1.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
1.3.1 Các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
vực bảo vệ mơi trường
1.3.1 Các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường trường
Hình thức xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT là chế tài dùng để thể hiện tính răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước, thông qua việc buộc đối tượng vi phạm phải chịu một hậu quả bất lợi nào đó. Việc áp dụng các hình thức xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT được quy định tại Luật XLVPHC 2012 và trực tiếp tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Theo đó, hình thức xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT gồm: hình thức xử phạt (phạt chính và phạt bổ sung); các biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, cịn có một số hình thức xử lý đặc biệt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ONMT nghiêm trọng như: buộc di dời cơ sở đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường; cấm hoạt động.
1.3.1.1 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường
Hiện nay, Điều 21 Luật XLVPHC 2012 quy định hình thức xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT gồm: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt chính
Đây được xem biện pháp xử lý có vai trị chủ đạo nhất trong số tất cả các hình thức xử lý VPHC, được áp dụng cho những hành vi vi phạm một cách độc lập21. Theo quy định tại Điều 21 Luật XLVPHC 2012 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP thì hình thức xử phạt chính bao gồm hình thức phạt tiền và cảnh cáo. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi VPHC mà chủ thể có thẩm quyền chỉ áp dụng một trong hai hình thức xử phạt chính nêu trên.
Thứ nhất, cảnh cáo. Cảnh cáo là hình thức xử lý mang tính “khiển trách” của
Nhà nước, áp dụng đối với những VPHC khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ. Đây được xem là hình thức xử lý nhẹ nhất trong tất cả các hình thức xử lý VPHC, vì nó chỉ mang tính giáo dục, khơng nhằm mục đích trừng phạt đối với chủ thể vi phạm.
21Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Tập 1, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 183.
23
Điều 22 Luật XLVPHC 2012 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có tình tiết nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Do đó,
để áp dụng hình thức cảnh cáo phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất: Biện pháp cảnh cáo sẽ được áp dụng trong trường hợp
những VPHC khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ. Hoặc áp dụng đối với hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện, bất kể người chưa thành niên thực hiện với lỗi vô ý hay cố ý.
Điều kiện thứ hai: Hành vi VPHC đó phải được pháp luật quy định áp dụng
hình thức cảnh cáo.
Quy định này có nghĩa là để áp dụng hình thức cảnh cáo đối với những VPHC trong lĩnh vực BVMT thì hành vi đó phải được quy định trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP. Hiện nay, hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng một cách hạn chế, chỉ đối với một số hành vi có mức độ nguy hiểm đối với mơi trường không lớn như: hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận (điểm a khoản 1 Điều 8); hành vi trồng cấy nhân tạo trái phép ở quy mơ hộ gia đình (điểm a khoản 1 Điều 42); hành vi khơng báo cáo tình trạng loại thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định ( khoản 1 Điều 44)...
Thứ hai, phạt tiền. So với cảnh cáo thì phạt tiền là hình thức xử phạt nặng
hơn, mang tính cưỡng chế cao hơn vì nó trực tiếp tác động đến lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm. Đây được xem là hình thức xử lý phổ biến nhất hiện nay với nhiều mức phạt khác nhau, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi.
Theo quy định tại Điều 23 Luật XLVPHC 2012 thì “mức phạt tiền trong xử
phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức”. Song, trong lĩnh vực
BVMT hiện nay khơng có quy định cụ thể về mức phạt tiền tối thiểu đối với hành vi vi phạm của cá nhân và tổ chức, mà chỉ đưa ra những ấn định theo khoảng. Ví dụ,
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thải mùi hôi thối vào môi trường”. Trong số 42 hành vi, quy định từ Điều 8 đến Điều 49 của Nghị
định 179/2013/NĐ-CP thì hành có mức xử phạt thấp hiện nay là 500.000 đồng, cao gấp nhiều lần so với quy định mức thấp nhất quy định trong Luật XLVPHC 2012.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT hiện nay là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức. Để đưa
24
ra mức phạt tiền phù hợp, chủ thể có thẩm quyền khi xử lý phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Hành vi có mức độ nguy hại cho môi trường càng cao thì mức phạt tiền càng cao. Hiện nay, chế tài phạt tiền được áp dụng theo chế định tương đối, nghĩa là quy định mức phạt từ thấp nhất đến cao nhất. Ví dụ, “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng
nước thải từ 05m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10m3/ngày (24 giờ)”. Do đó, để đưa ra
mức phạt cuối cùng phù hợp và công bằng, Luật XLVPHC 2012 đã quy định nguyên tắc chung cho việc áp dụng mức phạt tiền, cụ thể là mức trung bình của khung hình phạt sẽ được áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng khơng q mức tối thiểu, nếu có tình tiết
tăng nặng thì có thể tăng lên nhưng khơng q mức tối đa của khung hình phạt22.
