Giải pháp về quản lý sử dụng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 78 - 94)

Việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân quản lý gắn với trách nhiệm sẽ tạo ra một cách quản lý sử dụng rừng một cách bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chuyển đổi nhận thức từ bảo vệ đơn thuần các loại cây rừng nhƣ bảo vệ môi trƣờng sinh thái vừa đảm bảo đƣợc khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ƣu.

Chú trọng kiểm tra quá trình khai thác sử dụng của ngƣời dân, kiểm soát quá tình lƣu thông, tiêu thụ sản phẩm là biện pháp góp phần bảo vệ các loại rau rừng.

Bảo vệ rừng là trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Coi trọng việc xây dựng phát triển lực lƣợng bảo vệ rừng chuyên trách, bán chuyên trách ở các địa phƣơng để có đủ năng lực ứng phó nhanh chóng với những vụ vi phạm pháp luật và thiên tai nhƣ cháy rừng, sâu bệnh hại...

Bảo tồn rừng phải kết hợp giữa bảo tồn tại chỗ với bảo tồn ngoài nơi cƣ trú tự nhiên trên diện rộng.

Từng bƣớc bƣớc tăng cƣờng vai trò của các hiệp hội, của những ngƣời tiêu dùng lâm sản và sử dụng các dịch vụ từ rừng trong công tác bảo vệ rừng.

Coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ các loài rau rừng có giá trị cho mọi tầng lớp nhân dân và nhà nƣớc giành kinh phí thỏa đáng cho nhiệm vụ chính trị này.

Đối với ngƣời dân cần khai thác, sử dụng hợp lý nguồn rau rừng có giá trị, không khai thác bừa bãi đồng thời cần khoanh nuôi, cải tạo để nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

4.6.3. Giải pháp về chính sách và kinh tế

Xuất phát từ việc quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững các loài rau rừng có giá trị chúng tôi đề xuất các giải pháp về chính sách và kinh tế nhƣ sau:

Cần có nhiều hơn nữa cơ chế chính sách trong lâm nghiệp. Để làm tốt những chính sách trong lâm nghiệp, thì chúng ta cần phải có sự nghiên cứu chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiết hơn nữa. Cần “gia công” thêm các khái niệm trong Lâm nghiệp cho chính xác (Ví dụ nhƣ việc xác định hiện trạng rừng, Khái niệm về điều chế rừng…). Phải xác định rõ việc giao đất giao rừng cụ thể, xác định rõ quyền sử dụng cho các đối tƣợng đƣợc giao. Phải gắn đƣợc các chƣơng trình Lâm nghiệp với việc phát triển thị trƣờng cho từng chính sách cụ thể đó. Xác định lại việc phân chia 3 loại rừng và nên chia thành 2 loại lâm phần: Lâm phần không chuyển đổi – là loại lâm phần đƣợc sử dụng cho bảo về, phòng hộ, du lịch cảnh quan; Lâm phần chuyển đổi – là những khu vực có thể chuyển đổi sang rừng sản xuất hoặc đất sản xuất. Muốn làm tốt đƣợc những vấn đề trên thì việc đẩy mạnh xã hội hoá ngành lâm nghiệp và làm tốt công tác định giá rừng là những nghiên cứu mang tính cấp thiết.

Từng bƣớc tạo điều kiện để quyền sử dụng và sở hữu rừng chuyển thành hàng hóa một cách thuận lợi làm cho rừng thực sự trở thành nguồn vốn phát triển lâm nghiệp. Khuyến khích tích tụ đất đai để tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung bằng hình thức cá nhân hoặc tập thể góp cổ phần sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

Đẩy mạnh rà soát, xây dựng hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ, phát triển sử dụng rừng. Các phong tục và luật tục tốt của các địa phƣơng và dân tộc ít ngƣời cần đƣợc xem xét, kết hợp với pháp luật nhà nƣớc để xây dựng các quy ƣớc bảo vệ rừng.

