2.1 Thực trạng về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.1.1 Tình hình vi phạm
Những năm gần đây, vấn đề môi trường luôn một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi những vi phạm pháp luật môi trường mà đặc biệt là VPHC diễn ra hết sức phức tạp, theo chiều hướng ngày càng tăng.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2016, cơ quan chức năng đã phát hiện 7079 vụ vi phạm quy định về BVMT trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 2501 vụ với tổng
số tiền phạt hơn 391 tỷ đồng34. Như vậy, so với tháng 1 năm 2016 - các cơ quan
chức năng đã phát hiện 1280 vụ vi phạm về BVMT, trong đó xử lý 713 vụ với tổng
số tiền phạt 326,6 tỷ đồng35 thì chỉ trong vịng 6 tháng, số vi phạm về BVMT được
phát hiện đã tăng hơn 5 lần, số tiền xử phạt cũng tăng lên nhiều, chứng tỏ những VPHC trong BVMT diễn ra rất thường xuyên và phổ biến. Theo đó, phổ biến hiện nay là những hành vi vi phạm diễn ra trong các KCN và các làng nghề truyền thống.
Sự phát triển các KCN một mặt giúp kinh tế của đất nước được phát triển, mặt khác đã giải quyết được cơng ăn việc làm cho hàng nghìn lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước thải, chất thải rắn phát ra từ các KCN đang là một trong những vấn đề nan giải cho tình trạng mơi trường, là một trong những tác nhân trực tiếp làm ONMT, đe dọa lớn đến sức khỏe và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tính đến năm 2015, trên cả nước có ước tính khoảng 463 KCN36. Tuy nhiên,
theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các KCN có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều khu công nghiệp đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ hoặc có nhưng khơng vận hành, vận hành khơng có hiệu quả; khoảng 70% trong tổng số hơn một
34Tổng cục thống kê, “Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016”,
http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15853, truy cập ngày 30/6/2016.
35
Tổng cục thống kê, “Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2016”,
http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&idmid=&ItemID=15545, truy cập ngày 30/6/2016.
36Quốc Bảo, “Nhìn lại 5 năm phát triển các KCN, KKT”,
http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/ArticleView/articleId/1429/Nhn-li-5-nm-pht- trin-cc-KCN-KKT.aspx, truy cập ngày 31/05/2016.
34
triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các KCN được xả thẳng ra nguồn
tiếp nhận mà không qua xử lý37.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các KCN, các làng nghề thủ cơng truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề cũng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng đang ngày càng nghiêm trọng. Theo một cuộc khảo sát tại làng nghề giấy Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh, có 157/209 cơ sở sản xuất của làng nghề tái chế giấy thì hầu hết khơng có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nguồn nước thải được thải ra cống chung sau đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, hầu hết các cơ sở chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT. Trong số các làng nghề kiểm tra có 35 làng nghề vi phạm bị xử phạt cảnh cáo, 2 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền 72
triệu đồng38. Như vậy, chỉ với một cuộc khảo sát ở một trong số hàng nghìn làng
nghề của cả nước cũng đủ để cho thấy được thực trạng đáng báo động về ONMT ở các làng nghề. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống, cũng như sức khỏe của người dân. Do đó, cần nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh, phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm để phịng ngừa và hạn chế tốt nhất những VPHC trong lĩnh vực này.
2.1.2 Thành tựu đạt được trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường
Nhận thức được tầm quan trọng của BVMT, công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT trong thời gian quan luôn được các chủ thể có thẩm quyền quan tâm, chỉ đạo xử lý kịp thời và có hiệu quả. Theo “Báo cáo cơng tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 và tình hình triển khai Luật BVMT 2014” ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Mơi trường thì hầu hết mọi công tác trong hoạt động quản lý và BVMT đều đạt được một số thành tích nhất định, cụ thể:
Đối với tình trạng các KCN, làng nghề truyền thống không xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng ra vào sơng ngịi, kênh rạch khá phổ biến như hiện nay
37Phạm Thị Ngoan (2016), “Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp”, Tạp chí Tài
ngun và Mơi trường, số 5 (235)/2016, tr. 30.
38Nguyễn Trần Điện (2015), “Thực trạng công tác quản lý và thực hiện pháp luật về môi trường ở các làng nghề khu vực Bắc Đuống”. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2 (275)/2015, tr. 36.
35
thì hoạt động kiểm sốt ONMT đối với các nguồn gây ONMT tại đây đã được chú trọng. Đến cuối tháng 6 năm 2015, trong tổng số 214 KCN đang hoạt động trong cả nước có 166 khu công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 78%), 24 KCN đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải (chiếm 11%). Công tác kiểm tra, giám sát và BVMT làng nghề cũng được quan tâm. Theo đó, đã có 389/439 cơ sở gây ONMT nghiêm trọng cơ bản đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (chiếm 88,61%); cịn 50 cơ sở chưa hồn thành (chiếm 11,39%).