Đối với VPHC trong lĩnh vực BVMT thì phạt tiền là hình thức phạt chính và phổ biến nhất, được quy định cho tất cả các hành vi VPHC trong lĩnh vực này. Nhìn chung, đây là một biện pháp rất hiệu quả trong việc xử lý, bởi nó gây ra cho đối tượng vi phạm một hậu quả bất lợi về kinh tế. Đặc biệt, với mức phát hành càng cao đã góp phần răn đe, thay đổi nhận thức cho một bộ phận khơng nhỏ, góp phần đấu tranh phịng chống mọi VPHC nói chung và VPHC trong lĩnh vực BVMT nói riêng. Hình thức xử phạt bổ sung
Khác với hình thức xử phạt chính, biện pháp xử phạt bổ sung tuy cũng là một trong những biện pháp nhằm trừng phạt, giáo dục những đối tượng VPHC nhưng biện pháp này không được áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo một hình thức phạt chính nào đó. Nhằm tăng cường tính triệt để cho việc xử lý VPHC, loại bỏ khả năng người vi phạm có thể tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Trong lĩnh vực BVMT, biện pháp xử phạt bổ sung bao gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận mơi trường; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi VPHC.
Một là, hình thức tước quyền sử dụng giấy phép – giấy chứng nhận mơi trường. Đó là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép – giấy chứng
nhận mơi trường có thời hạn đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép – giấy chứng nhận. Trong thời hạn bị tước quyền sử dụng, cá nhân, tổ chức, sẽ bị mất quyền tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Điều kiện để áp dụng:
22
25
- Chủ thể vi phạm đang sử dụng loại giấy phép có hành vi vi phạm. Một số giấy
phép liên quan đến lĩnh vực BVMT mà cá nhân, tổ chức phải có để kinh doanh hoạt động như: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép quản lý chất thải
nguy hại; Giấy phép xã thải vào nguồn nước23…
- Chủ thể có thẩm quyền phải chứng minh người bị áp dụng có “vi phạm nghiêm
trọng”.
- Văn bản xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT có quy định áp dụng biện pháp này
đối với hành vi vi phạm cụ thể đó.
Trong lĩnh vực BVMT, một số hành vi có thể bị tước quyền giấy phép như: hành vi không thực hiện đúng các quy định theo nội dung hợp đồng xử lý chất thải nguy hại có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 01
tháng đến 03 tháng24; hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị phương tiện nhiễm chất
phóng xạ có thể bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu25…
Hai là, hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Đây là biện pháp nhằm tước bỏ một số tài sản (vật, tiền, hàng hóa), phương tiện, thuộc sở hữu của người vi phạm khi thực hiện hành vi VPHC để bổ sung vào ngân sách Nhà nước nhằm loại bỏ những điều kiện, khả năng của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm tiếp.
Điều kiện để áp dụng:
- Chủ thể vi phạm có sử dụng đối tượng vật chất hoặc phương tiện hỗ trợ cho việc
thực hiện hành vi VPHC.
- Cũng giống như biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật,
phương tiện VPHC chỉ được áp dụng trong trường hợp VPHC “nghiêm trọng”. Đặc biệt, để áp dụng hình thức xử lý này Điều 26 Luật XLVPHC 2012 quy định chủ thể vi phạm phải thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mọi hành vi VPHC được thực hiện do lỗi vô ý đều khơng được áp dụng.
Ba là, hình thức đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với những hành vi VPHC.
Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành ngưng các hoạt động của cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC nhằm dứt điểm hoàn toàn mọi hành vi vi phạm, không để cho chủ thể bị xử lý có điều kiện tái phạm.
23 Điểm a, khoản 2, Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP.
24 Điểm a, khoản 9, Điều 23, Nghị định 179/2013/NĐ-CP.
25
26
Điều kiện áp dụng:
Để áp dụng được hình thức này, khoản 2 Điều 25 Luật XLVPHC 2012 quy định đình chỉ đối với những hoạt động gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Mặc dù chỉ là một biện pháp bổ sung nhưng đây được xem là biện pháp xử phạt nghiêm khắc và có hiệu quả trong việc phòng ngừa vi phạm. Bởi lẽ, một chủ thể có thể sẳn sàng bỏ tiền để chịu phạt cho hành vi vi phạm của mình, nhưng khơng bao giờ muốn hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình bị tạm đình chỉ. Việc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, sản xuất sẽ đe dọa trực tiếp đến việc chấm dứt vĩnh viễn hoạt động, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của chủ thể vi phạm. Vì vậy, quy định mới này sẽ góp phần răn đe, hạn chế VPHC trong lĩnh vực BVMT.
Có thể thấy rằng, mỗi biện pháp xử phạt bổ sung có những đặc điểm và điều kiện áp dụng riêng biệt. Song, tất cả đều có chung vai trò trong việc đấu tranh, phòng chống mọi VPHC. Những biện pháp này nhiều khi cịn có tác dụng triệt để hơn so với hình thức phạt tiền, bởi tính nghiêm khắc của nó trực tiếp tác động đến sự tồn tại và phát triển họat động sản xuất, kinh doanh của đối tượng vi phạm.
1.3.1.2 Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường
Biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra được hiểu là chế tài buộc người có hành vi VPHC phải khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp mà mình đã xâm
hại26. Như vậy, khác với bản chất của các biện pháp xử phạt là gây ra những thiệt
hại nhất định cho đối tượng vi phạm, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ nhằm khơi phục lại tình trạng ban đầu mà VPHC đã gây ra.
Điều kiện áp dụng:
Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trên cơ sở của VPHC, chứ khơng căn cứ tính chất nghiêm trọng như hình thức xử phạt, có thể áp dụng kèm với
hình thức phạt chính, cũng có thể áp dụng độc lập trong một số trường hợp27. Chủ
thể có thẩm quyền chỉ xử lý chỉ được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khi nó được quy định trong văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó, cụ thể ở đây là Nghị định 179/2013/NĐ-CP.
26Võ Văn Khánh (2012), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện về an ninh, trật tự (Từ thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh), Luận văn thạc sĩ luật, Trường đại học Tp. Hồ Chí
Minh, tr. 29.
27
27
Nghị định 179/2013 hiện nay quy định 13 biện pháp khắc phục hậu quả28. So
với Nghị định 117/2009/NĐ-CP thì các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định chi tiết hơn. Đồng thời, bổ sung thêm một số biện pháp như: buộc cải chính thơng tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm thân thiện môi trường; biện pháp buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có đuợc do thực hiện hành vi vi phạm…
Nhìn chung, các biện pháp khắc phục hậu quả đã đáp ứng được nhu cầu xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT. Việc áp dụng các biện pháp này phù hợp với từng hành vi vi phạm sẽ có tác dụng trong việc điều chỉnh hành VPHC. Đặc biệt, với biện pháp buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện VPHC đã bị tiêu thụ, tẩu tán,
tiêu hủy trái quy định của pháp luật29, là biện pháp rất có hiệu quả, bởi biện pháp
này có tính răn đe lớn khi tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng vi phạm.
Tóm lại, VPHC trong lĩnh vực BVMT có nhiều loại, với tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau cho xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống VPHC trong lĩnh vực này, cần phải có các hình thức xử lý khác nhau, và việc áp dụng các hình thức xử lý này phải phù hợp. Tuy nhiên, quy định này hiện nay về các hình thức xư lý VPHC trong lĩnh vực BVMT vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề này sẽ được tác giả phân tích cụ thể tại mục 2.2.2 ở Chương 2.