Tăng cƣờng phân cấp quản lý nhà nƣớc về rừng cho chính quyền cấp huyện, xã, đặc biệt là trong công tác bảo vệ rừng. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp.

Tăng cƣờng phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi ngƣời dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về quy hoạch và đầu tƣ đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng: Tập trung tổ chức nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn năm 2025; xác định kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phục vụ chƣơng trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong giai đoạn đến năm 2010, 2015, 2020. Quy hoạch chi tiết từng loại rừng. Đầu tƣ đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng nông thôn.

Về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: Tăng cƣờng đầu tƣ cho các hoạt động khuyến nông, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học; chọn, tạo và sản xuất các giống cây giống có năng suất chất lƣợng cao đƣa vào sản xuất. Kết hợp giải quyết đồng bộ các yếu tố đầu vào - đầu ra sản phẩm. Xây dựng các mô hình điển hình để triển khai nhân rộng.

Về quản lý Nhà nƣớc và phát triển nguồn nhân lực: Tập trung củng cố, tăng cƣờng tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ rừng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới; tổ chức lại hệ thống khuyến nông, tƣ vấn hỗ trợ, xúc tiến thƣơng mại nông sản; thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc về bảo vệ, phát triển rừng.

Về kỹ thuật: Tập trung triển khai Chƣơng trình giống cây, giống con chất lƣợng cao và sản xuất nông sản chủ lực theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, ổn định, bền vững; chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản (sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, các chất kháng sinh trong sản xuất, chế biến…). Xây dựng và thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch, phòng chống úng ngập …

Về xúc tiến thƣơng mại, tiêu thụ nông sản: Tập trung nghiên cứu, xây dựng các các vùng rau sạch, an toàn, hình thành mối liên kết giữa ngƣời sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đƣợc tiêu thụ kịp thời và quyền lợi của các bên liên quan. Tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

quả các kênh phân phối đã hình thành (sản phẩm rau đã bán ở các chợ Khanh Ninh, Ba Bể hay ở thành phố Thái Nguyên). Nhân rộng phƣơng thức sản xuất, tiêu thụ theo các đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trƣờng, tạo nguồn thực phẩm cho thành phố, tham gia vào bình ổn giá cả. Hƣớng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa về giống cây trồng,.Tạo điều kiện và phát triển các hoạt động tƣ vấn, hỗ trợ nông dân trong công tác xúc tiến thƣơng mại, tiêu thụ lâm sản.

Về hội nhập kinh tế quốc tế: Tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế trong kĩnh vực lâm nghiệp. Tăng cƣờng vận động, thu hút và sử dụng có chiến lƣợc và đúng mục tiêu các nguồn vốn nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam nhằm phục vụ cho việc bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho ngƣời dân sống phụ thuộc vào rừng và nâng cao hiệu quả quản lý ngành lâm nghiệp. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chủ động hợp tác tích cực với các quốc gia, các viện nghiên cứu trong khu vực và trên thế giới trong các lĩnh vực đào tạo, khuyến lâm để đẩy nhanh trong việc tiếp cận các thành tựu khoa học. Tiếp tục thực hiện các thuận thuận đa phƣơng về môi trƣờng, các cam kết, công ƣớc quốc tế và Việt Nam tham gia.

Chính sách về tài chính và tín dụng: Tập trung và đầu tƣ đúng mức cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, khuyến nông, quản lý, bảo vệ rừng, xúc tiến thƣơng mại, tiêu thụ nông sản...

Xây dựng cơ chế bảo đảm cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp đƣợc tiếp cận vay vốn dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp từ các nguồn vốn đầu tƣ một cách bình đẳng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cần xây dựng môi trƣờng đầu tƣ minh bạch và ổn định, đảm bảo quyền lợi rõ ràng, cung cấp thông tin chính xác về cơ hội đầu tƣ và tài nguyên rừng để thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Đẩy mạnh công tác định giá rừng làm cơ sở cho các giao dịch về rừng. Xây dựng quỹ bảo vệ và phát triển rừng từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

Tăng ngân sách đầu tƣ của Nhà nƣớc cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống rừng hiện đại, điều tra quy hoạch rừng, đầu tƣ thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp cũng nhƣ hạ tầng nông thôn.

