2.1.1. Điều kiện tự nhiên vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Vị trí địa lý :Huyện Ba Bể nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Kạn, phía bắc và đông bắc giáp huyện Bảo Lạc và huyện Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang , phía tây nam là huyện Chợ Đồn, phía nam giáp huyện Bạch Thông, phía đông giáp huyện Ngân Sơn.
Vƣờn Quốc gia Ba Bể có tọa độ là 105°36′55″ kinh Đông, 22°24′19″ vĩ Bắc. Nó nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thƣơng, Quảng Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vƣờn quốc gia này cách thị xã Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía Bắc. Vƣờn có diện tích 7.610 ha (30 km²), trong đó: Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.266,2 ha, khu phục hồi tái sinh rộng 4.083,4 ha, khu dịch vụ hành chính 301,4 ha.
- Địa hình: Địa hình khá phƣ́c tạp , bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao . Vƣờn có độ cao so với mực nƣớc biển là từ 150 m đến 1.098 m. Ở phía tây nam của vƣờn có dãy núi Phia Boóc, có các điểm cao từ 1.505 m đến 1.527 m.
- Khí hậu thuỷ văn: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới, chịu ảnh hƣởng đặc trƣng của khí hậu miền núi, hàng năm có bốn mùa nhƣng ở đây duy nhất là hai mùa (mùa mƣa và mùa khô). Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm, mƣa nhiều, nhiệt độ bình quân năm là 22 - 240
C. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm thấp, rét, khô hạn, đây là thời kỳ dễ xảy ra cháy rừng.
- Thổ nhưỡng:Chủ yếu là nhóm đất đất feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá phiến thạch, sa thạch. Loại đất này thƣờng nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thƣờng xuyên xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhƣng đất có độ phì cao và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhóm đất dốc tụ, rửa trôi lắng đọng loại đất này có thành phần cơ giới biến động khá mạnh nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng.
Trong khu vực điều tra ở những nơi rừng già có lƣợng hàm lƣợng mùn nhiều hơn, tầng A1 phát triển hơn và mầu sẫm hơn, tầng B có hàm lƣợng mùn khá lớn, có nơi có cả tầng AB. Độ dày tầng đất thuộc loại trung bình, nhiều nơi có đá lẫn với hàm lƣợng khá lớn.
- Thảm thực vật rừng: Với trung tâm là hồ Ba Bể (hơn 300 ha diện tích mặt hồ), khu vƣờn quốc gia này là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét đặc trƣng của hệ sinh thái điển hình rừng thƣờng xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thƣờng xanh đất thấp. Trung tâm của vƣờn là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng 800 m. Nằm trên độ cao 178 m, hồ Ba Bể là "hồ tƣ̣ nhiên trên núi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam ". Nằm trên vùng núi đá vôi, vốn có rất nhiều hang động caxtơ…. mà hồ vẫn tồn tại với cảnh đẹp mê ngƣời là điều diệu kì, hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng. VQG Ba Bể có 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm có giá trị đƣợc ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới. Các loài cây gỗ quý, hiếm nhƣ: Nghiến, Đinh, Lim, Trúc dây…trong đó, Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thƣờng mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức mành xung quanh hồ. Đây là khu vực đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á . Với 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này.
Khu hệ động vật rất phong phú với 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17 loài lƣỡng cƣ, 322 loài chim, 106 loài cá, 553 loài côn trùng và nhện. Trong đó có nhiều loài có giá trị, quý hiếm đã đƣợc Việt Nam và Quốc tế ghi vào Sách Đỏ. Về khu hệ cá, hồ Ba Bể và các sông suối phụ cận có đến 106 loài cá đƣợc xác định phong phú nhất ở Việt Nam , bởi các hồ khác nhƣ hồ Lắc cũng chỉ có 35 loài, hồ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tây - 36 loài, hồ Châu Trúc - 47 loài... VQG Ba Bể còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự có mặt của một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu nhƣ Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi) và Cầy vằn bắc (Hemigalus owstoni), mặc dù vậy số lƣợng Voọc đen má trắng hiện còn tồn tại trong khu vực rất ít .
2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Vị trí địa lý : Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Bắc, có toạ độ địa lý là:105051’05’’ đến 106008’38’’ kinh độ Đông; 21045’12’’ đến 21056’30’’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới Tỉnh Bắc Kạn. Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Phía Nam giáp với các huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Với tổng diện tích đất quy hoạch vùng lõi khu rừng đặc dụng là 18.858,9ha.
- Địa hình: Bị c hia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành. Chúng có đặc điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình chính nhƣ sau:
+ Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm điện tích khá lớn, có độ cao dƣới 800 m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp vùng đệm của Khu bảo tồn.
