Thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 33 - 35)

1.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

1.3.2 Thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ

bảo vệ môi trường

Thẩm quyền xử lý những hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT là phạm vi quyền hạn của những cá nhân cụ thể, được nhà nước trao quyền áp dụng các hình thức xử lý, mức xử phạt đối với những hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT. Việc xử lý những hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT được giao cho nhiều chủ thể khác nhau. Theo quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP, thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT thuộc về các chủ thể sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp; Công an nhân dân; Thanh tra chuyên ngành và một số lực lượng khác  Thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND các cấp

- Đối với Chủ tịch UBND cấp xã: Khoản 1 Điều 50 Nghị định 179/2013/NĐ-CP

quy định Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5.000.000

28Khoản 3 Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP.

28

đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị đến 5.000.000 đồng; áp dụng 4/13 biện pháp khắc phục hậu quả.

- Đối với Chủ tịch UBND cấp huyện: Khoản 2 Điều 50 Nghị định 179/2013/NĐ-

CP quy định Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị đến 50.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấp phép mơi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền; áp dụng 11/13 biện pháp khắc phục hậu quả.

- Đối với Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Khoản 3 Điều 50 Nghị định 179/2013/NĐ-CP

quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền lên đến 1.000.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấp phép mơi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 179/2013/NĐ- CP.

Như vậy, thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND các cấp trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP đã được cụ thể hóa và tăng mức phạt hơn trước. Mức phạt tối đa của Chủ tịch UBND cấp xã và cấp tỉnh đã tăng gấp đôi so với Nghị định 117/2009/NĐ-CP, đáp ứng được yêu cầu phịng chống vi phạm, đảm bảo tính răn đe, giáo dục. Mặc dù, Chủ tịch UBND các cấp đều có thẩm quyền quản lý chung ở từng đơn vị nhưng phạm vi áp dụng các hình thức xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT giữa các cấp là khác nhau. Chỉ có Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh mới có quyền áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép môi trường hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cịn Chủ tịch UBND cấp xã khơng có quyền này. Bên cạnh đó, thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC của Chủ tịch UBND cấp xã và cấp huyện bị hạn chế hơn so với Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Thẩm quyền xử lý của Công an nhân dân

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, bên cạnh những lực lượng thuộc Công an nhân dân được quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT như: Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phịng Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường; Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Nghị định đã bổ sung thêm một số lực lượng mới như: Trạm trường, Đội trường của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng đồn Công an, Trạm trường Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trường phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ. Đồng thời, mức xử phạt cũng được tăng hơn trước.

29

Thẩm quyền xử lý của Thanh tra chuyên ngành

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, bên cạnh những lực lượng Thanh tra chuyên ngành đã được quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP như: Thanh tra viên chuyên ngành BVMT; Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Chánh thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường, Tổng cục trường Tổng cục môi trường, một số chủ thể mới đã được bổ sung gồm: Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành BVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ; chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành BVMT; Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động BVMT và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành BVMT; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành BVMT của Bộ Tài ngun và Mơi trường.

 Ngồi những chủ thể nêu trên, Nghị định 179/2013/NĐ-CP còn bổ sung quy

định thẩm quyền xử lý cho: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa.

Nhìn chung, so với những quy định về thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực BVMT ở Nghị định 117/2009/NĐ-CP, thẩm quyền xử lý của các chức danh trong Nghị định 179/2013/NĐ-CP đều được điều chỉnh theo hướng tăng mức phạt của các chức danh. Bên cạnh đó, Nghị định 179/2013/NĐ-CP cịn có sự phân định rõ ràng thẩm quyền xử lý. Theo đó, chỉ có Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trường Tổng cục môi trường, Cục trưởng Cục kiểm sốt ơ nhiễm có thẩm quyền xử phạt đối với tất cả vi phạm quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP còn những chủ thể khác đều bị giới hạn thẩm quyển xử phạt.

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)