Tăng cƣờng khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo hƣớng hƣởng lợi trực tiếp từ rừng và các thu nhập khác từ rừng, tiếp tục nghiên cứu, đầu tƣ thỏa đáng cho phát triển nông lâm kết hợp và lâm sản ngoài gỗ để thay thế dần cơ chế khoán bằng tiền từ ngân sách nhà nƣớc hiện nay.

Nhà nƣớc có cơ chế hỗ trợ vốn ƣu đãi cho các hộ tham gia bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là các hộ nghèo, dân tộc ít ngƣời để phát triển sản xuất.

4.6.4. Giải pháp về xã hội

Hiện nay một số tỉnh nhƣ Sơn La, Yên Bái, Lai Châu đã làm tốt việc thực hiện việc giao đất rừng cho cộng đồng. Cộng đồng đƣợc hƣởng lợi rất nhiều từ chƣơng trình này góp phần lớn vào việc quản lý bảo vệ rừng. Vì vậy việc giao đất rừng cho cộng đồng quản lý là chƣơng trình cần đƣợc thực hiện nhân rộng ra các tỉnh khác.

Cần đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới mọi ngƣời dân, để cùng biết quản lý, sử dụng bền vững các loài rau rừng có giá trị.

Khai thác, sử dụng các loài rau một cách hợp lý, tuân thủ theo các quy định của Nhà nƣớc về quản lý bảo vệ thực vật rừng. Khi khai thác các lâm sản khác cũng cần chú ý khai thác đúng quy trình kỹ thuật để đảm bảo tránh ảnh hƣởng đến các loài cây khác. Đối với những nơi rừng sản xuất, rừng phòng hộ khi tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

động các biện pháp lâm sinh phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật lâm sinh để đảm bảo các loài phát triển tự nhiên.

Cần thực hiện hiện bãi bỏ chế độ nhiều giá, tiến tới thực hiện chế độ một giá đối với các lâm sản theo nguyên tắc giá thị trƣờng. Xóa bỏ tình trạng chia cắt thị trƣờng theo địa giới hành chính. Mở rộng lƣu thông hàng hóa lâm sản giữa các vùng trong cả nƣớc và quốc tế.

Cần mở rộng, đa dạng hóa các ngành nghề khai thác, chế biến các loài rau rừng có giá trị để tạo công ăn việc làm, cải thiện sinh kế của ngƣời dân làm nghề rừng. Nâng cao nhận thức, năng lực mức sống của ngƣời dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít ngƣời sống xung quanh khu vực.

Khuyến khích ngƣời dân, các tổ chức trồng thành vùng tập trung, có khả năng cung cấp lƣợng rau lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trƣờng hiện nay.

Các tỉnh cần có chính sách đãi ngộ để thu các dự án đầu tƣ vào trồng, chăm sóc, quản lý sử dụng bền vững các loài rau rừng có giá trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đƣợc thảo luận có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Rau sắng:

Tên khoa học: Meliantha suavis Pierre. Bộ Đàn hƣơng. Santalales. Thuộc họ Sơn Cam: Opiliaceae.

Phân bố ở một số tỉnh vùng núi miền Bắc và miền Trung nƣớc ta. Còn có ở Trung Quốc, Lào và Cam pu chia.