+ Núi kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hầu hết diện tích của Khu bảo tồn, chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 800 m. + Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất: Nhóm này có địa hình thấp, bằng phằng, ở giữa những dãy núi thƣờng xuất hiện những con sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân chúng thuộc vùng đệm Khu bảo tồn.
- Khí hậu thủy văn : Khí hậu nóng ẩm, mƣa mùa, khá lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh hƣởng bởi hoàn cảnh địa lý, địa hình của dãy núi Bắc Sơn (bắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguồn từ Bắc Sơn dến Võ Nhai, Đồng Hỷ) tạo ra kiểu khí hậu đặc sắc, khắc nghiệt hơn so với các vùng khác trong tỉnh, nóng nhiều về mùa hè, lạnh hơn và thƣờng có sƣơng muối vào mùa đông.
Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,30C; nhiệt độ không khí tối thấp trung bình năm 19,3 0C, nhiệt độ không khí tối cao trung bình năm 26,90
C. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1400mm đến 1600 mm. Đặc điểm nổi bật của hệ thống thuỷ văn trong Khu bảo tồn thiên nhiên là: Mật độ dòng chảy bề mặt thấp do điều kiện địa hình núi đá vôi, nhiều hang động Các-xtơ và suối ngầm.
- Thổ nhưỡng: Qua điều tra, đất đai tại khu bảo tồn gồm 2 loại chính:
- Nhóm đất màu nâu đỏ (feranit) trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi đá: Loại đất này thƣờng nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thƣờng xuyên xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhƣng đất có độ phì cao nên thƣờng bị đồng bào phát nƣơng làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua (Ph=5,5-6,5), tầng B phát triển mạnh và có mầu đỏ tƣơi rất dễ nhận biết.
- Loại đất đỏ vàng hoặc vàng xám trên phiến thạch sét và đá biến chất: Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn. Tầng đất của nó từ mỏng đến trung bình và dày. Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi đất có độ cao dƣới 300-600 m, loại đất này có thành phần cơ giới biến động khá mạnh nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng nói chung, trên các loại đá biến chất có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá phiến thạch sét. đất thuộc loại chua, kết cấu kém hơn loại đất trên.
Trong khu vực điều tra có độ cao trên 600-700 m vùng núi đất cũng xuất hiện loại đất này, nhƣng loại đất này ở vùng cao, còn rừng già nên có lƣợng mùn nhiều hơn, tầng A1 phát triển hơn và mầu sẫm hơn, tầng B có hàm lƣợng mùn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
khá lớn, có nơi có cả tầng AB. Độ dày tầng đất thuộc loại trung bình, nhiều nơi có đá lẫn với hàm lƣợng khá lớn, đất thuộc loại chua.
- Thảm thực vật rừng: Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, thành phần thực vật ở khu bảo tồn lên tới 1.096 loài, 645 chi, 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau. Các loài cây điển hình trong khu vực là: Nghiến gân ba, Trai lý, Trai đại bao, Đẻn, Thị đá, Táo sạn nam bộ, Ô rô...
Số họ có số lƣợng loài từ trung bình trở lên là 50 họ. Trong khi đó số họ có số loài đạt mức dƣới trung bình là 110 họ, chiếm 68,7% tổng số họ thực vật. Đặc biệt, số họ có 1 loài lên tới 33 họ đã chứng tỏ tính đa dạng về họ thực vật ở khu vực này. Dùng cách đánh giá của tác giả Tolmachop A.L (1974) cũng đã khẳng định điều đó. Theo Tolmachop A.L: Khu hệ thực vật có 10 họ có số loài nhiều nhất chiếm tỷ lệ < 50% tổng số loài đƣợc đánh giá là đa dạng về họ, còn trên 50% là không đa dạng về họ. Sử dụng cách đánh giá này, ta chọn ra 10 họ thực vật có số loài lớn nhất ở khu bảo tồn
Đa số các loài động vật ở đây có ƣu thế là thích nghi với điều kiện địa hình hiểm trở, có khả năng vận động kiếm ăn tốt nơi địa hình phức tạp. Kết quả khảo sát sơ bộ đã thống kê đƣợc 295 loài trong 93 họ, 30 bộ, 5 lớp động vật có xƣơng sống.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Có 613 hộ (trên 3.500 khẩu) đang sinh sống trong vùng lõi của vƣờn Quốc gia và thêm 15.420 ngƣời sống tại vùng đệm. Đại đa số những ngƣòi này thuộc nhóm dân tộc Tày đã sống ở đây từ lâu đời dẫu rằng ngƣời Nùng và ngƣời Dao cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số cƣ dân trong vùng, tiếp theo là ngƣời Hmông và ngƣời Kinh mới đến đây sinh sống ít lâu. Mật độ dân số trung bình 69/ngƣời/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,8%. Lao động qua đào tạo còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
chiếm tỷ lệ thấp (10% lực lƣợng lao động xã hội). Thu nhập bình quân đầu ngƣời: 2,5 triệu đồng (Số liệu thống kê cuối năm 2008).
