Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 35 - 39)

1.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

1.3.3 Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thủ tục xử lý VPHC cũng là một thủ tục hành chính. Đó là tổng thể các quy phạm bắt buộc phải tuân theo khi tiến hành thành lập, thay đổi, giải thể, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động của các tổ chức khi ban hành các văn bản hành chính, khi thực hiện các hành vi hành chính30. Trong lĩnh vực BVMT cũng vậy, để xử lý VPHC chủ thể có thẩm quyền phải tuyệt đối tuân theo các bước mà pháp luật quy định xuyên suốt quá trình từ khi phát hiện có hành vi VPHC cho đến khi giải quyết xong VPHC. Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định thủ tục xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT được thực hiện theo các quy định của

30

30

Luật XLVPHC 2012. Căn cứ vào nội dung và mục đích của thủ tục, người ta chia

thủ tục xử lý VPHC ra làm 2 loại: Thủ tục đơn giản và thủ tục thông thường31.

Trước khi tiến hành 1 trong 2 thủ tục này, pháp luật đưa ra quy định người có thẩm quyền xử lý phải ra lệnh “buộc chấm dứt hành vi vi phạm”, thể hiện sự dứt khoát của nhà nước trong việc xử lý vi phạm. Chủ thể có thẩm quyền thực hiện biện pháp này không yêu cầu phải là chủ thể có thẩm quyền xử phạt chỉ cần người đó có thẩm quyền đang thi hành cơng vụ phát hiện có hành vi vi phạm trong lĩnh vực nào đó thì có quyền u cầu buộc chấm dứt hành vi bằng lời nói, văn bản, hoặc hình

thức khác theo quy định của pháp luật 32.

Thủ tục đơn giản: Thủ tục này được áp dụng trong lĩnh vực BVMT với trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000

đồng đối với tổ chức33. Khi tiến hành việc xử lý những VPHC trong lĩnh vực

BVMT theo thủ tục này người có thẩm quyền khơng phải lập biên bản về VPHC mà ra quyết định xử phạt VPHC tại chỗ trừ trường hợp phát hiện VPHC nhờ có sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Thủ tục thơng thường: Trong lĩnh vực BVMT, thủ tục này được áp dụng đối

với những VPHC không thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Việc áp dụng thủ tục thông thường trong lĩnh vực BVMT thường gồm các giai đoạn sau:

Thứ nhất: Lập biên bản VPHC.

Việc lập biên bản VPHC trong lĩnh vực BVMT cũng như trong các lĩnh vực khác là yêu cầu bắt buộc. Đó là căn cứ pháp lý để có cơ sở tiến hành xử lý VPHC. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm những người có thẩm quyền xử phạt và cả những người có thẩm quyền đang thi hành công vụ để thực hiện việc quản lý nhà nước (khơng có thẩm quyền xử phạt) để kịp thời phát hiện và xử lý những VPHC một cách nhanh chóng và triệt để nhất có thể.

Trên thực tế, biên bản xử lý VPHC có vai trị hết sức quan trọng. Thể hiện ở chỗ, hiện nay có rất nhiều trường hợp người phát hiện hành vi lập biên bản xử lý vi phạm nhưng lại khơng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, trong những trường hợp này, biên bản xử lý đã được lập sẽ có giá trị chứng minh cho vi phạm của chủ thế đã bị lập biên bản để khi chuyển cho người có thẩm quyền xử lý họ sẽ lấy đó làm căn cứ để đưa ra quyết định xử phạt.

31Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr. 562.

32Điều 55 Luật XLVPHC 2012.

33

31

Thứ hai: Ra quyết định xử lý VPHC.

Sau khi chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC xem xét hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT thấy có đủ căn cứ để tiến hành xử lý VPHC thì sẽ ra quyết định xử lý. Để ra quyết định xử lý phù hợp, chủ thể có thẩm quyền phải xem xét một cách kỹ lưỡng tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có).

Thời hạn ra quyết định xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT là 7 ngày kể từ ngày lập biên bản, đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp thì 30 ngày và có hiệu lực kể từ ngày ký. So với quy định trước thì quy định này đã có sự rút ngắn hơn về thời hạn nhằm đảm bảo sự khẩn trương, kịp thời trong công tác xử lý VPHC trong BVMT. Quá thời hạn nêu trên, chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC khơng có quyền ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm nhưng vẫn có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Thứ ba: Thi hành quyết định xử lý VPHC.

Sau khi chủ thể có thẩm quyền đã ra quyết định xử lý, cá nhân, tổ chức bị xử lý phải thi hành đúng, đầy đủ các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả đã ban hành trong quyết định. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Trong lĩnh vực BVMT, nếu không thi hành quyết định xử lý VPHC chủ thể có thể bị áp dụng một số biện pháp cưỡng chế như: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá… hoặc một số biện pháp cưỡng chế đặc biệt đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong BVMT mà không chấp hành việc thi hành quyết định xử lý VPHC như: ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ có liên quan; cưỡng chế tháo dỡ cơng trình, máy móc, thiết bị…

Xử lý VPHC trong BVMT là hoạt động quan trọng trong cơng tác đấu tranh phịng chống những hành vi VPHC. Vì vậy, Luật XLVPHC 2012 và Nghị định 179/2013/NĐ-CP đã quy định đầy đủ, chặt chẽ hơn thủ tục xử lý những hành vi VPHC. Thực hiện đúng và đầy đủ những quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của một số chủ thể được nhà nước trao quyền, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể.

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT là một bộ phận của hệ thống pháp luật BVMT, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan hệ phát sinh đối với những hành vi VPHC và việc xử lý những hành vi vi phạm đó. Để giải quyết một số vấn đề mang tính lý luận, ở chương 1, tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, cấu thành, các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT. Cụ thể, hiện nay pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT điều chỉnh đối với các VPHC thuộc 7 nhóm hành vi:

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thủ tục môi trường (cam kết BVMT, báo cáo

đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT);

- Nhóm hành vi gây ONMT;

- Nhóm hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về BVMT (trong hoạt động nhập khẩu máy

móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; trong hoạt động du lịch và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và thực hiện phịng, chống, khắc phục ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường);

- Nhóm các hành vi vi phạm về đa dạng sinh học;

- Nhóm các hành vi cản trở hoạt động thanh tra kiểm tra môi trường;

- Nhóm các hành vi VPHC có liên quan đến lĩnh vực BVMT quy định tại các Nghị

định khác có liên quan.

Có thể khẳng định, để ngăn ngừa và hạn chế mọi VPHC trong lĩnh vực BVMT thì các quy định về xử lý VPHC giữ vai trị vơ cùng quan trọng. Trên cơ sở khái quát VPHC trong lĩnh vực BVMT, tác giả tiếp tục nghiên cứu khái niệm, sự cần thiết, các nguyên tắc, thẩm quyền, các hình thức, thủ tục xử lý VPHC trong lĩnh vực này. Đây là nội dung chủ yếu và giữ vài trò quan trọng, đặc biệt là các hình thức xử lý VPHC gồm: hình thức xử phạt (phạt chính và phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này nói riêng và tất cả các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT nói chung sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc đẩy lùi mọi VPHC, đảm bảo xây dựng môi trường sống trong sạch. Đây là phần quan trọng của khóa luận, vì những nội dung trình bày ở phần này sẽ làm nền tảng cho tác giả tiếp tục nghiên cứu thực trạng việc xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT trên thực tế và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực này.

33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MƠI

TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)