Đặc điểm sinh thái học: Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 4 - 8m, vỏ nhẵn, cành non 1 năm có màu xanh, cành khi già có màu trắng hơi vàng, có nhiều bì khổng xếp dọc thân với các vết trắng lốm đốm lỗ vỏ. Vết lá rụng hình tim. Lá đơn, mép lá nguyên, mọc cách hai mặt đều nhẵn, lá hình trứng dài, đỉnh lá hơi nhọn, có 6 gân bên, gân chính nổi rõ, khi non có màu xanh sẫm, khi già có màu nhạt hơn. Phiến lá dày và dòn, khi khô mặt trên nhƣ có cát mịn, lá non có vị ngọt đậm. Cuống lá to men thân dài từ 3 - 5 mm. Cụm hoa hình chùm bông phân nhánh mọc trên thân hoặc trên nách lá già, khi cụm hoa còn non có các hình vảy tam giác phủ kín đài rất nhỏ, cánh hoa 4 - 5, nhị đực 4 - 5 ngắn hơn cánh hoa, có đĩa mật, hoa lƣỡng tính có bầu một ô chứa một noãn. Quả hình trứng, dài 2 - 3 cm, khi chín đỏ sẫm, vỏ quả có vị chua, chứa 1 hạt. Hạt có lớp vỏ mỏng; nội nhũ nhiều dầu.

- Về chọn vùng trồng: Có thể mở rộng vùng trồng các tỉnh miền Bắc nƣớc ta có điều kiện lập địa phù hợp với yêu cầu của cây Rau Sắng.

- Rau Sắng là cây yêu cầu không cao lắm về đất đai, có thể trồng ở những nơi đất ẩm, mát và thoát nƣớc dƣới các tán rừng, các hốc đá, hoặc các thảm cây bụi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Không trồng rau Sắng ở những nơi đất đã thoái hoá mạnh, khô cằn sỏi đá, đất trống đồi núi trọc.

- Có thể trồng rau Sắng theo phƣơng thức hỗn giao hoặc thuần loài theo băng rộng hơn 10 m.

- Hạt rau Sắng dễ bảo quản, phải xử lý hạt trƣớc khi gieo bằng cách ngâm trong nƣớc sôi (95 -100 độ C), sau đó để nƣớc nguội dần đến 25-30 độ C và duy trì nhiệt độ này trong 2 ngày. Vớt hạt ra để ráo rồi đem gieo ngay hoặc có thể ủ cho nứt nanh rồi mới gieo. Có một số nơi lấy cây tái sinh trong rừng về trồng tại vƣờn rừng.

Một số yêu cầu lập địa cho việc chọn vùng trồng rau Sắng:

TT Nhân tố lập địa Yêu cầu phù hợp

I Khí hậu

- Lƣợng mƣa hàng năm - Nhiệt độ bình quân năm

2000 - 3000 22 - 250C

II Địa hình

- Độ cao so với mặt nƣớc biển - Độ dốc - Vị trí địa hình 160 - 700m 18 - 400 Chân, Sƣờn, Đỉnh III Thổ nhƣỡng - Loại đá mẹ - Độ sâu tầng đất - Thành phần cơ giới - Mùn ở tầng A

Macma axit, phiến thạch - Thịt nhẹ đến thịt nặng 4,5 - 5,5 5 - 10 cm IV Thực vật - Loại hình thực vật - Độ tàn che

IIB, IIIA1, IIIA2 0,4 - 0,7

Bò Khai

Tên khoa học: Erythropalum scandens Blume. Bộ Đàn Hƣơng: Santalales.

Thuộc họ Dƣơng đầu: Olacaceac

Phân bố ở khắp Việt Nam nhƣng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tập trung nhiều ở khu Đông Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang. Bò khai cũng phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Đặc điểm sinh thái học: Dây leo, thân gỗ, có cành mềm thòng xuống, vỏ cành 1 năm xanh, khi già có màu mốc trắng. Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 10 -15cm, rộng 5-7cm, có 3 gân gốc, 3-5 đôi gân bên; mặt dƣới mốc mốc; cuống lá dài 5-10cm, phù ở hai đầu và hơi dính vào phía trong phiến lá, tua cuốn ở nách lá dài 15-20cm thƣờng chẻ hai. Cụm hoa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (Trang 78 - 94)