Mạng lƣới y tế đã đƣợc bổ sung, mỗi xã đều có trạm y tế và các y tế thôn bản. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế hoạch hoá gia đình. Giáo dục: Trong khu vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất song cũng đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tƣ cho xây dựng các trƣờng học khang trang, đảm bảo cho con em đến trƣờng. Văn hoá: Một số xã có hệ thống loa truyền thanh, phục vụ cho việc cung cấp thông tin cho nhân dân về các mặt: văn hoá, giáo dục, chuyển giao công nghệ, chính sách mới của Đảng, nhà nƣớc… Mỗi xóm có 1 nhà văn hoá, phục vụ cho các hoạt động giao lƣu văn hoá, hội họp của nhân dân địa phƣơng.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa , Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2007, dân số trong vùng là 20.411 nhân khẩu, sinh sống tại 4.446 hộ gia đình, trên địa bàn 66 thôn bản, thuộc 6 xã và 1 thị trấn, Mật độ dân số trong vùng bình quân là: 42 ngƣời/km2. Phân bố dân cƣ không đều, đa số các thôn bản tập trung ở thung lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nƣớc và dọc theo các trục đƣờng giao thông.
Tổng số lao động trong vùng là 9.101 lao động chiếm 44,6% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu: chiếm 85,7%; lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục.
Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày có số dân đông nhất chiếm 42,4%. Dao chiếm 23,4%. Dân tộc Nùng chiếm 16,0%. Dân tộc Kinh chiếm 10,7%. Dân tộc Mông chiếm 7,4%. Còn lại dân tộc khác chiếm 0,1%.
Điều kiện kinh tế : Theo kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội, cuộc sống của nhân dân trong khu vực còn ở mức thấp. Tổng sản lƣợng lƣơng thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
bình quân năm đạt: 9.208,8 tấn. Trung bình đạt 451kg/ngƣời/năm. Thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/ngƣời/năm. Số hộ nghèo trong khu vực là 1.735 hộ, chiếm 39% tổng số hộ. Do cuộc sống khó khăn, ngƣời dân thƣờng xuyên vào rừng kiếm củi, khai thác gỗ... để kiếm sống đã tác động xấu đến rừng.
Giao thông trong vùng chƣa phát triển. Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần 150 km đƣờng ô tô. Trong đó chỉ có 13 km đƣờng nhựa, còn lại là đƣờng cấp phối và đƣờng đất. Tất cả các xã trong vùng đều đã có đƣờng ô tô đến đƣợc trung tâm xã. Tuy nhiên chất lƣợng đƣờng rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mƣa lũ. Ngoài ra còn hàng trăm km đƣờng mòn dân sinh trong các xã, thôn bản, mặt đƣờng nhỏ hẹp, chất lƣợng xấu.
Thủy lợi: Do địa hình trong khu vực phức tạp, chủ yếu là núi đá, bị chia cắt mạnh nên đa phần các thửa ruộng nằm trong các thung lũng, diện tích nhỏ, việc đầu tƣ xây dựng hệ thống thủy lợi tƣới tiêu rất khó khăn.
Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện lƣới quốc gia. Tuy nhiên, đƣờng điện mới chỉ đƣợc kéo đến các trung tâm xã và một số thôn bản nằm ven đƣờng giao thông chính của xã. Các bản nằm xa trục đƣờng chính vẫn chƣa đƣợc sử dụng điện. Hiện tại, một số hộ sử dụng máy thủy điện nhỏ và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình..
Y tế: Các xã trong khu vực đều đã xây dựng trạm y tế đặt ở trung tâm xã. Tại các trạm y tế các xã có 10 bác sỹ, 14 y sỹ, 7 y tá hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng. Ngoài ra còn có 70 cộng tác viên tham gia y tế cộng đồng, 9 y sỹ hoạt động y tế học đƣờng. Tuy lực lƣợng cán bộ y tế đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng do đội ngũ cán bộ y tế chƣa đồng đều, trình độ chuyên môn chƣa cao, cơ sở vật chất và thuốc men còn thiếu nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng nhƣ công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong nhân dân còn hạn chế.
- Giáo dục: Toàn bộ khu vực có 27 trƣờng, 275 lớp với 4 cấp học: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Các trƣờng ở thị trấn và ở trung tâm các xã đƣợc xây dựng khá khang trang nên điều kiện học tập đã cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Còn lại một số trƣờng ở các thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn