu tranh phòng chống tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” do phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội thực hiện; Chương trình ba giảm: giảm tội phạm, giảm ma túy, giảm mại dâm; Mơ hình văn phịng tư vấn bảo vệ trẻ em với chức năng tư vấn, cung cấp thông tin dịch vụ hỗ trợ trẻ em trong việc phịng chống tệ nạn xâm hại tình dục (cho đến nay có hơn 100 điểm
tư vấn cộng đồng rải đều khắp 24 quận, huyện) hay Mơ hình xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng tại phường 1 quận Bình Thạnh và phường Phạm Ngũ Lão quận 1,… Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà hiệu quả của những hoạt động này chưa cao, THTP vẫn còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Cơng an Tp.HCM khám phá năm 2011, có 702 vụ do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với 1.156 đối tượng (23,69%). Năm 2010, trong số 4.985 đối tượng bị cơng an bắt và xử lý, có 1.235 đối tượng dưới 18 tuổi (24,77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (54,86%), tội phạm trên 30 tuổi chỉ chiếm 20,37%. So với năm 2010, số vụ phạm pháp hình sự do vị thành niên thực hiện năm 2011 tăng 24 vụ. Năm 2011 có 3.813/4.878 trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật lần đầu. Phân tích 702 vụ phạm pháp hình sự do vị thành niên thực hiện năm 2011 cho thấy tội phạm trẻ khơng chỉ gia tăng về số lượng mà cịn vi phạm nhiều tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như giết người tăng 21,73%, hiếp dâm, cưỡng dâm tăng 80%, cưỡng đoạt tài sản tăng 14,28%, trộm cắp tài sản tăng 8,69%, cướp giật tài sản tăng 3,79%...
3.1.2. Dự báo tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015
Căn cứ vào dự báo phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục; căn cứ vào xu hướng phát triển của tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm; căn cứ vào kết quả của các hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm là NCTN đã và đang thực hiện kết hợp với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, ta có thể đưa ra những dự báo về THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn Tp.HCM đến năm 2015 như sau:
- Về thực trạng và động thái THTP: Số lượng NCTN phạm tội vẫn cao và tiếp