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những vi phạm tại các điểm nóng về mơi trường. Quá trình thanh kiểm tra đã lập biên bản và ban hành 162 quyết định xử phạt VPHC với tổng số tiền xử phạt khoảng 20,5 tỷ đồng và 18 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định39. Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra định kỳ theo quy định, Bộ Tài nguyên và Mơi trường cịn tăng cường việc thanh tra, kiểm tra đột xuất đã kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT. Ví dụ, đầu năm 2015, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã ký quyết định xử phạt hành chính 8 đơn vị có nhà máy sản xuất trong KCN Tằng Loỏng (tỉnh
Lào Cai)40. Trong đó, các VPHC thường tập trung vào nhóm hành vi vi phạm thủ
tục mơi trường; nhóm hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải. Đơn cử, trong quyết định xử phạt đối với Cơng ty Cổ phần hóa chất Phúc Lâm, 1 trong số 8 đơn vị trong KCN Tằng Loỏng bị xử phạt, ngày 11 tháng 2 năm 2015 của Tổng cục
mơi trường41
có các hành vi vi VPHC thuộc cả 2 nhóm hành vi trên như: xả nước thải vượt quy chuẩn về chất thải từ 10 lần trở lên; đổ chất thải rắn không đúng qui định về bảo vệ mơi trường; khơng có giấy xác nhận việc đã thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án. Tổng mức hình phạt là 219.666.300 đồng. Bên cạnh đó, buộc Cơng ty Cổ phần hóa chất Phúc Lâm phải rà soát hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải trước khi thải ra mơi trường; phải xây dựng, hồn thiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ mơi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; phải có biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn 3 tháng. Như vậy, với những hình thức xử lý mà Tổng cục
39Phương Anh, “Quản lý môi trường 6 tháng đầu năm 2015: Quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm”, http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-va-phat-trien/201507/quan-ly-moi-truong-6-thang-dau-nam- 2015-quyet-liet-co-trong-tam-trong-diem-604073/, truy cập ngày 01/6/2016.
40Phạm Ngọc Triển, “Lào Cai: 8 doanh nghiệp trong KCN Tằng Loỏng bị xử phạt vì gây ơ nhiễm”, http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-va-phat-trien/201503/lao-cai-8-doanh-nghiep-trong-kcn-tang- loong-bi-xu-phat-vi-gay-o-nhiem-573837/, truy cập ngày 12/7/2016.
41
36
trưởng, Tổng cục môi trường áp dụng, căn cứ vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP là hoàn toàn hợp lý, đặc biệt đối với những biện pháp khắc phục hậu quả buộc đối tượng vi phạm phải nhanh chóng khơi phục lại tình trạng của mơi trường, đảm bảo tính răn đe đối với vi phạm.
Ngồi ra, cơng tác tun truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân trong việc BVMT cũng đã được chú trọng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo, internet…, đã từng bước chuyển biến nhận thức, tư tưởng của một bộ phận khơng ít người dân trong việc chấp hành theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hầu hết các quyết định đã xử lý đều được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục nên hầu như khơng có khiếu nại nào. Điều đó cho thấy các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền trong cơng tác xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT đã rất quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ được giao với mục tiêu vừa nhanh chóng, kịp thời, tránh bỏ lọt vi phạm, vừa đảm bảo tính cơng minh, đúng pháp luật phù hợp với nguyên tắc trong xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT .
2.1.3 Một số hạn chế, khó khăn trong cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Bên cạnh những mặt tích cực kể trên, cơng tác xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT hiện này vẫn còn một số hạn chế sau:
Một là, mặc dù số hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT ngày càng nhiều.
Song, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì số hành vi vi phạm bị xử lý lại rất ít. Trong 6 tháng đầu năm 2016, đã phát hiện 7079 vụ vi phạm quy định về BVMT trên địa bàn cả nước, đây chỉ là một phần nhỏ so với thực tế vi phạm. Tuy nhiên, chỉ có 2501 vụ được xử lý. Như vậy, số vụ xử lý chưa bằng một nữa số vụ đã phát hiện. Đây là một trong những hạn chế rất lớn vì đã bỏ lọt nhiều vi phạm. Theo tác giả, các hành vi vi phạm môi trường thường gặp khó khăn trong việc xử lý bởi các nguyên nhân như: việc xác định mức độ vi phạm phải thông qua những biện pháp khoa học kỹ thuật, phương tiện hiện đại, tốn nhiều thời gian, chi phí nên khơng dễ xác định. Để minh chứng cho điều này, tác giả có thể dẫn đến một sự cố mơi trường đặc biệt nghiêm trọng gần đây. Đó là hiện tượng tơm, cá “chết trắng” biển ở 4 tỉnh ven biển miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Diễn ra từ đầu tháng 4 năm 2016, do hành vi xả thải có chứa các thơng số môi trường nguy hại vào môi trường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Sự cố môi trường nghiêm trọng này đã gây ra thảm họa lớn cho cuộc sống của ngư dân 4 tỉnh miền Trung nói riêng và chất lượng mơi trường biển của đất nước nói chung. Tuy nhiên, hành vi gây ONMT nghiêm trọng
37
này lại không được các cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện kịp thời. Sự việc chỉ được phát hiện khi ngư dân phát hiện cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ và báo cho các cấp chính quyền địa phương. Mặc khác, tuy sự cố mơi trường nghiêm trọng xảy ra khiến môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng nhưng để xác định được nguyên nhân và thủ phạm để truy cứu trách nhiệm đã phải mất hơn 3 tháng để điều tra, với
sự tham gia nghiên cứu của hơn 100 nhà khoa học trong và ngoài nước42. Điều này
chứng tỏ quá trình tìm ra nguyên nhân của những sự cố môi trường nghiêm trọng tốn rất nhiều thời gian và chi phí, gây ảnh hưởng đến tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân. Bên cạnh đó, hậu quả về môi trường do VPHC gây ra là rất lớn nhưng nhiều trường hợp hậu quả không xảy ra ngay mà phải sau một khoảng thời gian dài mới phát hiện. Đến lúc đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hành chính đối
với vi phạm đã hết nên không thể xử lý43, đó cũng là một nguyên nhân khiến nhiều
hành vi VPHC nhưng không thể xử lý. Ví dụ, trong quyết định số 170/QĐ-
XPVPHC44 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đối với Cơng ty Cổ phần
Hóa chất Phúc Lâm, Đồn kiểm tra đã phát hiện cơng ty này có hành vi khơng có giấy xác nhận việc đã thực hiện các cơng trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của dự án theo quy định tại điểm q, khoản 1, Điều 9 Nghị định 179/2013/NĐ-CP nhưng lại không thể ra quyết định xử phạt do thời hiệu xử phạt đã hết, dẫn đến có nhiều trường hợp hành vi vi phạm bị bỏ lọt.
Hai là, vẫn còn nhiều hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT khiến “dân kêu
trời” nhưng vẫn chưa được xử lý nghiêm minh, do sự đùn đẩy hoặc thiếu trách
nhiệm của một số chủ thể có thẩm quyền trong việc giải quyết vi phạm. Ví dụ, Cơng ty Tấn Minh sản xuất sắt, kẽm ở xã Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Mơn) có hành vi xả mùi hơi, bụi sắt ảnh hưởng cuộc sống của người dân sống xung quanh. Người dân đã phản ánh nhiều đến các cấp chính quyền nhưng 5 năm qua cơng ty vẫn hoạt động và tiếp tục gây ô nhiễm. Hàng năm, chỉ bị xử phạt rồi hoạt động tiếp chứ
khơng bị di dời hoặc đình chỉ hoạt động45, gây bức xúc mạnh cho bộ phận dân cư
sống xung quanh khu vực. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cịn chưa chủ động trong việc thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến các cơ sở gây ONMT mà chủ yếu các vụ vi phạm được phát hiện do người dân phản ảnh.
42Cầm Văn Kình, “Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD”,
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160630/hop-bao-cong-bo-nguyen-nhan-ca-chet-o-mien- trung/1127815.html, truy cập ngày 01/7/2016.
43Điểm a, khoản 1, Điều 6 Luật XLVPHC 2012 quy định thời hiệu để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường là 2 năm.
44Xem thêm ở phục lục.
45Thiên Ngơn, “Ơng Đinh La Thăng đề nghị cách chức trưởng phịng huyện Hóc Mơn”,
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-dinh-la-thang-de-nghi-cach-chuc-truong-phong-huyen-hoc-mon- 3405775.html, truy cập ngày 01/6/2016.
38
Ba là, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý những hành vi VPHC trong BVMT cịn
tình trạng báo trước nên nhiều doanh nghiệp, cơ sở có vi phạm đã kịp phi tang dấu vết, dẫn đến thực trạng khó khăn trong việc xác định mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả nên nhiều trường hợp dễ bỏ lọt vi phạm. Các đối tượng vi phạm thường chọn thời điểm đêm tối, mưa gió, để thực hiện hành vi nên dấu vết, chứng cứ vi phạm rất dễ bị phi tang. Vì vậy, lực lượng làm nhiều vụ thường phải mật phục, theo dõi, bám sát địa bàn hoạt động trong một thời gian dài, dùng mọi biện pháp nghiệp vụ mới bắt được quả tang, có đủ chứng cứ mới xử lý được vi phạm.